Lý do giới khoa học vẫn chưa cảnh báo về virus Corona trên thực phẩm
Gà nhiễm khuẩn Salmonella, xà lách có E.coli… đều gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hề cảnh báo về việc ăn thức ăn có virus Corona chủng mới trên bề mặt.
Nhân viên siêu thị đeo khẩu trang và găng tay tại San Francisco (Mỹ). Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết lý do là những vi khuẩn, virus này gây hại cho sức khỏe con người khác với SARS-CoV-2.
Virus tấn công hệ hô hấp như SARS-CoV-2 thường bám vào các tế bào ở cơ quan hô hấp như phổi. Còn vi khuẩn như Salmonella và E. coli lại tồn tại cả trong môi trường acid của dạ dày rồi sinh sôi sau khi bám vào tế bào trong ruột của con người.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhấn mạnh rằng SARS-CoV-2 vẫn là virus mới và cần nghiên cứu thêm. CDC cũng nhận định chưa có bằng chứng cho thấy COVID-19 gây tổn hại cho con người qua hệ tiêu hóa mặc dù đã tìm thấy virus này trong phân của người bệnh.
Video đang HOT
Chuyên gia Alison Stout tại Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng việc phát hiện SARS-CoV-2 trong phân người là phản ánh về nhiễm trùng hệ thống thay vì cho thấy virus này có thể tồn tại trong hệ tiêu hóa.
Virus tấn công hệ hô hấp như SARS-CoV-2 thường lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hoặc các giọt li ti bắn ra khi ho, hắt hơi.
Vi khuẩn gây bệnh cho người qua thức ăn thường gây triệu chứng là tiêu chảy. Trong một số trường hợp, vệ sinh kém còn khiến vi khuẩn bám vào tay người và lan truyền sang bất cứ thứ gì họ chạm vào. Đó là lý do người lao động làm việc trong ngành thực phẩm cần tạm nghỉ làm khi họ mắc bệnh tiêu hóa bởi có khả năng lây lan cho nhiều người khác.
SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt, do vậy các chuyên gia khuyên người dân nên hạn chế chạm tay lên mặt khi mua sắm tại siêu thị và chợ.
Tuy nhiên, virus cũng khó tồn tại trên thực phẩm. Chuyên gia Alison Stout tại Đại học Cornell cho biết: “Đó là một bề mặt nhiều lỗ rỗng. Cơ hội để những thứ khác tồn tại hoặc phát tán từ thực phẩm là khá nhỏ”.
Hà Linh
Con người có thể ăn giun đất trong tương lai?
Thịt giun đất có thể trở thành một lựa chọn thực phẩm trong tương lai. Các nhà khoa học ở Latvia đang nghiên cứu để đưa thịt giun đất trở thành món bổ dưỡng với con người.
Các nhà khoa học ở Latvia đang nỗ lực nghiên cứu để biến giun đất trở thành món ăn bổ dưỡng với con người - Ảnh minh họa: Shutterstock
Giun đất rất giàu protein và bổ dưỡng. Các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thực phẩm tại Đại học Nông nghiệp Latvia ở thành phố Riga (Latvia) đang nghiên cứu để tận dụng tiềm năng dinh dưỡng từ thịt giun đất, theo Reuters.
Một trong những người dẫn đầu nghiên cứu là nhà khoa học thực phẩm Ilga Gedrovica. Bà và các cộng sự đã thử dùng thịt giun đất để chế biến chung với bánh mì, mì ống và bánh nướng.
"Các đánh giá cho thấy mọi thứ rất, rất tốt. Những món này trông rất an toàn", bà Gedrovica nói. Bà bắt đầu nảy ra ý tưởng dùng thịt giun đất làm thực phẩm sau khi nhìn thấy lũ giun bò trong khu vườn nhà mình.
Vì giun đất rất giàu protein nên Gedrovica tin rằng chúng có thể là món ăn tiềm năng trong tương lai. "Nếu chúng ta nhìn vào chất lượng dinh dưỡng thì giun đất rất giàu protein. Trên thực tế, khi giun đất còn tươi, chúng tốt không thua gì các loại thịt chúng ta hay ăn", bà tiết lộ.
Khi sấy khô, hàm lượng protein trong giun đất lại tăng lên và nhiều gấp 3 lần các loại thịt thông thường. Không những vậy, giun đất rất rẻ và việc nuôi chúng thải ra rất ít khí carbon, nhờ đó mà có lợi hơn cho môi trường, bà nói thêm.
Nguồn thực phẩm và nhu cầu đất cần để nuôi giun đất cũng thấp hơn rất nhiều so với nuôi bò, heo hay các loại động vật nuôi lấy thịt khác.
Gedrovica và các cộng sự đã thử ăn giun đất khô và uống bột nghiền từ giun đất. Nhưng để an toàn khi sử dụng cho mọi người thì cần phải nghiên cứu nhiều hơn.
Một trong những lo ngại khi chế biến giun đất là nguy cơ sức khỏe từ vi sinh vật, ký sinh trùng và một số hóa chất khác trong giun đất. Để đảm bảo an toàn khi dùng, các nhà khoa học phải nghiên cứu chi tiết để hiểu rõ cách thức tương tác của chúng, theo Reuters.
Theo thanhnien.vn
Động vật hoang dã - Nguồn bệnh từ rừng rậm Văn hóa tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã có từ lâu đời tại các quốc gia phương Đông. Tuy nhiên, từ khi có kết luận về dịch Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, liệu đã đến lúc "nền văn hóa" này nên dừng lại? Cũng không thể bỏ qua niềm tin của một...