Lý do 75% ung thư phổi tại Việt Nam không phát hiện được sớm
Ung thư phổi đứng thứ hai tại Việt Nam về số ca mắc và tử vong nhưng trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến nhất.
Số liệu WHO năm 2020 công bố, Việt Nam có thêm hơn 26.200 ca mắc mới ung thư phổi và gần 24.000 ca tử vong, xếp thứ 2 sau ung thư gan.
Theo PGS Quảng, trên 75% bệnh nhân ung thư phổi tại nước ta được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn và tốn kém cho điều trị, thời gian sống thêm không nhiều.
Bệnh gồm 2 loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ là thể ác tính hơn. Khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào lớn khoảng 18%.
“Ung thư phổi diễn biến rất âm thầm, chỉ có triệu chứng ở giai đoạn muộn. Chụp X-quang thông thường không thể phát hiện sớm tổn thương và đến nay cũng chưa có phương pháp nào phát hiện được sớm bệnh thực sự có hiệu quả”, PGS Quảng nói.
Ung thư phổi rất khó phát hiện sớm do dấu hiệu khởi phát nghèo nàn, chụp X-quang thường không phát hiện được khối u kích cỡ nhỏ
Gần đây đã có thêm những tiến bộ mới trong chẩn đoán bằng chụp CT liều thấp, song việc phát hiện sớm ung thư phổi vẫn là thách thức lớn, ngay cả với nước phát triển. Tại Mỹ, các bác sĩ mới chỉ đưa ra khuyến cáo, chưa có chỉ định tầm soát ung thư phổi bằng CT liều thấp.
Đây là phương pháp chụp kết hợp giữa X-quang với phần mềm vi tính, tạo ra nhiều hình ảnh cắt ngang, hỗ trợ diễn giải hình ảnh giúp phát hiện sớm hơn các tổn thương nhỏ với mức sử dụng bức xạ thấp hơn khoảng 80% so với chụp X-quang thông thường.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) hiện khuyến nghị tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng phương pháp chụp cắt lớp CT scan ngực liều thấp cho những người từ 55 đến 74 tuổi từng có tiền sử hút thuốc.
Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2).
Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư phổi rất nghèo nàn. Các biểu hiện như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu… đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viêm nhiễm phế quản phổi. Vì vậy, thường khi chụp X-quang phát hiện ra, khối u đã to 2-10cm.
Video đang HOT
Đến nay, nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi chưa rõ ràng, tuy nhiên khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, PGS Quảng cho biết, phương pháp điều trị nhắm trúng đích và miễn dịch cũng đang rất có triển vọng với ung thư phổi. Đây cũng là xu hướng điều trị ung thư của thế giới trong tương lai.
Với thuốc nhắm trúng đích, hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, tái phát di căn tại tuyến trung ương đều được sử dụng, tuy nhiên chỉ là các thuốc generic, hiện BHYT hỗ trợ chi trả 50%.
Với ung thư phổi giai đoạn muộn, khi dùng thuốc Tyrokinase thế hệ thứ 3 có thể kéo dài thời gian sống thêm hơn 3 năm so với trước.
Trong điều trị miễn dịch có 2 phương pháp chính. Thứ nhất, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để tháo bỏ những “chốt” do tế bào ung thư tạo ra nhằm kìm hãm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, chi phí dùng thuốc đắt, tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng thấp và chỉ tháo được 15-20% “chốt”, không phải tất cả.
Tại Bệnh viện K, một số bệnh nhân tự bỏ tiền điều trị liệu pháp này với chi phí khoảng 120 triệu mỗi tháng, một số trường hợp khác được các hãng dược lớn hỗ trợ.
Phương pháp thứ hai dùng máu của chính bệnh nhân, tách chiết tế bào miễn dịch lympho T, sau đó nhân lên rồi truyền lại cho bệnh nhân. Liệu pháp này giúp cơ thể tăng cường sức để kháng để “đánh bại” tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống thêm. Phương pháp này đang được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.
4 dấu hiệu để phát hiện căn bệnh đã khiến huyền thoại bóng đá Paolo Rossi qua đời
Ngày 10/12/2020, nước Ý bao trùm trong không khí đau buồn vì sự ra đi của vĩ nhân bóng đá Paolo Rossi.
Paolo Rossi là cầu thủ bóng đá người Ý, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1956. Ông trở thành người hùng khi ghi bàn thắng giúp đội bóng nước nhà giành chức vô địch World Cup 1982 và là một trong những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử bóng đá Ý.
Rossi là ngôi sao nổi bật của đội tuyển quốc gia Ý năm 1982, mà theo Tạp chí Sportsnet (Anh), đây là một trong 3 đội tuyển quốc gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Trên đường đến chức vô địch ở Tây Ban Nha, Ý đã đánh bại đương kim vô địch Argentina (được dẫn dắt bởi huyền thoại Maradona) và các đội bóng lớn khác trước giải đấu là Brazil và Đức. Rossi đã ghi 6 trong số 14 bàn thắng của Ý tại giải đấu, trở thành 1 trong số ít các cầu thủ ghi 6 bàn trở lên trong một kỳ World Cup. Ở vòng loại trực tiếp của giải đấu, Rossi đã ghi 3 trong 5 bàn thắng cho Ý trong các trận thắng Ba Lan và Đức.
Sau World Cup, Rossi đã giành giải Quả bóng vàng của giải đấu với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất, và Chiếc giày vàng với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất. Rossi là 1 trong số 3 cầu thủ đã giành được cả 2 giải thưởng và chức vô địch trong cùng một giải đấu.
