Học phí đại học tăng đến mức nào?

Bộ GD-ĐT vừa lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục (CSGD) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập ; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Nghị định mới này sẽ thay thế cho Nghị định 86 (áp dụng từ năm 2015 đến năm 2020), đáng chú ý là có nhiều điểm mới về quy định mức trần học phí với từng loại trường (tự chủ và chưa tự chủ), từng chương trình đào tạo.

Học phí trường tự chủ tăng cao nhất

Dự thảo Nghị định nêu trên đưa ra mức học phí mới thay thế Nghị định 86 của Chính phủ dự kiến thực hiện từ năm học 2021-2022. Tuy nhiên, do vấp phải phản ứng của dư luận nên ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề xuất trình Thủ tướng xin giữ nguyên học phí của năm học tới như năm học 2020-2021. Như vậy, nếu được Chính phủ chấp thuận và dự thảo Nghị định đi vào thực tế, từ năm học 2022-2023, sẽ chính thức áp dụng mức tăng học phí theo quy định mới.

So với Nghị định 86 quy định về học phí hiện hành, dự thảo Nghị định có nhiều điểm mới liên quan học phí đại học (ĐH) công lập. Đó là học phí ĐH được chia thành nhiều mức, thay vì 2 mức như Nghị định 86 (các trường ĐH tự chủ và các trường ĐH chưa tự chủ) gắn kiểm định với học phí.

Học phí đại học tăng đến mức nào? - Hình 1

Phụ huynh, tân sinh viên đóng học phí nhập học năm 2020 tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Theo đó, dự thảo nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với CSGD ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước.

Mức học phí chia theo 7 khối ngành. Như Khối ngành I (Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên) từ 1,25 triệu đồng/tháng (năm học 2021-2022) và 2,45 triệu đồng/tháng năm học 2025-2026, Khối ngành II (Nghệ thuật) tăng tương ứng 1,2 – 1,93 triệu đồng/tháng. Trong đó, Khối ngành Sức khỏe chia làm 2 nhóm: nhóm ngành Sức khỏe học phí 1,85 – 3 triệu đồng/tháng; nhóm ngành Y dược từ 2,45 – 3,94 triệu đồng/tháng.

Đối với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn) nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước (tự chủ mức 1), thì mức học phí tối đa được xác định bằng 2 lần mức trần học phí quy định, có nghĩa là học phí của các trường tự chủ sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Như vậy, cả nước hiện có 23 trường thí điểm tự chủ (phần lớn là tự chủ chi thường xuyên) học phí sẽ tăng gấp đôi, ít nhất là 40 triệu đồng/năm với chương trình hệ đại trà.

Video đang HOT

Với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng CSGD ĐH trong nước (tự chủ mức 2), mức học phí tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí.

Với CSGD ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và được tự chủ, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước, mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế (tự chủ mức 3), được tự xác định học phí của chương trình trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phải đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế trong vòng 2 năm, kể từ khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thì được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Cùng với học phí ĐH, học phí sau ĐH (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ), mức trần học phí được tính bằng học phí ĐH nhân 1,5 lần với đào tạo thạc sĩ, nhân 2,5 lần với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

Tăng học phí để cải thiện chất lượng?

Như vậy, theo dự thảo Nghị định thì mức học phí cả trường công lập chưa tự chủ và trường công lập tự chủ sẽ tăng rất nhiều. Năm học 2021 có thể chưa áp dụng vì quá nhạy cảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng chắc chắn là học phí mới sẽ được áp dụng trong năm 2022. Khi đó, học phí ĐH ở các trường công lập nói chung, thấp nhất cũng 12 triệu đồng/năm (năm 2022 với Khối ngành Nghệ thuật, cao nhất là 24 triệu đồng/năm với Khối ngành Y dược.

Tương ứng đến năm 2025 sẽ là 19,3 triệu đồng/năm và 39,4 triệu đồng/năm). Với các trường tự chủ, đạt chuẩn kiểm định học phí sẽ được tính lên cao hơn gấp 2 đến 2,5 lần.

Học phí đại học tăng đến mức nào? - Hình 2

Sinh viên trong giờ thực hành

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021: Bài toán học phí ĐH khá phức tạp, vừa tính đến yếu tố đảm bảo khả năng chi trả của một bộ phận khá lớn của người dân, vừa tính đến chất lượng, lương giảng viên, trang thiết bị hiện đại gắn với đổi mới chương trình.

Nếu xét về học ĐH như một sự đầu tư vì lợi ích cá nhân và vì lợi ích chung (theo nghĩa hàng hóa công) thì sự chia sẻ tài chính giữa người học và Nhà nước là cần thiết. Nếu học phí (tài chính đầu tư quá thấp) lại quản lý kém dẫn đến hiệu quả thấp do chất lượng đầu ra không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Nói cách khác, tự chủ chi thường xuyên cho một số CSGD ĐH cho thấy bước đầu có tác dụng tốt về mặt chất lượng, lãnh đạo nhà trường phải năng động hơn để tìm kiếm nguồn lực thông qua các nghiên cứu, dịch vụ sản xuất kinh doanh, tài trợ từ doanh nghiệp… Điều cần nhấn mạnh là mọi khoản thu chi phải minh bạch, quản lý tốt, không để thất thoát và góp phần cải thiện chất lượng.

Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM (một trong 23 trường thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017) cho rằng: Người học phản ứng tăng học phí là đúng, vì người học muốn học phí thấp, chất lượng phải cao. Nhưng điều này khó có thể xảy ra khi Nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các trường.

Các trường bắt buộc phải cân đối giữa học phí và thu nhập của người dân, ở mức chấp nhận được. Học phí ĐH của Việt Nam được xem là khá rẻ nên khó muốn vừa chất lượng, nghiên cứu mạnh, lương giảng viên cao vừa cơ sở vật chất tốt, chương trình tiên tiến được.

Ngược lại, khi học phí cao, các trường tự chủ sẽ có chính sách, nhiều nguồn quỹ (quy định trích 8% học phí cho quỹ học bổng) để trao cho những em học giỏi, diện chính sách. Không thể kéo dài học phí thấp và chất lượng làng nhàng được.

Trong dự thảo nghị định, còn có phần rất mới về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo Ban soạn thảo nghị định, giá dịch vụ đào tạo được xác dịnh theo Luật Giá và Luật Giáo dục Đại học (hiệu lực từ ngày 1-7-2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giá dịch vụ đào tạo được xác định theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, phù hợp với thực tế.

TS Hoàng Ngọc Vinh, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 cho biết, theo Ngân hàng Thế giới thì giáo dục – đào tạo là lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Vì vậy, khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng đấu thầu dịch vụ giáo dục đào tạo, buộc phải tính toán chi phí của quá trình đào tạo (cơ sở vật chất, lương, chương trình…) để có sự cạnh tranh.

Đơn vị nào có giá dịch vụ đào tạo hợp lý, cạnh tranh hơn sẽ được lựa chọn đặt hàng đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta quen dùng là học phí, chi phí đào tạo nên khi gọi giá dịch vụ đào tạo thì hơi khó nghe.

Chi tiết mức học phí đại học dự kiến tăng từ năm 2021

Theo dự thảo đề xuất của Bộ GDĐT, từ năm học 2021-2022, học phí đại học tăng 12,5% so với năm học 2020-2021.

Chi tiết mức học phí đại học dự kiến tăng từ năm 2021 - Hình 1

Ảnh minh họa

Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GDĐT đề xuất mức tăng học phí đại học năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐHQGHN, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025. Cụ thể như sau:

Bộ dự thảo mức trần học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước:

Chi tiết mức học phí đại học dự kiến tăng từ năm 2021 - Hình 2


Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần trần học phí.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được thu học phí tối đa 2,5 lần trần học phí.

Bộ GDĐT giải thích, căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục đại học công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐHQGHN cho thấy để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng chưa cao nên Bộ GDĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.

Theo Bộ GDĐT, đối với hệ đào tạo đại học, mức tăng học phí trung bình là 12,5%, hướng tới tính đúng tính đủ chi phí đào tạo đại học đến năm 2025.

Việc tăng học phí này sẽ ảnh hưởng nhất định đến người học, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong Nghị định cũng quy định những điều khoản hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí cho các đối tượng ưu tiên, nhằm đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sau 5 năm ở rể, tôi được bố vợ cho mảnh đất, nhưng tối đó mẹ vợ lại lén nhét vào tay tôi một tờ giấy khiến tôi lặng người suốt đêmSau 5 năm ở rể, tôi được bố vợ cho mảnh đất, nhưng tối đó mẹ vợ lại lén nhét vào tay tôi một tờ giấy khiến tôi lặng người suốt đêm
21:33:00 06/07/2025
Tạm giữ người bố xích chân kéo lê con trai trên đường phố ở Hải PhòngTạm giữ người bố xích chân kéo lê con trai trên đường phố ở Hải Phòng
22:01:04 06/07/2025
Tỉ phú công nghệ bị tòa bác yêu cầu, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục theo đuổi vụ kiệnTỉ phú công nghệ bị tòa bác yêu cầu, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục theo đuổi vụ kiện
21:42:25 06/07/2025
NSND Công Lý xưng hô "kỳ lạ" gây tranh cãi, vợ kém 15 tuổi lên tiếngNSND Công Lý xưng hô "kỳ lạ" gây tranh cãi, vợ kém 15 tuổi lên tiếng
21:50:39 06/07/2025
Hoá ra vai Tiểu Long Nữ vốn là của đại mỹ nhân đẹp ăn đứt Lưu Diệc Phi, từ chối vì bị chơi xấu quá đáng sợHoá ra vai Tiểu Long Nữ vốn là của đại mỹ nhân đẹp ăn đứt Lưu Diệc Phi, từ chối vì bị chơi xấu quá đáng sợ
23:59:53 06/07/2025
Căn nhà 10 phòng mà diễn viên quê Cần Giuộc báo hiếu bố mẹ sau 2 tháng khởi côngCăn nhà 10 phòng mà diễn viên quê Cần Giuộc báo hiếu bố mẹ sau 2 tháng khởi công
22:14:13 06/07/2025
Trương Ngọc Ánh mướt mồ hôi chơi pickleball, Đỗ Mạnh Cường xây nhà 2.000m2Trương Ngọc Ánh mướt mồ hôi chơi pickleball, Đỗ Mạnh Cường xây nhà 2.000m2
22:31:12 06/07/2025
Hùng Thuận 'Đất phương Nam' tung ảnh cưới, nhan sắc người bạn đời gây chú ýHùng Thuận 'Đất phương Nam' tung ảnh cưới, nhan sắc người bạn đời gây chú ý
21:39:40 06/07/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bỏ Google, cô gái U35 về TP.HCM làm lại từ đầu: "Việt Nam giờ cũng rất đỉnh"

Bỏ Google, cô gái U35 về TP.HCM làm lại từ đầu: "Việt Nam giờ cũng rất đỉnh"

Netizen

07:15:41 07/07/2025
Năm 2001, Phương Thúy Doanova, khi đó còn là một nhóc gái 9 tuổi, theo gia đình sang Cộng hòa Séc sinh sống. Lớn lên, cô học đại học ở Đức, đi làm ở nhiều công ty và tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có trụ sở Google tại Dublin (Ireland)...
Hàn Quốc: Quyết tâm kiềm chế lạm phát, đẩy nhanh triển khai ngân sách bổ sung

Hàn Quốc: Quyết tâm kiềm chế lạm phát, đẩy nhanh triển khai ngân sách bổ sung

Thế giới

06:52:36 07/07/2025
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol đang bị điều tra về nhiều tội danh quan trọng trong thời gian tại nhiệm. Ông vừa hoàn tất cuộc thẩm vấn lần 2 hôm 5/7 và có thể sẽ phải tham gia thêm một cuộc thẩm vấn nữa trong vài ngày tới.
Điểm mặt đại gia chi hàng trăm tỷ đồng đánh bạc tại sòng bài ở khách sạn Pullman

Điểm mặt đại gia chi hàng trăm tỷ đồng đánh bạc tại sòng bài ở khách sạn Pullman

Pháp luật

06:45:24 07/07/2025
Theo CQĐT, người quản lý King Club là Kim In Sung đã thu lợi bất chính hơn 9,2 triệu USD (tương đương hơn 222 tỷ đồng) từ tổng số tiền mà các bị can đã đánh bạc thua.
Sinh vật lạ 'chưa từng thấy' bò lúc nhúc trong bó rau muống ở Quảng Trị

Sinh vật lạ 'chưa từng thấy' bò lúc nhúc trong bó rau muống ở Quảng Trị

Tin nổi bật

06:40:56 07/07/2025
Trong quá trình sơ chế rau muống, người phụ nữ ở Quảng Trị phát hiện một loài sinh vật lạ bò ngoe nguẩy. Lãnh đạo Chi cục thủy sản, Chi cục kiểm lâm đều khẳng định chưa từng thấy sinh vật lạ này.
Nghe vợ thì thầm với hai con lúc nửa đêm, tôi quyết định xé đơn ly hôn

Nghe vợ thì thầm với hai con lúc nửa đêm, tôi quyết định xé đơn ly hôn

Góc tâm tình

06:25:27 07/07/2025
Hai ngày vợ vắng nhà, những tấm ảnh họp lớp vợ chụp cùng bạn bè đăng trên mạng khiến tôi cũng vui lây. Ai ngờ, hai ngày ngắn ngủi ấy đủ để làm tan nát một gia đình.
Bạn trai thiếu gia công khai yêu Miu Lê

Bạn trai thiếu gia công khai yêu Miu Lê

Sao việt

06:04:58 07/07/2025
Dù chưa một lần chính thức xác nhận mối quan hệ, nhưng cả hai dường như chẳng còn giấu giếm nữa, nhất là màn tung thính mới đây khiến dân mạng được dịp rần rần.
3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối

3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối

Sức khỏe

05:58:58 07/07/2025
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chuối còn nhiều các loại chất xơ, điển hình là pectin có thể tan trong nước. Nếu chuối chín sẽ làm tăng tỷ lệ pectin hòa tan trong nước. Cả tinh bột kháng và pectin đều giúp cho lượng đường huyết sau ...
Mỹ nhân Thế Giới Hôn Nhân bật khóc khi được minh oan cáo buộc bạo lực học đường: "Nhưng đã mất 5 năm rồi..."

Mỹ nhân Thế Giới Hôn Nhân bật khóc khi được minh oan cáo buộc bạo lực học đường: "Nhưng đã mất 5 năm rồi..."

Sao châu á

05:58:22 07/07/2025
Shim Eun Woo đã tải lên video chân thành có tựa đề Đã 5 năm rồi trên kênh YouTube cá nhân. Đây là lần đầu tiên cô xuất hiện trước công chúng sau thời gian dài.
3 món ngon dễ nấu cùng trứng gà: Đều có hương vị "hết chỗ chê", dùng ăn sáng - trưa - tối đều hợp

3 món ngon dễ nấu cùng trứng gà: Đều có hương vị "hết chỗ chê", dùng ăn sáng - trưa - tối đều hợp

Ẩm thực

05:49:58 07/07/2025
3 món ăn từ trứng gà này không chỉ chế biến đơn giản mà còn mang lại hương vị thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình bạn.
Ca sĩ Hoài Lâm ra sao khi trở lại?

Ca sĩ Hoài Lâm ra sao khi trở lại?

Nhạc việt

05:47:53 07/07/2025
Hoài Lâm vừa cho ra mắt ca khúc do chính anh sáng tác mang tên Trắng ngà . Sản phẩm mới giúp nam ca sĩ khoe chất giọng ngọt ngào, nội lực, song chưa đạt được hiệu ứng như mong đợi.
Ngỡ ngàng với diện mạo của Ngô Thanh Vân, ám ảnh tới mức mẹ ruột cũng phải sợ hãi

Ngỡ ngàng với diện mạo của Ngô Thanh Vân, ám ảnh tới mức mẹ ruột cũng phải sợ hãi

Hậu trường phim

05:47:08 07/07/2025
Mới đây nhất, giữa thời điểm The Old Guard 2 vừa ra mắt và được chú ý trên toàn cầu, Ngô Thanh Vân cũng tranh thủ tung ra những clip, hình ảnh hậu trường phim.