Lý do khiến bạn ho dai dẳng không dứt khi chuyển mùa
Ho là triệu chứng, không phải là bệnh. Tuy nhiên, khi cơn ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày lại có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp.
Vi rút cảm lạnh: Ho dai dẳng diễn ra trong 3 tuần hoặc ít hơn có thể là do cảm lạnh. Thật không may, kiểu ho này – chủ yếu là ho khan, với một ít đờm trong – có thể kéo dài một tháng hoặc hơn sau khi các triệu chứng khác đã hết. Vi rút kích thích các đầu mút dây thần kinh ở đường hô hấp, và chúng có thể nhạy cảm trong một thời gian khá lâu.
Chảy dịch mũi sau: Nếu bạn ho (khan hoặc có đờm) kéo dài 8 tuần hoặc lâu hơn, bạn có thể đang bị chảy dịch mũi sau mạn tính – chất nhầy tích tụ trong các xoang và chảy xuống thành sau họng, tạo ra cảm giác ngứa họng gây ho. Loại ho này sẽ có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm.
Hen suyễn: Bệnh này có biểu hiện là thở khò khè và khó thở. Nhưng ở những người bị hen dạng ho, thì ho khan dai dẳng có thể là dấu hiệu duy nhất. Nó thường nặng hơn vào ban đêm, trong hoặc ngay sau khi hoạt động quá sức, khi bạn hít thở không khí lạnh hoặc khi gặp phải tác nhân gây dị ứng, như lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
Video đang HOT
Không chữa bệnh cảm lạnh: Nhiều người nghĩ rằng bệnh cảm lạnh sẽ tự khỏi sau 1 giấc ngủ nên rất chủ quan, không giữ gìn thân thể. Mà bệnh cảm lạnh dai dẳng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn ho mãi không thôi.
Trào ngược axit: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có liên quan với khoảng 25% các trường hợp ho mạn tính. Khi axit chảy ngược lên thực quản, nó có thể kích thích các đầu mút dây thần kinh, gây ho dai dẳng. Nhưng có thể rất khó chẩn đoán. Không phải ai bị GERD cũng bị ợ nóng. Nếu bạn bị ho sau bữa ăn, khi nằm ngủ vào ban đêm, hoặc khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc có những khi nói giọng khàn khàn cùng với ho, đó là những gợi ý về bệnh trào ngược.
Ho do thuốc: Nếu đang dùng thuốc cho bệnh cao huyết áp, bạn cũng có khả năng bị ho. Một nhóm thuốc, được gọi là chất ức chế ACE, hiệu quả cho điều trị huyết áp cao, nhưng lại có tác dụng phụ là gây ho khan cho khoảng 20% bệnh nhân.
Viêm phổi: Đôi khi ho có thể báo hiệu một bệnh nghiêm trọng hơn. Viêm phổi có thể phát triển khi nhiễm trùng hô hấp lan xuống phổi, khiến các phế nang tích đầy mủ. Điều này gây ra khó thở và ho có đờm, đôi khi đau. Bệnh có thể đe dọa tính mạng trong một vài ngày. Nếu bạn ho ra nhiều đờm màu xanh lá cây hoặc máu, khó thở hoặc khó chịu ở ngực, cần đi khám bác sĩ.
Bệnh ho gà: Bệnh này đang quay trở lại, với hơn 18.000 trường hợp được báo cáo ở Mỹ năm 2015. Tên bệnh đến từ tiếng rít như tiếng gà kêu khi người bệnh thở hổn hển sau một cơn ho dài rũ rượi. Bạn có thể bị ho gà ngay cả khi đã được tiêm phòng (vì tác dụng bảo vệ của tiêm chủng yếu đi theo thời gian).
Bị dị ứng: Tiếp xúc thường xuyên với các chất gây kích ứng môi trường như: khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, lông thú cưng, bụi bẩn có thể khiến bạn ho kéo dài hàng tháng trời. Các nhà khoa học giải thích rằng những chất kích thích này gây ra phản ứng trong phổi gây ra ho.
Lạm dụng thuốc xịt mũi: Ngày đầu tiên dùng thuốc xịt thông mũi thì tốt nhưng lâu hơn 3 ngày thì bạn sẽ bị nghẹt mũi và ho nhiều hơn. Lời khuyên cho bạn là tránh sử dụng thuốc xịt mũi trong (hơn) 3 ngày liên tiếp. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Quảng Ninh ghi nhận số trẻ mắc tay chân miệng gia tăng
Miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận 160 ca mắc bệnh tay chân miệng, đa phần là bệnh nhi từ 5-12 tuổi.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của các em thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cũng chưa tốt
Đáng lo ngại là trong khoảng 1 tháng qua, số trẻ em đến khám và nhập viện điều trị vì căn bệnh này có chiều hướng gia tăng.
Chị Ngô Thu Phương, sống tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long đưa con đi khám tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho biết: "Ở lớp mầm non, nhiều phụ huynh cũng nói rằng đang có dịch tay chân miệng. Nói thật, việc vệ sinh trước khi ăn tôi cũng lơ là. Tối qua, thấy cháu có các triệu chứng sốt lại nổi ban đỏ nên sáng nay tôi đưa cháu đi bệnh viện khám".
Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết nóng, ẩm, nền nhiệt thay đổi thất thường khi chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, lây lan. Bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng thấp, ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cũng chưa tốt.
Bác sĩ Bùi Thị Năm, Phó trưởng Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo: "Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh. Với trẻ nhỏ, khi thay quần áo, thay tã, thay bỉm, làm vệ sinh xong phải rửa tay với xà phòng. Các cháu bị bệnh đặc biệt ở độ tuổi đang học mẫu giáo nên được cách ly, chăm sóc tại nhà. Những đồ chơi, vật dụng của trẻ cũng nên được đánh rửa hàng ngày với xà phòng. Vệ sinh sàn, lau dọn sàn bằng những dung dịch khử khuẩn"./.
CTV Mai Linh/VOV-Đông Bắc
9 dấu hiệu của bệnh ung thư phổi bạn cần lưu ý Bệnh ung thư phổi có thể biểu hiện ra nhiều triệu chứng mà phải rất tinh ý bạn mới phát hiện ra. Dưới đây là 9 dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi. Ho dai dẳng: Cơn ho kéo dài dai dẳng và ngày càng trở nặng hơn chính là một dấu hiệu cho thấy bạn cần đi kiểm tra sức...