Các nhà khoa học chạy đua giải mã biến thể COVID-19 vừa xuất hiện ở bốn nước
Sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mới có tính đột biến cao đã khiến các quốc gia phải cảnh giác, trong khi các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu mức độ lây lan và khả năng trốn tránh hệ miễn dịch của nó.
Các mẫu phẩm xét nghiệm COVID-19. Ảnh: WHO
Theo Tiến sĩ Jesse Bloom, chuyên gia nghiên cứu sự tiến hóa của virus tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), biến thể mới gây bệnh COVID-19 được đặt tên là BA.2.86, hay Pirola. Nó có nhiều hơn 30 đột biến trên protein gai so với biến thể phụ BA.2 của Omicron.
Bà Bloom giải thích rằng điều đó đã tạo điều kiện để BA.2.86 tiến hóa nhảy vọt về kích thước, tương tự theo cách thức mà Omicron đã xuất hiện.
Ngày 17/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ định BA.2.86 là “biến thể đang được giám sát”, khuyến khích các quốc gia theo dõi và báo cáo các trình tự gien mà họ tìm thấy.
Một biến thể đang “được giám sát” nếu như gây bệnh thể năng hơn, hay có thể trốn tránh hệ miễn dịch và các phương pháp điều trị hiện có, có thể được nâng hạng thành biến thể “cần quan tâm” hoặc “đáng lo ngại”. Hiện danh sách các biến thể “cần quan tâm” gồm có XBB.1.5, XBB.1.16 và EG.5. WHO vẫn đang bỏ trống dang sách biến thể “đáng lo ngại”.
Video đang HOT
Biến thể này được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà khoa học ở Israel vào ngày 13/8. Kể từ đó, Đan Mạch đã báo cáo có ba ca mắc BA.2.86 tại nước này. Hai ca khác đã được ghi nhận lần lượt tại Mỹ và Anh.
Tính đến nay, chỉ có sáu ca nhiễm BA.2.86 được báo cáo tại bốn quốc gia. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học lo lắng con số thực tế có thể lớn hơn do việc giám sát các biến thể trên toàn thế giới đã bị hủy bỏ.
“Thật bất thường khi SARS-CoV-2 thay đổi đáng kể như vậy và phát triển 30 đột biến mới. Lần cuối cùng chúng tôi chứng kiến sự thay đổi lớn như vậy là khi Omicron xuất hiện”, ông Morten Rasmussen, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Statens Serum Institut (SSI) của Đan Mạch, cho biết.
Ba trường hợp mắc tại Đan Mạch sinh sống ở các vùng khác nhau và dường như không có liên hệ với nhau.
Nhóm chuyên gia tại SSI nhấn mạnh rằng hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng hoặc khả năng lây lan của biến thể mới. Họ đang trong quá trình phát triển biến thể này để tìm hiểu cách thứ nó chống lại các kháng thể của con người.
Trong khi đó, Tiến sĩ Mandy Cohen, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, ngày 18/8 tuyên bố biến thể trên mới là không đáng báo động.
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hơn bao giờ hết để phát hiện và ứng phó với những thay đổi của virus gây COVID-19. Chúng tôi đang theo dõi dòng mới này”, bà Cohen khẳng định.
Trong bản đán.h giá mối đ.e dọ.a mới về biến thể BA.2.86, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết việc các ca nhiễm ở bốn quốc gia khác nhau là những người không có lịch sử du lịch gần đây đã cho thấy dấu hiệu về “sự lây truyền quốc tế”.
Báo cáo cho biết các trình tự gien được tìm thấy rất giống nhau. Điều này chỉ ra rằng chúng mới xuất hiện gần đây và đang lan nhanh chóng, mặc dù UKHSA lưu ý bản đán.h giá của họ chỉ có độ tin cậy thấp do chưa có nhiều trình tự gien.
Hồi tháng 3, Nhà Trắng đã thăm dò ý kiến của hơn chục chuyên gia về COVID-19 về khả năng xuất hiện một biến thể đột biến cao trong vòng hai năm tới. Hầu hết các chuyên gia đã kết luận khả năng xảy ra trong khoảng từ 10 – 20%.
Biến thể phụ XBB EG.5 hiện là biến thể chiếm ưu thế tại Mỹ, ước tính gây ra khoảng 20% tổng số ca nhiễm mới ở quốc gia này. Biến thể phổ biến tiếp theo, FL.1.5.1, đã phát triển nhanh chóng và hiện gây ra khoảng 13% trong tổng số các trường hợp mới.
Indonesia: Gia tăng các ca mắc COVID-19 do biến thể phụ mới Arcturus
Ngày 2/5, Bộ Y tế Indonesia cảnh báo số ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới sau khi lực lượng chức năng nước này phát hiện Arcturus, một loại biến thể mới của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở thành phố Bogor, Indonesia ngày 3/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia xác nhận từ ngày 23/3, nước này đã phát hiện có 10 trường hợp ở thủ đô Jakarta nhiễm biến thể mới Arcturus. Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày Idul Fitr vừa qua, người dân di chuyển nhiều hơn khiến các ca lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Trong vài tuần qua, Indonesia ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, nâng tổng số ca mắc lên 6,7 triệu kể từ khi đại dịch tấ.n côn.g nước này vào tháng 3/2020.
Giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Tiêm chủng thủ đô Jakarta, bà Ngabila Salama cho biết xu hướng các cá lây nhiễm COVID-19 vẫn đang tăng lên và dự báo đỉnh dịch sẽ xảy ra vào tuần tới.
Theo bà, số ca mắc COVID-19 hằng ngày có thể lên tới hơn 4.000 vào tuần tới do người dân đã coi nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Theo dữ liệu của chính phủ, trong tuần qua, trên toàn lãnh thổ Indonesia có khoảng 10.000 người thực hiện xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày, trong đó 10% có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh. Mức tăng đột biến số ca nhiễm mới đang ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy giường bệnh của thủ đô Jakarta, hiện ở mức 16% - gấp đôi so với đầu tháng 4/2023.
Theo một nghiên cứu của Đại học Tokyo, Arcturus - hay XBB.1.16 - là một biến thể phụ của biến thể Omicron, lây lan nhanh hơn khoảng 1,17 đến 1,27 lần so với các biến thể BB.1 và XBB.1.5.
Anh ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể BA.2.86 của SARS-CoV-2 Ngày 18/8, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) thông báo Anh đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại quốc gia này. Đáng chú ý, người này gần đây không đi du lịch. Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị...