Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp
10 lớp học với 123 học sinh đặc biệt ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh) có chương trình học tập riêng, kéo dài 2 năm một lớp.
Chỉ động tác đơn giản như lấy đồ dùng học tập ra và làm theo hướng dẫn, thế nhưng cô Trần Thị Kim Chi phải mất rất nhiều ngày để hướng dẫn cho các em bị thiểu năng trí tuệ thành thục động tác.
Những lớp học với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các em đều có chung một nỗi đau về thể xác và tinh thần đó là: thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, dị tật…. Có em bị down, có em tăng động, có em đang học bỗng lên cơn động kinh co giật…
Giờ học của cô Trần Thị Kim Chi – phụ trách lớp dự bị thiểu năng trí tuệ 1B khởi đầu bằng sự ồn ào xen lẫn với những giọng nói ngọng líu của học sinh. Mãi mới ổn định trật tự và giờ học được bắt đầu.
Giáo viên đưa ra một phần việc, thực hành việc làm ấy và cuối cùng cũng đã có một số cánh tay giơ lên xung phong làm lại những hoạt động của cô giáo.
Lớp học dành cho các em bị tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Uy.
Cô Chi cho biết: “Để giúp học sinh có thể cầm nắm được đồ vật, có thể ngồi nghiêm túc hay đơn giản chỉ là nhớ tên một ký hiệu, một con chữ … có khi giáo viên phải mất từ 1 đến 2 tuần”.
Sau mỗi động tác làm đúng, cô Uy thường động viên, khích lệ các em.
“Việc ổn định trật tự lớp học trở thành một thử thách khi học sinh cứ như “bắt cóc bỏ đĩa” vậy. Dạy học ở nơi đây, yếu tố đầu tiên mà giáo viên phải có đó là tấm lòng yêu thương và sự kiên nhẫn”, cô Kim Chi chia sẻ thêm.
Chính tình thương và sự kiên trì áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp đã giúp nhiều em bị bệnh tự kỷ làm chủ được hành vi…
Chương trình lớp dự bị thiểu năng trí tuệ được trung tâm áp dụng cách đây 2 năm. Lớp dự bị để rèn cho các em làm quen ý thức tự giác học tập. Giáo viên mất 1 năm để rèn luyện các em những công việc đơn giản như: lấy và thu dọn đồ dùng học tập, đồ chơi; cách chào hỏi, xưng hô và giao tiếp với các bạn và cô giáo.
Video đang HOT
Nhiều em tiến triển tích cực để hòa nhập cộng đồng
Ở bên cạnh, lớp học dành cho những học sinh tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Uy cũng đang hào hứng bởi giờ học xem tranh để phân biệt những con vật.
Cô Uy chia sẻ: “Đây là những học sinh có hành vi nên khó khăn nhất là việc kiểm soát hành vi của các em. Có em đang học tự nhiên cười hay khóc, chạy lung tung phá phách, và hầu như các em không hợp tác với giáo viên. Ngày đầu tham gia dạy các em, tôi cũng nản lòng. Nhưng rồi, vì tình thương, trách nhiệm, tôi đã cố gắng đồng hành với sự tiến bộ mỗi ngày của các em”.
Từ những em khiếm thính, không biết đọc, biết viết, sau một thời gian học tập tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Hồng Lĩnh đã biết viết chữ.
Cũng như các giáo viên khác của trung tâm, cô Uy cũng đã dành cho mỗi em một quyển sổ ghi chép lại từng hoạt động, hành vi của cháu trong mỗi ngày để tiện việc theo dõi. Từ đó, tùy theo khả năng của mỗi em mà cô Uy tự đặt một mục tiêu riêng. Có em mục tiêu trong tháng đầu tiên có thể là kỹ năng giao tiếp, có em cô chỉ mong giữ được trật tự và biết ngồi yên lặng…
Để mỗi em bị bệnh tự kỷ tự làm tốt phần việc của mình thích là cả một quá trình gian nan, kiên trì của giáo viên ở trung tâm
Lòng nhiệt huyết của cô Uy và các giáo viên khác trong từng giờ dạy đã giúp nhiều em có sự tiến bộ rõ rệt.
Đó là em Đức D. (4 tuổi) khi vào trung tâm chưa có ngôn ngữ thì sau 5 tháng học, em đã giao lưu với cô, đã bắt đầu nói được. Hay em Sỹ B. (6 tuổi) khi vào trung tâm cháu có vấn đề về cơ miệng, tạy chân không cầm nắm được thì nay em đã viết được chữ, đã biết giúp cô phơi khăn, xếp ghế, trải thảm…
Đối với những em không có khả năng học văn hóa thì giáo viên trung tâm hướng dẫn, dạy những thao tác thường ngày để các em hòa nhập cộng động, tự phục vụ bản thân sau này
Còn trường hợp em Minh Kh. (9 tuổi) chỉ biết nói, biết đọc nhưng không hiểu nghĩa, không biết cầm bút thì nay đã đọc thông, viết thạo, đã hiểu được nghĩa của từ… Tất cả những tiến bộ dù nhỏ của các cháu cũng là món quà quý giá nhất về những tháng ngày miệt mài của các giáo viên ở trung tâm trong hành trình giúp các em hòa nhập cộng đồng.
