Loãng xương ngày càng trẻ hóa
Loãng xương thường được biết đến là căn bệnh của người già, tuy nhiên hiện nay tình trạng mắc bệnh loãng xương ở người trẻ có xu hướng gia tăng.
Thế nhưng, người trẻ thường không chú ý để phát hiện và phòng ngừa nên dễ gây ra những biến chứng về sau.
Thực hiện kỹ thuật đo mật độ loãng xương tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Ảnh: BVCC.
Loãng xương là căn bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới với ước tính khoảng trên 200 triệu người mắc. Đây được xem như một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người có tuổ.i, đặc biệt là phụ nữ.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp ở nước ta rất cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Cụ thể, ước tính có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương, theo dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 – 80%.
Đáng lo ngại hơn, loãng xương hiện không chỉ còn là vấn đề gặp phải ở người cao tuổ.i mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Điều đáng nói là loãng xương ở người trẻ thường ít được chú ý để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời nên dễ gây ra các hệ lụy không tốt cho sức khỏe và khả năng vận động.
Dù mới 25 tuổ.i nhưng chị L.T.D. (ở Hà Nội) đã xuất hiện những dấu hiệu của bệnh loãng xương. Đến thăm khám tại Bệnh viện đa khoa An Việt, các bác sĩ cho biết, do làm công việc văn phòng hằng ngày, bệnh nhân cúi người quá lâu dẫn tới tình trạng cứng cơ vai gáy làm hạn chế quá trình vận chuyển của cơ xương. Mặt khác, các xét nghiệm cho thấy, lượng canxi, vitamin trong cơ thể người bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ gây ra hiện tượng loãng xương trước tuổ.i.
Theo BS Trần Thị Kim Loan – nguyên Trưởng khoa Da liễu – Cơ xương khớp (Bệnh viện Giao thông vận tải) nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người trẻ là do thiếu hụt khoáng chất, canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng. Canxi là một trong những chất quan trọng giúp xây dựng và bảo toàn cấu trúc xương. Bên cạnh đó, vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Người trẻ thường không chú ý bổ sung đúng cách nên dễ bị thiếu hụt. Đặc biệt, ngày nay người trẻ có thói quen ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Điều này là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt canxi và các dưỡng chất quan trọng khác cho hệ thống xương khớp.
Không dừng lại tại đó, cuộc sống hiện đại với guồng xoáy công việc và học tập có thể khiến cho người trẻ dành ít thời gian cho hoạt động thể chất. Việc thiếu tập luyện đều đặn ảnh hưởng đến sức khỏe xương và cơ bắp, làm giảm khả năng chịu đựng của xương.
Ngoài ra, các thói quen tiêu cực như hút thuố.c l.á và sử dụng rượu bia cũng góp phần gây loãng xương ở người trẻ. Nicotine trong thuố.c l.á có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Video đang HOT
Rượu bia có thể làm giảm hấp thụ canxi qua ruột, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D. Điều này dễ gây tác động đến mật độ xương. Đặc biệt, uống rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ mất tế bào tạo xương và nguyên bào xương, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe xương khớp.
Để phòng ngừa nguy cơ loãng xương, đặc biệt ở người trẻ tuổ.i, việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương. Hoạt động thể chất đều đặn như tập thể dục, đi bộ,… có thể giúp tăng cường mật độ xương và cải thiện sức khỏe hệ xương.
Đồng thời, bảo đảm chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm như sữa, cá hồi, trứng, hải sản… sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương thêm khỏe mạnh. Nên cân nhắc bổ sung các khoáng chất khác như magie, kẽm cũng sẽ hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương ở người trẻ.
Giữ cân nặng ổn định để không bị thừa cân, béo phì là cách giảm áp lực lên xương, nhất là xương cột sống và khớp, nhờ đó có thể tránh được tình trạng loãng xương.
Để duy trì cân nặng lý tưởng cần có một chế độ ăn uống cân đối, với nguồn thức ăn đa dạng. Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Duy trì hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe cho xương. Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe hệ xương. Vì thế, người trẻ nên ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục và xây dựng hệ xương.
Tin mừng cho người thích ăn chuối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột...
Nghiên cứu cho thấy ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, ngừa ung thừa thận, phòng bệnh loãng xương... Ảnh: MedicalNewsToday.
Ở Mỹ, chuối là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất. Khảo sát Fresh Trend 2019 của The Packer cho thấy chuối, ngang hàng với táo, là loại trái cây phổ biến, được cả tr.ẻ e.m lẫn người lớn ưa chuộng.
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Chuối có vitamin C với hàm lượng khoảng 10 miligram/quả. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong hệ miễn dịch. Nghiên cứu công bố trên BDJ Open cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây có tác động tích cực đến nướu, giảm rủi ro mắc bệnh viêm hay sưng nướu.
