Lòng đỏ trứng gà đậm màu có bổ dưỡng hơn?
Nhiều người cho rằng lòng đỏ trứng gà có màu sắc đậm thường bổ dưỡng hơn.
Vỏ trứng có nhiều màu sắc, lòng đỏ trứng cũng có sự khác biệt như vậy, chuyển từ vàng nhạt đến cam đậm.
Thức ăn của gà mái đẻ sẽ tác động tới thành phần của quả trứng, bao gồm lòng đỏ. Trong cuốn sách Về Thực phẩm và Nấu ăn, tác giả Harold McGee cho biết mỗi năm, một con gà mái “chuyển đổi khoảng 8 lần trọng lượng cơ thể của nó thành trứng”.
Lòng đỏ có nhiều sắc màu khác nhau. Ảnh: Shutterstock
Lý do lòng đỏ có các màu sắc khác nhau
Theo Taste of Home, màu sắc của lòng đỏ trứng không liên quan gì đến giống gà mà được quyết định bởi chế độ ăn của gà. Những con gà mái ăn thực phẩm có nhiều sắc tố màu vàng cam sẽ đẻ trứng có lòng đỏ sẫm hơn.
Lý do gà nuôi thả hay đẻ trứng có lòng đỏ đậm bởi chúng thường kiếm các thực vật có hàm lượng sắc tố nhất định cao hơn (được gọi là xanthophylls). Với gà nuôi nhốt, thức ăn từ ngô cũng đem lại tác dụng tương tự. Một số nông dân thậm chí còn cho gà ăn cánh hoa cúc vạn thọ, ớt chuông để lòng đỏ có màu đậm.
Lòng đỏ sẫm màu có bổ dưỡng hơn không?
Theo Southern Living, lòng đỏ chỉ chiếm 1/3 trọng lượng quả trứng nhưng chứa 75% lượng calo. Phần này của trứng chứa protein, chất béo và hầu hết sắt, vitamin A.
Lòng đỏ màu vàng nhạt và cam đậm có cùng lượng protein và chất béo. Hiện vẫn còn tranh cãi liệu lòng đỏ sẫm có thể chứa nhiều vitamin hơn và ít cholesterol hơn.
Tuy nhiên, nhiều người nội trợ cho rằng sau khi chế biến, lòng đỏ sẫm màu thường có hương vị thơm ngon hơn.
Lòng đỏ chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Ảnh: Foodunfolded
Giá trị bổ dưỡng của lòng đỏ
Video đang HOT
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lòng đỏ của một quả trứng lớn cung cấp 55 calo, 2,7g protein, 4,5g chất béo, 184mg cholesterol, 0,6g carbohydrate, 0,1g đường. Lòng đỏ chứa ít nhất 7 khoáng chất thiết yếu bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm và nhiều loại vitamin.
Theo Medical News Today, ăn cả lòng trắng và lòng đỏ sẽ đảm bảo cân bằng hợp lý về protein, chất béo và calo. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2019 cho thấy hầu hết các chất dinh dưỡng trong trứng đều nằm ở lòng đỏ. Dưới đây là một số tác dụng của lòng đỏ:
Giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa: Các protein trong lòng đỏ trứng, như phosvitin, có thể làm giảm số lượng hợp chất gây viêm trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Một số hợp chất gọi là glycopeptide sunfat trong lòng đỏ có thể kích thích sản xuất các tế bào trong hệ miễn dịch chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Hạ huyết áp: Lòng đỏ chứa một số hợp chất gọi là peptide làm giảm đáng kể huyết áp ở chuột. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực: Lòng đỏ là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hai vấn đề về mắt phổ biến ở nhóm trên 55 tuổi.
Số lượng trứng nên ăn trong một tuần cho từng nhóm tuổi
Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích, vậy nhưng ăn trứng bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết.
Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn trứng mang lại nhiều tác dụng tốt, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng không tốt với sức khoẻ. Vậy, số lượng trứng nên ăn trong 1 tuần cho từng nhóm tuổi là tốt nhất.
Thành phần dinh dưỡng của trứng
Trứng có nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, đây cũng là thực phẩm chứa protein và choline dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong trứng.
Trứng gà
Bài viết trên wesbite Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, thành phần dinh dưỡng 1 quả trứng với 100 gam ăn được:
Năng lượng: 166 kcalProtein: 14,8 gamChất béo: 11,6 gamGlucid: 0,5 gamChất xơ: 0 gamVitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1,29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0,88 mcg), vitamin K (0,3 mcg)...Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2,7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0,9 mg), magie (11 mg)...