Cháu nhà tôi khiếm thính, không nói, không nghe được, tất cả mọi hành vi đều phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng chỉ sau 1 năm học tập ở trung tâm, con tôi đã biết chữ và nói bập bẹ, cháu còn có thể tự vệ sinh cá nhân
Chị Trần Thị H., phụ huynh ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân)
Giờ học môn Toán của lớp ghép 6 và 7 của các em khuyết tật
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Để dạy trẻ hòa nhập, thời gian qua, chúng tôi đã gửi giáo viên đi đào tạo các lớp giáo dục đặc biệt của giảng viên ở Mỹ. Giáo trình dạy trẻ ở đây được thực hiện linh động theo từng đối tượng và chủ yếu áp dụng theo phương pháp Montessori – phương pháp dạy học tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng và thời gian riêng của mình”.
Từ hành trình miệt mài của các xơ trong việc kêu gọi nguồn mua sắm trang thiết bị dạy học, sự tận tâm của các cô giáo với những lớp học đặc biệt theo chương trình 2 năm một lớp, qua 5 năm thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ, trung tâm đã giúp hàng chục em khiếm khuyết hòa nhập cộng đồng. Riêng năm 2019, trung tâm đã giúp 9 học sinh hòa nhập.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Hồng Lĩnh trực thuộc Toà giám mục Giáo phận Hà Tĩnh quản lý; được cấp phép năm 2013 và chính thức hoạt động vào tháng 10/2015. Từ 20 cháu đầu tiên, đến nay, trung tâm đang dạy hơn 120 trẻ khuyết tật với sự quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng của 9 xơ và 23 giáo viên, nhân viên.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh trống khai giảng tại Trường THPT Cẩm Bình
Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) quyết tâm phát huy các thành tích toàn diện đã đạt được, xứng đáng với bề dày của ngôi trường 50 năm trên vùng đất học Hà Tĩnh.
Sáng nay (5/9), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đã về dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Cẩm Bình. Cùng đi có lãnh đạo Sở GD&ĐT, huyện Cẩm Xuyên.
Năm học 2019 - 2020, do hưởng bởi dịch Covid-19 nên Trường THPT Cẩm Bình gặp phải một số khó khăn trong công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, với sự linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch dạy và học, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên và các em học sinh nên nhà trường đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm.
Năm học 2020-2021, Trường THPT Cẩm Bình có 1.495 học sinh ở 3 khối
Theo đó, nhà trường đã huy động được các nguồn lực tiếp tục đầu tư và hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong dạy học.
Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao. Hiện nay, có 17 đồng chí trên chuẩn; kết quả đánh giá, xếp loại viên chức 2019 - 2020 có 100% cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
Thầy giáo Nguyễn Văn Quang - Hiệu trưởng nhà trường trình bày diễn văn khai giảng.
Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá, thực hiện chương trình giáo dục nên chất lượng giáo dục toàn diện của Trường THPT Cẩm Bình ngày càng ổn định và thực chất, chất lượng mũi nhọn tiếp tục giữ vững và phát triển.
Các em học sinh thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 trong lễ khai giảng.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm luôn đạt trên 99%; giảm tỉ lệ học sinh hạnh kiểm, học lực yếu và lưu ban chỉ còn 0,26%; học sinh giỏi toàn diện tăng đều hằng năm. Năm học 2019 - 2020, có 57 lượt học sinh đạt giải tại các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đánh trống khai giảng năm học mới.
Năm học 2020-2021, Trường THPT Cẩm Bình có 1.495 học sinh ở 3 khối. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nhà trường xác định trong năm học mới là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ năng lực đáp ứng yêu cầu tự chủ ngày càng cao theo tinh thần đổi mới giáo dục.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, huyện Cẩm Xuyên tặng hoa chúc mừng tập thể Trường THPT Cẩm Bình.
Giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng mũi nhọn, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề. Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao học bổng cho các em học sinh mồ côi, khuyết tật, vươn lên trong học tập.
Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Cẩm Bình đặt ra mục tiêu giữ vững và phát huy tốt hơn nữa các thành tích toàn diện để đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường vào quý IV/2021.
Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - Ngôi trường của những "siêu nhân điểm 10" Theo thống kê của Trường THPT chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 năm nay, số học sinh đạt điểm 10 tuyệt đối các môn là 34 em. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trường có 298 em có em đăng ký thi, tuy nhiên có 8 em được miễn thi vì được gọi...