Lốc xoáy kinh hoàng càn quét bang của Mỹ, ít nhất 50 người có thể đã chết
Ít nhất 50 người có thể đã thiệt mạng sau khi một trận lốc xoáy dữ dội tấn công bang Kentucky của Mỹ, gây ra cảnh tượng tàn phá kinh hoàng.
Cảnh tượng tan hoang tại Mayfield, Kentucky (Ảnh: Fox).
Thống đốc Kentucky Andy Beshear tối 10/12 cho biết, trận lốc xoáy tấn công vào phía tây nam của bang này, khiến ít nhất 50 người có thể đã thiệt mạng. Khu vực bị tàn phá dữ dội nhất tập trung ở hạt Graves, bao gồm thị trấn Mayfield.
Ông Beshear cho hay, 2 xe tải nước sạch đã được đưa tới Mayfield để đảm bảo người dân có nước uống. Ông cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn bang và triển khai đội vệ binh quốc gia.
“Chúng ta có một nhà máy ở Mayfield bị sập mái và nó sẽ trở thành một sự cố chết chóc hàng loạt”, ông Beshear cho biết. Ngoài ra, tòa án hạt Graves và nhà tù nằm liền kề cũng bị lốc xoáy tàn phá.
Lốc xoáy kinh hoàng càn quét bang của Mỹ, ít nhất 50 người có thể đã chết
Trận lốc xoáy ở Kentucky là một trong 24 cơn lốc xoáy ghi nhận tại 5 bang Arkansas, Illinois, Kentucky, Missouri và Tennessee. Tại Arkansas, 2 người đã thiệt mạng.
Giao lộ 555 gần thị trấn Trumann bị đóng cửa vì các phương tiện bị lật, theo quan chức cơ quan tình trạng khẩn cấp của bang.
Bản đồ cho thấy khu vực rộng lớn bị lốc xoáy càn quét (Đồ họa: WoodTV).
Tại thị trấn Samburg, tây bắc Tennessee, nhiều tòa nhà bị hư hại. Thị trấn “gần như bị san phẳng”, Judy Faulkner, người điều phối văn phòng cảnh sát trưởng hạt Obion, cho biết.
Tại Illinois, một nhà kho của Amazon ở phía đông bắc St. Louis đã bị hư hại. Tại Madisonville, Kentucky, một đoàn tàu bị trật bánh vào sáng sớm 11/12.
Nếu đường đi của cơn lốc xoáy thực sự kéo dài từ Arkansas tới Kentucky, đây có thể sẽ là quãng đường dài nhất được ghi nhận từ năm 1925 tới nay.
Xe hơi nát vụn, đè lên nhau tại Mayfield (Ảnh: Fox).
(Ảnh: Fox).
(Ảnh: Fox).
Xe hơi lật ngửa, nằm chất đống lên nhau sau trận lốc xoáy (Ảnh: Fox).
Mối đe dọa rình rập hàng triệu người Mỹ chưa tiêm vắc xin
Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra, 5 khu vực dân cư gồm 15 triệu dân Mỹ có nguy cơ trở thành "lò ấp" những biến chủng virus nguy hiểm hơn do phần lớn dân cư ở các khu này chưa tiêm vắc xin.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người Mỹ vẫn chưa thực sự mặn mà với việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 (Ảnh: USA Today).
CNN đưa tin, các nhà nghiên cứu từ Đại học Georgetown công bố một bản phân tích dữ liệu mới, cảnh báo rằng các khu vực dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp, hầu hết nằm ở miền nam nước Mỹ, rất dễ tổn thương trước làn sóng lây nhiễm dịch bệnh bùng phát và có thể trở thành "lò ấp" những biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn cho nước Mỹ và cả thế giới.
Nghiên cứu trên xác định ra 30 khu vực gồm các hạt tiêm chủng thấp, trong đó có 5 cụm nằm rải rác tại các bang đông nam và trung tây của Mỹ. Các cụm dân cư này trải rộng trên 8 bang, bắt đầu từ đông Georgia tới Texas ở phía tây, Missouri ở phía nam. Ngoài ra, các cụm này gồm một phần của các bang Alabama, Arkansas, Louisiana, Oklahoma và Tennessee. Hầu hết các bang kể trên đều đang ghi nhận số ca Covid-19 tăng trong thời gian qua.
"Một phần của nước Mỹ đang dễ tổn thương và nếu không nói là tổn thương hơn thời điểm tháng 12/2020", chuyên gia Shweta Bansal từ Đại học Georgetown cảnh báo.
Các khu vực dễ tổn thương trên đang đặt nước Mỹ và cả thế giới vào mối đe dọa rằng kịch bản năm 2020 có thể tái diễn một phần nào đó, khi những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao có thể trở thành "lò ấp" các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn trong tương lai.
"Những khu vực tập trung người chưa tiêm chủng đang chặn đứng con đường nhằm loại bỏ virus vĩnh viễn", tiến sĩ Jonathan Reiner từ đại học George Washington, cảnh báo.
Hiện có 1/3 người Mỹ chưa tiêm bất cứ mũi vắc xin nào và nghiên cứu của Georgetown chỉ ra rằng họ không phân bố đồng đều khắp cả nước, mà tập trung lại trong các khu vực kể trên. Năm khu vực dân cư "trong tầm ngắm" của nghiên cứu bao gồm 15 triệu dân và trong số đó, chỉ 27,9% người đã tiêm chủng đầy đủ các mũi, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 47,6% trên cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng triệu người Mỹ chưa tiêm chủng đang đối mặt với nguy cơ có thể vô tình giúp hình thành nên biến chủng mới khi tình hình lây nhiễm đang có dấu hiệu gia tăng.
Cơ chế xuất hiện của biến chủng là, mỗi lần nó lây lan rộng khắp, nó sẽ có cơ hội để học cách đột biến. "Nếu quý vị cho virus cơ hội lan truyền và nhân rộng, quý vị đã trao cho nó cơ hội để sản sinh ra nhiều biến chủng hơn", nhà dịch tễ học Mỹ Anthony Fauci cảnh báo.
Các chuyên gia lo ngại rằng, những biến chủng mới có thể sẽ ngày càng nguy hiểm hơn và có thể có khả năng kháng vắc xin. Điều này có thể gây ra mối đe dọa với cả những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao.
"Chúng ta đã khá may mắn khi các biến thể cho đến nay tương đối bị vô hiệu bởi vắc xin, nhưng nếu càng chần chừ trong việc tiêm vắc xin, biến chủng kháng vắc xin càng có cơ hội cao xuất hiện", chuyên gia Reiner cảnh báo.
Bệnh viện Mỹ lại ngộp thở vì sóng Covid-19 Sau vài tháng bình lặng, nhiều bệnh viện Mỹ lại đón làn sóng bệnh nhân Covid-19 mới, chủ yếu là người chưa tiêm chủng, khiến mọi thứ trở nên quá tải. Daniel Wilkinson, một cựu binh 46 tuổi ở thành phố Bellville, bang Texas, được đưa tới phòng cấp cứu và được chẩn đoán viêm tụy sỏi mật. Đây là một căn bệnh...