Lý do Trung Quốc phản ứng gay gắt vụ suýt va chạm vệ tinh Mỹ
Vụ việc gần va chạm giữa vệ tinh của công ty SpaceX (Mỹ) và trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc với sự lên án mạnh mẽ từ Bắc Kinh đã phần nào cho thấy nỗi lo lắng của Trung Quốc.
Vệ tinh Starlink của SpaceX. Ảnh: Space.com
Trạm vũ trụ của Trung Quốc đã buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm vào vệ tinh Starlink của SpaceX đã đi vào phạm vi 4 km nguy cơ. Bắc Kinh sau đó gửi một lá thư đến Liên hợp quốc phàn nàn về hai vụ việc này.
Video đang HOT
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 30/12 đưa tin rằng 2 vụ gần va chạm xảy ra vào tháng 7 và tháng 10 đã cho thấy sự quan ngại của Bắc Kinh về việc quỹ đạo Trái Đất tầm thấp trở nên “chật chội” với sự hiện diện của các vệ tinh và mảnh rác vũ trụ có thể gia tăng nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.
Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Washington tránh vụ việc tương tự. Từ năm 2019, SpaceX đã phóng trên 1.900 vệ tinh lên vũ trụ và dự kiến đến khi chương trình của công ty được hoàn thành thì sẽ có tổng cộng 42.000 vệ tinh trong quỹ đạo.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Trung Quốc nhận định với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng: “Nếu các vệ tinh của SpaceX chiếm phần lớn quỹ đạo gần Trái Đất thì sẽ không còn nhiều cơ hội cho những quốc gia khác có thể phóng vệ tinh riêng”.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Zhou Chenming tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh đánh giá các vệ tinh Starlink có thể được chuyển đổi để theo dõi tên lửa Trung Quốc nhưng về ngắn hạn không phải là mối đe dọa với Bắc Kinh.
Chuyên gia về khoa học và công nghệ vũ trụ Huang Zhicheng chia sẻ với tờ Global Times rằng có khả năng vệ tinh Starlink được sử dụng để kiểm tra năng lực của Trung Quốc trong vũ trụ xem liệu thiết bị của nước này có thể chuyển động chính xác.
Ba phi hành gia của Trung Quốc bắt đầu sứ mệnh mới trên vũ trụ
Ngày 16/10, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 13 đưa phi hành đoàn lên module lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung để thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-13 rời khỏi bệ phóng ở Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc ngày 16/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết tên lửa Trường Chinh 2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 13, được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, phía Tây Bắc Trung Quốc, lúc 00h23 sáng 16/10 (giờ Bắc Kinh). Khoảng 582 giây sau khi phóng, tàu Thần Châu 13 tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo đã định sẵn. Sau khi đi vào quỹ đạo, tàu đã đến điểm hẹn tự động và "cập bến" thành công với module lõi Thiên Hà và tàu chở hàng Thiên Châu 2 và Thiên Châu 3. Các phi hành gia Trung Quốc sẽ lưu lại trong module lõi.
Đây là sứ mệnh bay thứ 21 kể từ khi chương trình không gian có người lái của Trung Quốc được phê duyệt và triển khai. Vụ phóng tàu vũ trụ Thần Châu 13 cũng là sứ mệnh thứ hai đưa các phi hành gia lên vũ trụ trong dự án xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.
Ba phi hành gia trong sứ mệnh mới nhất của Trung Quốc gồm: Trác Chí Cương (Zhai Zhigang) - chỉ huy và là người đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc; Vương Á Bình (Wang Yaping) - nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên lên trạm vũ trụ và thực hiện các hoạt động ngoài vũ trụ; và Ye Guangfu - phi hành gia mới lên vũ trụ.
Ba phi hành gia Trung Quốc trong sứ mệnh Thần Châu 13 dự kiến lập kỷ lục mới về thời gian thực hiện sứ mệnh không gian có người lái của Trung Quốc, vượt mốc 3 tháng mà phi hành đoàn Thần Châu 12 đạt được khi lưu lại trên trạm vũ trụ đang xây dựng từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay.
Trong thời gian trên trạm vũ trụ đang xây dựng của Trung Quốc, họ sẽ có nhiều hoạt động như vận hành các cánh tay cơ khí, thực hiện các hoạt động bên ngoài không gian và kiểm tra chuyển đổi module. Các phi hành gia cũng sẽ tiếp tục xác minh các công nghệ quan trọng liên quan đến việc phi hành gia ở lại quỹ đạo lâu dài, cũng như công nghệ về tái chế và hỗ trợ cuộc sống.
Trong năm nay, Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện 5 lần phóng tàu vũ trụ, gồm phóng module lõi Thiên Hà, tàu chở hàng Thiên Châu 2, sứ mệnh Thần Châu 12 đưa phi hành đoàn, tàu chở hàng Thiên Châu 3 và sứ mệnh Thần Châu 13.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...