Trứng gà là loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.
Trứng vịt
Báo Công thương dẫn lời TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, trứng vịt có kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt nhiều hơn về số lượng.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
Trứng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng cần ăn đúng liều lượng.
Trứng chim cút
Mặc dù kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.
Số lượng trứng nên ăn trong 1 tuần cho từng nhóm tuổi?
Chúng ta ai cũng đều biết rằng trứng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng một người nên ăn bao nhiêu quả trứng trong một tuần thì không phải ai cũng rõ.
Dưới đây là số lượng trứng nên ăn mỗi tuần ở từng nhóm tuổi:
Người cao tuổi
Bài viết trên Báo Vietnamnet chỉ ra, một người già sức khỏe ổn định có thể ăn 7 quả trứng trong một tuần. Khi tuổi tác cao lên, sức mạnh của xương giảm đi, trứng cung cấp vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi đảm bảo sức khỏe của xương. Cùng với đó, trứng cung cấp 13 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Lòng đỏ trứng chứa lutein và zeaxanthin, làm giảm nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể và thoái hóa cơ.
Người trưởng thành
So với các nguồn cholesterol khác thì cholesterol trong trứng không mang lại những tác động tiêu cực cho cơ thể. Vì vậy, người trưởng thành có thể ăn 7 quả trứng mỗi tuần mà không cần lo ngại việc ảnh hưởng đến tim mạch.
Đồng thời, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho tim thì có thể bổ sung tối đa 1 quả trứng mỗi ngày. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch hoặc đột quỵ.
Người bệnh
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, đối với người bệnh, ngoài việc điều trị thì chế độ ăn cũng là phần quan trọng. Trong đó, mỗi một tình trạng sẽ có một chế độ khác nhau:
Người bị tiểu đường type 2: bệnh nhân chỉ nên ăn tối đa 1 quả trứng 1 ngày và 5 quả trứng 1 tuần.
Người bị tim mạch hoặc người nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch: có thể ăn 7 quả trứng 1 tuần nếu đang thực hiện chế độ ăn ít bão hoà. Nếu thực hiện chế độ ăn bình thường thì chỉ nên tiêu thụ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần và không ăn quá 4 lòng đỏ.
Người có chỉ số cholesterol LDL cao: tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả trứng mỗi tuần. Nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả mỗi tuần.
Người mắc hội chứng chuyển hoá: nếu thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hoà thì chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần.
Phụ nữ mang thai
Trứng là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất tốt cho cơ thể, có thể đáp ứng nhu cầu của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Đối với thai phụ khỏe mạnh, có thể ăn 3- 4 quả trứng mỗi tuần. Còn đối với mẹ bầu mắc tiểu đường hoặc các vấn đề về thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết một tuần nên ăn mấy quả trứng.
Trẻ em
Không dễ để trả lời câu hỏi trẻ em một tuần nên ăn mấy quả trứng vào từng độ tuổi sẽ có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và chất dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể như sau:
Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng gà, mỗi tuần ăn 2 - 3 bữa.
Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi: chỉ nên hấp thụ 1 lòng đỏ trong một bữa, một tuần ăn không quá 4 lòng đỏ.
Trẻ từ 1 - 2 tuổi: mỗi tuần có thể ăn 3 - 4 quả trứng.
Trẻ trên 2 tuổi: có thể ăn tùy theo sở thích của trẻ nhưng chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày một quả.
Một lòng đỏ trứng mỗi bữa là phù hợp với nhu cầu của trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn "Số lượng trứng nên ăn trong 1 tuần cho từng nhóm tuổi". Có thể thấy rằng, trứng mang lại cho chúng ra nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng mà lượng trứng hấp thụ là không giống nhau. Vì vậy, bạn hãy lưu ý để phân chia khẩu phần ăn cũng như chuẩn bị thực đơn hợp lý nhé.
5 bài thuốc có trứng gà trị kinh nguyệt không đều Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi thanh xuân. Trứng gà kết hợp với hoàng kỳ, đương quy.. trị kinh nguyệt không đều. Bài 2:Trứng gà 2 quả, hương phụ 20g, trần bì 10g,ích mẫu thảo 30g. Công dụng:Dùng trong trường hợp kinh nguyệt không có quy luật, hay lo buồn, dễ cáu giận, lượng kinh...