"Vitamin C có mối quan hệ tích cực với sức khỏe nha chu", nghiên cứu viết. Chuối cũng là loại trái cây mềm, không ép răng phải làm việc quá sức khi ăn. Do đó, loại trái cây này có mối quan hệ khá tốt với sức khỏe răng miệng.
Tránh loãng xương
Theo Health Digest, xương của con người luôn phát triển và thay đổi theo thời gian. "Bộ xương người thay mới hoàn toàn sau mỗi 10 năm và những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc xương", TS Chad Deal, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp đồng thời là giám đốc Trung tâm Loãng xương, phân tích.
Ăn một quả chuối mỗi ngày ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe xương khớp về lâu dài. Chuối chứa nhiều kali giúp phòng bệnh loãng xương - căn bệnh làm xương người giòn xốp và dễ gãy. Thống kê của Tổ chức Xương khớp Quốc tế cho thấy khoảng 50% nữ giới và 25% nam giới trên 50 tuổ.i bị gãy xương vì căn bệnh này.
Thực phẩm giàu kali như chuối giúp cơ thể người lưu giữ canxi - khoáng chất cần thiết cho một bộ xương khỏe mạnh. Bác sĩ khuyến khích mọi người ăn chuối kèm một ít muối để duy trì sức khỏe xương khớp.
Chuối không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pexels.
Bảo vệ đường ruột
Chuối thường được khuyên dùng khi chúng ta bị đau bụng vì dễ tiêu hóa và làm dịu cơn đau dạ dày, theo Self. Chuối cải thiện sức khỏe đường ruột nếu được ăn hàng ngày.
Theo BBC, tinh bột trong loại trái cây này tạo ra môi trường sống phù hợp cho vi khuẩn đường ruột. Khi con người ăn chuối, lợi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển thuận lợi hơn.
Đối với những người thường bị đầy hơi, một quả chuối mỗi ngày cũng có thể giúp ích. Nghiên cứu được công bố trên Anaerobe, theo dõi 34 phụ nữ ăn hai quả chuối mỗi ngày, phát hiện những người tham gia bị đầy hơi với tần suất thấp hơn đáng kể so với trước đó.
Phổi khỏe hơn trông thấy
Nhiều người cho rằng sức khỏe của phổi và chế độ ăn uống ít liên quan. Song, theo Health Digest, lượng kali cao trong chuối giúp phổi khỏe mạnh hơn.
Theo Lisa Richards, chuyên gia dinh dưỡng đồng thời là tác giả của The Candida Diet (Tạm dịch: Chế độ ăn kiêng Candida), kali là chất "thiết yếu" giữ cho phổi hoạt động bình thường. "Tiêu thụ đủ kali, đặc biệt là khi còn nhỏ, giúp tăng chức năng và dung tích phổi", Lisa giải thích thêm và trích dẫn nghiên cứu về vấn đề này.
Gan được bảo vệ
Là cơ quan làm sạch má.u, gan khá bận rộn và con người cần hỗ trợ cơ quan này thông qua chế độ ăn uống. Một quả chuối mỗi ngày là người bạn tốt nhất của gan.
Theo Liver Support, hàm lượng kali cao trong chuối góp phần duy trì tỷ lệ chất lỏng và thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, hỗ trợ gan hoạt động. Hàm lượng tinh bột và chất xơ trong chuối có tác dụng điều hòa lượng đường trong má.u và giảm cholesterol xấu.
Chuối có lợi cho những người từng bị tổn thương gan và kali trong chuối giúp ngăn ngừa tình trạng này. Theo WebMD, nồng độ kali thấp gây bệnh gan nhiễm mỡ trong khi ăn chế độ ăn giàu kali giúp tăng cường sức khỏe gan.
Ngăn ngừa ung thư thận
Với chức năng lọc chất thải từ má.u, thận cần được chăm sóc đặc biệt và đầu tiên.
Ăn chuối mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư thận. Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế xem xét mối liên hệ giữa ung thư thận và chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả. Nghiên cứu phát hiện trong số tất cả các loại thực phẩm được ăn, những phụ nữ ăn bốn đến sáu quả chuối/tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp nhất.
Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị ung thư cần cẩn thận khi ăn chuối. Kidney Cancer UK giải thích hoạt động này nói chung là an toàn nhưng ăn quá nhiều chuối làm tăng nồng độ kali, gây nguy hiểm cho người đang hóa trị. Hãy nhớ tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Người bệnh ung thư gan nguyên phát nên tập thể dục như thế nào? Đối với bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, việc thực hiện chương trình tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nhiều tác dụng phụ thường gặp của bệnh ung thư. 1. Vai trò của thể dục đối với người bệnh ung thư gan nguyên phát Ung thư gan nguyên phát có thể bắt đầu như một khối u duy nhất...