8 thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe não bộ
Nhiều loại thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe não bộ, chẳng hạn như bông cải xanh, trứng, quả óc chó, nghệ,…
Các loại thực phẩm bạn ăn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não. Bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ, trí nhớ và sự tỉnh táo bằng cách bổ sung nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như rau xanh, trứng, cá hồi, quả việt quất và quả óc chó trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Những thực phẩm này cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Trong trứng gà có chứa choline rất tốt cho sức khỏe não bộ. Ảnh: Pexels
Theo Times Now, dưới đây là 8 thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe não bộ nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin K, được cho là hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Hạt bí
Hạt bí chứa magie, sắt, kẽm, đồng và các khoáng chất khác cần thiết cho chức năng não.
Trứng
Trứng là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng gắn liền với sức khỏe não bộ, bao gồm vitamin B6 và B12, folate và choline.
Nghệ
Video đang HOT
Nghệ chứa chất curcumin, vượt qua hàng rào máu não và có lợi ích chống viêm và chống oxy hóa.
Quả óc chó
Quả óc chó có hàm lượng DHA, một loại axit béo omega-3 cao có lợi cho sức khỏe não bộ.
Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể trì hoãn lão hóa não và cải thiện trí nhớ.
Quả cam
Cam giàu vitamin C, là chìa khóa để ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Sô cô la đen
Sô cô la đen chứa flavonoid, caffeine và chất chống oxy hóa, mang lại tác dụng tăng cường trí não trong thời gian ngắn.
Tránh thực phẩm này vì không tốt cho sức khỏe não bộ
Ăn thực phẩm đóng gói có nhiều đường, thực phẩm chiên giòn, thịt nguội... nó không tốt cho sức khỏe não bộ và sức khỏe tổng thể theo Eat This, Not that.
Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể. Bộ não là thứ mà chúng ta không thể bỏ qua khi nói đến sức khỏe của mình, đó là lý do tại sao bạn phải biết loại thực phẩm nào giúp ích và làm tổn thương cơ quan quan trọng này.
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ làm suy giảm chức năng nhận thức theo thời gian. Ảnh: Shutterstock.
Dưới đây là một số thực phẩm chúng ta cần tránh để sức khỏe não bộ luôn đảm bảo.
Thực phẩm đóng gói có đường như bánh quy và kem
Các loại thực phẩm như bánh quy, kem, bánh ngọt, bánh rán và thậm chí một số loại ngũ cốc cung cấp nhiều đường và không có nhiều chất dinh dưỡng.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống có đường sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm đột ngột, khi đó sẽ làm suy giảm chức năng nhận thức theo thời gian.
Được biết, bệnh Alzheimer còn được gọi là 'bệnh tiểu đường loại III'. Các loại đồ uống chứa nhiều đường, chúng có hàm lượng fructose cao có thể góp phần gây kháng insulin và suy giảm nhận thức khi tiêu thụ quá mức.
Ăn nhiều thực phẩm chiên giòn gây tình trạng viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức. Ảnh: Shutterstock.
Chất béo chuyển hóa giống như thực phẩm chiên giòn
Những món ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên ngập dầu, đồ ăn nhẹ đã qua chế biến và một số loại bơ thực vật có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và có thể làm tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức.
Bởi viêm là nguyên nhân chung của hầu hết các bệnh liên quan đến tuổi tác. Bệnh Alzheimer cũng không ngoại lệ.
Ăn thường xuyên thực phẩm chế biến sẵn sẽ góp phần làm suy giảm nhận thức. Ảnh: Shutterstock.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia nhân tạo, chất bảo quản và chất béo không lành mạnh, có thể góp phần làm suy giảm nhận thức khi tiêu thụ thường xuyên.
Uống quá nhiều rượu
Tiêu thụ rượu nặng có thể dẫn đến tổn thương và làm suy giảm chức năng nhận thức theo thời gian.
Khi bạn tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến suy giảm khả năng phối hợp mãn tính, co giật và một loạt các rối loạn khác có thể khiến phải nhập viện. Thậm chí, bạn có thể chết vì các biến chứng liên quan đến rượu.
Thực phẩm giàu natri như thịt nguội
Chế độ ăn nhiều natri (muối) có thể góp phần gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tim và não. Ảnh: Shutterstock.
Các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao như bánh mì cuộn, thịt nguội, thịt bò khô, gia vị, nước tương, dưa chua, bánh quy xoắn, bánh pudding ăn liền.... có thể tàn phá cơ thể sau khi ăn vào.
Chế độ ăn nhiều natri (muối) có thể góp phần gây ra huyết áp cao, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tim và não.
Chất làm ngọt nhân tạo
Một số nghiên cứu cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể có tác động xấu đến chức năng nhận thức và quá trình trao đổi chất.
Uống quá nhiều caffeine có thể dẫn đến lo lắng, rối loạn giấc ngủ và làm suy giảm chức năng não. Ảnh: Shutterstock.
Vì vậy, bạn nên chú ý nhãn thực phẩm một cách cẩn thận và giảm thiểu việc tiêu thụ aspartame, sucralose và saccharin. Thay vào đó, bạn thể sử dụng các loại rau, củ và trái cây tươi.
Caffeine quá mức
Mặc dù tiêu thụ caffeine vừa phải có thể mang lại lợi ích về nhận thức, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến lo lắng, rối loạn giấc ngủ và có khả năng làm suy giảm chức năng não.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của chúng ta như thế nào? Một số thử nghiệm được thực hiện ở nam thanh thiếu niên cho thấy khi cắt giảm các thực phẩm có đường và tinh bột (nước ngọt, đồ ngọt, bánh mỳ trắng, mỳ ống...), sẽ làm giảm mụn trứng cá. Chế độ ăn uống đôi khi có thể quyết định sức khỏe làn da của bạn. (Ảnh: iStock) Khi bạn nhìn vào gương...