Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc trị viêm gan B mạn tính
Hiện nay chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm viêm gan B. Việc sử dụng thuốc giúp ngăn chặn sự nhân lên của virus và/hoặc giúp tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virus và cải thiện các triệu chứng bệnh lý trên gan.
Cho tới thời điểm hiện tại viêm gan B mạn vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị có hiệu quả cao.
Mục tiêu điều trị ngắn hạn viêm gan B mạn là bình thường hóa men gan (ALT); chuyển đổi huyết thanh HBeAg, HbsAg; ức chế sao chép của HBV (HBV-DNA dưới ngưỡng); giảm tình trạng viêm và xơ hóa tại gan.
Mục tiêu lâu dài nhằm cải thiện xơ hóa, xơ gan; ngăn ngừa ung thư gan; tiến tới ngừng uống thuốc điều trị. Mục tiêu lý tưởng là tiệt trừ HBV (mất HBsAg) – cách tốt nhất ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan.
Hình ảnh virus viêm gan B.
Thuốc nào điều trị viêm gan B mạn tính?
Video đang HOT
Thuốc trị viêm gan B không chỉ giúp kiểm soát sự nhân lên của virus mà còn ngăn chặn chúng gây hại cho gan, mặc dù đôi khi chúng không giúp loại thải hoàn toàn virus. Chính vì vậy, trên một số bệnh nhân (BN) nhất định, chỉ định dùng thuốc điều trị viêm gan B có thể kéo dài suốt đời. Các nhóm thuốc chính điều trị cho bệnh viêm gan B mạn tính bao gồm thuốc peginterferon alfa 2-a và thuốc kháng virus.
Peginterferon alfa 2-a được chỉ định khi gan của BN còn hoạt động khá tốt. Thuốc có cơ chế tác động kích thích hệ miễn dịch tấn công virus viêm gan B; được sử dụng bằng cách tiêm 1 lần 1 tuần trong 48 tuần. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm các triệu chứng giống như cúm, (sốt và đau cơ và khớp sau khi bắt đầu dùng thuốc) tác dụng phụ này sẽ cải thiện theo thời gian.
Thuốc kháng virus sẽ được chỉ định khi gan không còn hoạt động tốt hoặc BN có chống chỉ định với peginterferon alpha-2a. Nhóm thuốc này dễ sử dụng hơn do bào chế dưới dạng viên nén. Tác dụng phụ thường gặp là cảm giác mệt mỏi, nôn mửa và chóng mặt.
Hiện tại có 5 loại thuốc viên nén kháng virus được điều trị cho người lớn bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Thuốc được chỉ định uống mỗi ngày 1 lần trong 1 năm, thậm chí một số BN phải sử dụng suốt đời, tùy theo tổn thương gan.
Thuốc sử dụng đầu tay là tenofovir disoproxil hay tenofovir alafenamide hoặc entecavir là thuốc uống mỗi ngày 1 lần, với ít tác dụng phụ. Thời gian dùng thuốc trong ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn. Đây được xem là một điều trị đầu tay cho người bị viêm gan B mạn tính với tính kháng thuốc rất thấp.
Lựa chọn thứ 2 là telbivudine hoặc adefovir dipivoxil là thuốc ít tác dụng phụ, cũng được chỉ định uống mỗi ngày 1 lần, trong ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn. Telbivudin có tác dụng chữa trị tốt và có tác dụng tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Với adefovir dipivoxil, trong thời gian dùng thuốc, BN phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Với trẻ em, mắc viêm gan B mạn tính không có triệu chứng rõ ràng, do cơ thể trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, tất cả trẻ em bị nhiễm viêm gan B mạn tính cần được khám thường xuyên để bác sĩ xác định khi nào cần dùng thuốc điều trị. Thông thường thời gian mỗi 6 tháng khám 1 lần, nhưng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Xét nghiệm viêm gan B.
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc điều trị
Trên thực tế lâm sàng, do việc điều trị viêm gan B phải tuân thủ kéo dài trong nhiều năm, định kỳ tái khám, tốn kém và cả lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây, nên không ít BN ngừng thuốc theo phác đồ và tìm đến phương pháp điều trị khác (thuốc Đông y, thuốc Nam…). Điều đó khiến tình trạng bệnh nặng dần lên và khi quay trở lại bệnh viện thì đã muộn do tình trạng tổn thương gan khó khắc phục.
Để điều trị được hiệu quả, thì tất cả những BN đang có chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B đều cần tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu cho những lần khám này là để bác sĩ theo dõi, phát hiện sớm để tích cực điều trị từ đầu các biến chứng, do nguy cơ mắc bệnh xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan trên BN này là rất cao. Nếu thực hiện tốt những điều này, đi kèm với khả năng đáp ứng thuốc hiệu quả, người bệnh có thể có cuộc sống khỏe mạnh gần như người bình thường.
Hầu hết những người có chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mạn tính đều cần điều trị thuốc kháng virus kéo dài, đôi khi là hết đời. Việc điều trị này sẽ giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh và hoạt động của virus, giảm nguy cơ tổn thương gan, các biến chứng về sau cũng như ngăn chặn lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.
Hơn nữa, các thuốc kháng virus ức chế sự sao chép của virus nhưng nếu ngừng uống thuốc sự sao chép virus thường quay trở lại với nồng độ như trước khi điều trị và có thể kháng thuốc. Việc ngừng thuốc khi nào phải do bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho BN chỉ định, dựa vào tình trạng bệnh hoặc khả năng đáp ứng loại thuốc đó.
Thuốc kháng virus viêm gan B có thể gây tác dụng phụ, để khắc phục tình trạng này, BN nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tăng cường trái cây tươi và thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh, tránh thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
Bệnh nhân hôn mê gan được cứu sống nhờ thay huyết tương
Nhờ được thay huyết tương kịp thời, hai bệnh nhân viêm gan B thoát khỏi tình trạng hôn mê gan, ổn định sức khỏe.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nam 64 tuổi, có tiền sử viêm gan B, điều trị thuốc kháng virus thường xuyên một năm nay. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết trên nền xơ gan, suy gan và suy thận. Các bác sĩ đã hội chẩn gấp và đánh giá chỉ thay huyết tương mới có thể cải thiện tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân cũng như ngăn chặn suy gan, tiến triển nhanh thành hôn mê gan.
Bệnh nhân được thực hiện thay huyết tương 2 lần với số lượng cần sử dụng lên tới 24 đơn vị. Do lượng chế phẩm huyết tương khá nhiều, cần trong thời gian gấp nên cán bộ y tế của bệnh viện này trực tiếp đến Viện Huyết học và Tuyền máu Trung ương nhận chế phẩm máu, kịp thời phục vụ quá trình cấp cứu cho bệnh nhân. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định, tình trạng đông máu tốt.
Bệnh nhân được thực hiện thay huyết tương 2 lần với số lượng cần sử dụng lên tới 24 đơn vị. Ảnh: Công Thắng.
Trước đó, một bệnh nhân nam 54 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cấp cứu vì nôn ra máu. Bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng trên nền bệnh xơ gan, viêm gan B. Sau đó, ý thức bệnh nhân giảm đi nhanh chóng và bị hôn mê gan. Đây là biến chứng nặng của bệnh nhân có bệnh lý về gan, tỷ lệ tử vong cao lên đến trên 90% nếu không được điều trị tích cực từ đầu.
Ngay lập tức, bệnh nhân được thay huyết tương với các đơn vị chế phẩm huyết tương do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cung cấp. Tình trạng bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ý thức cải thiện rõ rệt qua các lần thay huyết tương. Sau hơn 3 tuần nằm viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Đây là liệu pháp loại bỏ một lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào tương tự. Máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc. Trong quá trình thay huyết tương, bệnh nhân thường cần sử dụng số lượng lớn huyết tương - một loại chế phẩm máu được điều chế từ máu do người khỏe mạnh hiến tặng. Máu toàn phần sẽ được điều chế thành nhiều chế phẩm khác nhau như khối hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương.
Thay huyết tương cứu bệnh nhân suy thận Đang điều trị tại bệnh viện tuyến trên, người đàn ông 64 tuổi xuất hiện suy thận, gia đình xin về tuyến dưới... Không ngờ, tại đây, hy vọng sống lại đâm chồi. Nam bệnh nhân sau khi được thay huyết tương sức khoẻ đã dần ổn định Bệnh viện đa khoa Sơn Tây tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi chuyển...