Bên cạnh đó, Rossi đã ghi 20 bàn sau 48 lần ra sân cho đội tuyển quốc gia Ý từ năm 1977 đến 1986, và trong 12 năm sự nghiệp ở giải đấu hàng đầu của Ý, Serie A, anh ghi 103 bàn sau 251 lần ra sân, chơi 94 trận cho LR Vicenza và 83 với Juventus.
Năm 1978, việc Vicenza mua hợp đồng Rossi trị giá 2,6 tỷ lire - tương đương 1,35 triệu euro (1,60 triệu đô la Mỹ) ngày nay - khiến Rossi trở thành cầu thủ bóng đá được trả thù lao cao nhất thế giới vào thời điểm đó.
Đáng tiếc rằng, trong những năm cuối đời, huyền thoại người Ý đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi quái ác. Rossi khá kín tiếng với giới truyền thông, ông chỉ thông báo căn bệnh này cho gia đình và bạn bè thân thiết. Ông đã rời khỏi vai trò bình luận viên của Rai Sport và lui về điều trị.
Rossi đã phải vật lộn với căn bệnh này trong nhiều năm, trải qua nhiều đợt phẫu thuật và điều trị bằng thuốc. Ông đã qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 2020 vì bạo bệnh. Tin tức này không được công khai cho đến ngày 10 tháng 12 năm 2020, Rai Sport, nơi Rossi từng làm việc với tư cách là bình luận viên bóng đã, đã đưa tin chính thức.
Trong 50 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi ngày càng tăng. Ở Trung Quốc, ung thư phổi là khối u ác tính phổ biến nhất. Mỗi năm có khoảng 800.000 bệnh nhân ung thư phổi mới được chẩn đoán.
Cho đến nay, nguyên nhân lâm sàng của ung thư phổi vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư phổi cao có liên quan trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng, hút thuốc lá chủ động và thụ động, tiếp xúc với các hóa chất độc hại và nhiều yếu tố khác. Đặc biệt, thuốc lá được xếp vào hàng chất gây ung thư, càng hút nhiều thì khả năng mắc bệnh ung thư càng lớn.
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư có thể đã "ghé thăm" cơ thể và 2 lá phổi quý giá của bạn.
Ho dai dẳng
Ho là biểu hiện chung của hầu hết các bệnh về đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... Thông thường, sau khi điều trị và nghỉ ngơi, các triệu chứng của các bệnh trên sẽ thuyên giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như nghẹt thở kịch phát và ho khan kéo dài, không thể kiểm soát được bằng thuốc, thì bạn nên hết sức cảnh giác.
Theo số liệu lâm sàng, hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi sẽ có các triệu chứng như khó chịu và ho khan ở các thời kỳ khác nhau, có liên quan đến vị trí tổn thương của ung thư phổi. Nếu ung thư ở phế quản lớn, hoặc sau khi ung thư kích thích niêm mạc phế quản trên có thể xuất hiện dị vật gây ho. Trong trường hợp này, thuốc ho khó kiểm soát được tình trạng bệnh.
Ho ra máu
Nhìn chung, ho do các bệnh đường hô hấp nói chung thường không có triệu chứng như có máu trong đờm, ho ra máu, nhưng với bệnh ung thư phổi thì hoàn toàn khác. Kết quả cho thấy gần 30% bệnh nhân ung thư phổi sẽ ho ra máu khi ho lâu ngày.
Bề mặt của khối ung thư có nguồn cung cấp máu dồi dào, nhưng kết cấu của các mạch máu này rất mỏng manh. Quá trình ho nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến ung thư, dễ làm tổn thương bề mặt ung thư, thúc đẩy mạch máu bị vỡ và xuất huyết. Ngoài ra, ung thư phổi còn có thể gây hoại tử vô mạch, viêm mạch máu và các vấn đề khác trong quá trình phát triển, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ho ra máu. Một khi các mạch máu lớn bị vỡ và khối u bị lở loét, bệnh nhân sẽ bị ho ra máu nặng khó kiểm soát.
Tức ngực
Các cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể con người đều tập trung ở ngực, bụng và phổi, phân bố ở hai bên khoang ngực, ho lâu ngày có thể gây tức ngực và đau âm ỉ. Sau khi ung thư phổi ngoại vi xâm lấn vào thành ngực, màng phổi và các bộ phận khác, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, phần lớn là đau nhói từng cơn, có thể tiếp tục phát triển thành những cơn đau liên tục.
Theo số liệu lâm sàng, bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau tức ngực là biểu hiện đầu tiên, chiếm khoảng 25%. Ở giai đoạn giữa và cuối, bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi và sự xâm nhập sâu rộng của các tế bào ung thư khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau rõ ràng hơn và không dễ kiểm soát bằng thuốc.
Khàn giọng
Khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi bị khàn tiếng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Khác với các bệnh hô hấp thông thường, loại khàn tiếng này thường xuất hiện đột ngột, chủ yếu kèm theo các triệu chứng như ho và đau tức ngực. Ngoài ra, triệu chứng này diễn biến nhanh, không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, thậm chí người bệnh còn có nguy cơ bị mất giọng hoàn toàn.
Điều này do ung thư ngày càng gia tăng, các hạch bạch huyết di căn và sưng to, chúng chèn ép dây thần kinh thanh quản tái phát khiến dây thanh bị tê liệt, khàn tiếng.
Cuối cùng, những người hút thuốc lá quanh năm, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và phơi nhiễm nghề nghiệp (bức xạ, amiăng, thợ mỏ, tiếp xúc với thuốc thử hóa học), v.v., là những nhóm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất.
Nếu mắc bệnh này không khỏi, hãy mau đi khám ung thư phổi! Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng. Một dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh chết người này là viêm phế quản không khỏi - SHUTTERSTOCK Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ...