Lũ lụt tại Niger làm 27 người thiệt mạng
Ngày 19/8, nhà chức trách Niger cho biết lũ lụt do mưa lớn tại nước này từ tháng 7 đã làm 27 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị ảnh hưởng.
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt tại Niamey, Niger. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mùa mưa từ tháng 6 – 9 thường gây lũ lụt nghiêm trọng tại quốc gia Tây Phi đa phần là sa mạc này. Theo Bộ Hành động nhân đạo, tính đến ngày 18/8, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 27 người, làm 30 người bị thương và 71.136 người bị ảnh hưởng.
Các vùng Maradi, Zinder và Tahoua bị ảnh hưởng nhiều nhất và 6.530 ngôi nhà đã bị sập.
Video đang HOT
Thủ đô Niamey, nơi có 2 triệu dân và thường trong cảnh lụt lội nghiêm trọng, hiện chưa bị ảnh hưởng.
Mùa mưa năm 2022 đã làm 195 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 400.000 người. Cơ quan thời tiết của Niger cho biết mưa nhiều do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn nước này những năm qua.
LHQ 'lo ngại' về ý định truy tố Tổng thống Bazoum của chính quyền quân sự Niger
Người phát ngôn Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric ngày 14/8 nhấn mạnh việc chính quyền quân sự ở Niger có ý định truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum là "rất đáng lo ngại".
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Dujarric nêu rõ LHQ "vẫn hết sức quan ngại về sức khỏe và an toàn của Tổng thống Bazoum và gia đình ông", đồng thời hối thúc trả tự do cho ông Bazoum "ngay lập tức và vô điều kiện" cũng như khôi phục cương vị người đứng đầu nhà nước của ông Bazoum.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) cho rằng ý định của chính quyền quân sự Niger truy tố Tổng thống dân bầu Mohamed Bazoum là "một hình thức khiêu khích" của những người đứng đầu cuộc đảo chính, trái ngược với sự thể hiện thiện chí của họ đối với việc tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trước đó, đêm 13/8, người phát ngôn của chính quyền quân sự Niger, Đại tá Amadou Abdramane tuyên bố chính quyền quân sự sẽ truy tố Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum với tội danh "phản quốc" và làm suy yếu an ninh quốc gia, song không nêu chi tiết các cáo buộc hay thời điểm xét xử ông Bazoum.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chính quyền quân sự Niger khẳng định sẵn sàng đối thoại với ECOWAS để tìm giải pháp. Một thành viên trong đội ngũ truyền thông của chính quyền quân sự Niger cũng xác nhận với báo chí thông tin nêu trên, cho biết các cuộc đối thoại có thể diễn ra trong những ngày tới.
ECOWAS đã áp đặt trừng phạt Niger sau cuộc đảo chính và đang xem xét các phương án nhằm "khôi phục trật tự hiến pháp", bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự, song vẫn cam kết tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Liên quan tình hình Niger, LHQ khẳng định sẽ duy trì viện trợ cho nước này, bất chấp khủng hoảng chính trị.
Phát biểu với báo giới tại New York (Mỹ), người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho biết các cơ quan của LHQ tiếp tục hỗ trợ người dân Niger bất chấp các thách thức hiện nay. Theo số liệu của LHQ, khoảng 4,3 triệu người ở quốc gia Tây Phi này đang sống phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo.
Tuần trước, ở vùng Maradi (miền Trung Niger), khoảng 22.000 người đã được hỗ trợ tiền mặt và lương thực.
Ông Dujarric nêu rõ: "Chúng tôi và các đối tác nhân đạo sẽ phối hợp với chính quyền quân sự để xác định và chuẩn bị một địa điểm để cung cấp chỗ trú ngụ ở Ouro Gueladjo thuộc vùng Tillaberi cho khoảng 13.000 người phải sơ tán trong nước".
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cùng nhiều đại diện cấp cao khác của LHQ tiếp tục kêu gọi phục chức cho Tổng thống Bazoum, người đang bị quản thúc tại gia cùng gia đình trong điều kiện thiếu điện, nước, thực phẩm và thuốc men. LHQ ủng hộ các sáng kiến hòa giải của ECOWAS nhằm khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Chính quyền quân sự Niger có khả năng đối thoại với ECOWAS Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, sau cuộc gặp chính thức ở Niamey ngày 13/8 với chính quyền quân sự Niger, một nhóm các học giả Hồi giáo của Nigeria cho biết những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger sẵn sàng đối thoại để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Toàn cảnh...