Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16 gây bệnh mắt
Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tốc độ lây nhiễm của XBB.1.16 nhanh gấp 1,17 – 1,27 lần so với biến thể Omicron. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp XBB.1.16 vào nhóm biến thể đáng quan tâm và khả năng cao biến thể này sẽ lan rộng tại Hàn Quốc.
Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết một biến thể mới xuất hiện thường sẽ có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn, song hiện vẫn chưa có báo cáo nào về việc biến thể mới này có mức độ chuyển bệnh nặng hơn các biến thể khác.
Video đang HOT
Số ca mắc COVID-19 mới bình quân/ngày trong tuần từ 16 – 22/4 ở Hàn Quốc tăng 18% so với tuần trước đó. Hệ số lây nhiễm là 1,08, lớn hơn 1, có nghĩa là dịch bệnh đang lây lan rộng.
WHO trong tuần qua đã thêm biến thể phụ mới đang lây lan nhanh của Omicron XBB.1.16 vào danh sách biến thể mới đáng quan tâm. WHO cho biết biến thể XBB.1.16 đang vượt trội biến thể chiếm chủ đạo XBB.1.5 trước đó ở nhiều nơi.
XBB.1.16 là hậu duệ của XBB tái tổ hợp (XBB vốn là sự kết hợp giữa hai dòng phụ của BA.2). Hiện tại, XBB.1.16 là biến thể chiếm chủ đạo ở Ấn Độ, chủ yếu gây ra các triệu chứng COVID-19 nhẹ. Biến thể XBB.1.16 đã được phát hiện ở 32 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu một biến thể có gây ra làn sóng COVID-19 ở một quốc gia hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng miễn dịch cộng đồng trong dân số.
Malaysia phát hiện thêm nhiều ca COVID-19 nhiễm dòng phụ XBB.1.16
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 24/2, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Tiến sĩ Zaliha Mustafa cho biết nước này đã phát hiện thêm 12 ca COVID-19 nhiễm dòng biến thể phụ XBB.1.16 (Arcturus) của virus SARS-CoV-2.
Trung Quốc tiếp tục theo dõi các biến thể của virus SARS-CoV-2 Bắc Kinh không phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 vào cuối năm 2022 Hơn 60 nước theo dõi biến thể phụ Orthrus có khả năng tránh kháng thể 'phi thường' Mỹ: Vaccine COVID-19 cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới của biến thể Omicron
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Zaliha cho biết thêm kể từ ngày 2/4, biến thể phụ đã được phát hiện ở 31 quốc gia bao gồm cả Malaysia. Tại nước này, có 6 trường hợp được phát hiện ở Sarawak, 4 trường hợp ở Selangor và 2 trường hợp ở Kuala Lumpur.
Bộ trưởng Zaliha dẫn báo cáo đánh giá rủi ro toàn cầu cho biết nguy cơ lây nhiễm và các ca bệnh do nhiễm dòng phụ XBB1.16 thấp hơn XBB.1.5. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Malaysia khẳng định tình hình đã được kiểm soát.
Dòng phụ XBB.1.16 (còn được biết đến là Arcturus) lần đầu tiên được phát hiện ở Malaysia vào tháng 3. Dòng này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là biến thể đáng quan tâm (VOI) vào ngày 17/4.
Ngoài ra, Tiến sĩ Zaliha cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở Malaysia đã giảm trong tuần trước xuống còn 4.817 ca, từ mức 5.149 ca của tuần trước đó. Cho đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 18.319 ca COVID-19 do nhiễm các biến thể cần quan tâm (VOC) và VOI trong khi các dòng phụ của biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế nhất về số ca bệnh.
Bộ trưởng Y tế Malaysia kêu gọi những người chưa tiêm liều tăng cường hãy tiêm càng sớm càng tốt và thực hành nghiêm quy định về xét nghiệm, báo cáo, cách ly và hỗ trợ y tế nếu mắc bệnh.
Những điều cần biết về biến thể phụ mới khiến COVID-19 bùng phát trở lại châu Á Phần lớn các ca mắc COVID-19 mới tại Ấn Độ nhiễm biến thể XBB.1.16 - một biến thể phụ mới của Omicron, được đặt tên là Arcturus. Nhân viên y tế tham gia diễn tập điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 11/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang theo...