Loại trái cây nổi tiếng bổ dưỡng nhưng 6 nhóm sau đây không nên ăn nhiều
Quả bơ được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta. Do có nhiều công dụng với sức khỏe, bơ được nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên, một số nhóm người không nên ăn quá nhiều loại quả này hằng ngày.
Cây bơ là giống ngoại nhập, có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ, được đưa vào Việt Nam trồng vào những năm 1940 của thế kỷ trước. Do có nét tương đồng về khí hậu nên cây bơ phát triển và sinh trưởng mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và lân cận.
Quả bơ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, trong đó có chất béo, carbohydrate, protein, kali, chất xơ, vitamin B – E – C – K, gluxit…
Trong 100g thịt quả bơ gồm: Chất đạm 1,9g (bao gồm lysin 147mg); tinh bột 2,3g; chất béo 9,4g; chất xơ 0,5g; canxi 60mg; sắt 1,6mg; magie 24mg; đồng 311mg; kali 351mg; vitamin E 2,66mg; beta-carotene 53mcg; vitamin C 17mg; folat 35mcg.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như vậy, quả bơ được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có tác động tích cực đến cơ thể.
Loại quả được nhiều người yêu thích, rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Pixabay.
Cụ thể, bơ là nguồn giàu kali, 100g bơ cung cấp được khoảng 14% lượng kali cần thiết cho cơ thể, mức cao hơn so với chuối (chỉ cung cấp 10% nhu cầu kali). Do đó, bơ giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt.
Video đang HOT
Đây cũng là thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, với 25% thành phần là chất xơ hoà tan. Nhờ đó, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ kiểm soát mức đường trong máu, giảm nguy cơ mắc viêm đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
Khi ăn một nửa quả bơ sẽ cung cấp khoảng 18% nhu cầu vitamin K hàng ngày. Vitamin K rất quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin K thông qua khẩu phần ăn thường ít được chú trọng.
Một tác dụng không thể bỏ qua là quả bơ chứa nhiều folate, phytochemical và carotenoid, các thành phần này có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một quả bơ trung bình (khoảng 400g) có thể cung cấp khoảng 1/3 lượng folate cần thiết hàng ngày cho người trưởng thành, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và bảo vệ não bộ.
Phụ nữ mang thai bổ sung folate từ loại quả này hàng ngày cũng rất hữu cho thai nhi. Ăn bơ còn tốt cho răng miệng, làm đẹp da, phục hồi tóc, bảo vệ thị lực và sức khỏe cho đôi mắt, ngăn ngừa viêm nhiễm …
Trong y học cổ truyền, thịt quả bơ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, giúp ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ, giúp hỗ trợ bệnh đau dạ dày. Ăn bơ vào buổi sáng tốt hơn buổi tối, ăn trước bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng.
Tuy vậy, không nên lạm dụng giá trị dinh dưỡng từ quả bơ mà cần sử dụng một cách cân nhắc, đúng lượng để tránh những rủi ro không mong muốn.
Ở Việt Nam, bơ được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên và lân cận. Ảnh minh hoạ: Pixabay.
Một số đối tượng cần lưu ý hạn chế ăn bơ, bao gồm:
Phụ nữ đang cho con bú: Mặc dù quả bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc ăn quá nhiều có thể gây giảm tiết sữa và gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Do đó, nên ăn bơ ở mức độ vừa phải.
Người đang bị bệnh về đường ruột: Đối tượng này nếu ăn quá nhiều bơ có thể gây khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy.
Người bị dị ứng với các hợp chất của quả bơ: Người có cơ địa nhạy cảm cần chú ý biểu hiện như buồn nôn, da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt sau khi ăn bơ, có thể đó là dấu hiệu của dị ứng.
Người có vấn đề liên quan đến gan cũng nên giới hạn ăn bơ. Quả bơ chứa nhiều collagen. Chất này, khi không được tiêu hóa hoàn toàn, có thể tích tụ trong gan và gây tổn thương đến tế bào gan.
Người béo phì hoặc đang áp dụng chế độ giảm cân: Bơ chứa nhiều chất béo, do đó nên cân nhắc việc giảm lượng bơ trong thực đơn hàng ngày, tìm thực phẩm thay thế để đảm bảo mục tiêu giảm cân.
Người đang sử dụng thuốc: Quả bơ có thể gây tác dụng tương tác hoặc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid, tăng tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol … Vì vậy, người đang uống thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn trước khi ăn loại trái cây này.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3
Sự thật về quan điểm 'hành tỏi mọc mầm có độc'
Hành tỏi mọc mầm có thể bị xốp, ọp, hương vị thơm ngon cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng không có độc.
Hành và tỏi là hai loại gia vị phổ biến nhất mà người Việt thường dùng trong căn bếp, mang lại hương vị hăng nồng và thơm ngon cho các món ăn. Hành và tỏi cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Hành là nguồn cung cấp vitamin C, B6, kali và folate dồi dào, trong khi đó tỏi rất giàu vitamin C, B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.
Bác sĩ Đoàn Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết tỏi và hành nảy mầm là do độ ẩm. Thông thường, hành và tỏi là phần củ của cây và để phát triển thành cây mới, vì vậy nảy mầm là một điều tự nhiên đối với chúng. Chúng sẽ "nằm im" cho đến khi gặp điều kiện thích hợp để nảy mầm và phát triển thành cây mới.
Ăn hành tỏi mọc mầm vẫn đảm bảo an toàn. Ảnh: Hoàng Linh
Ăn hành tỏi mọc mầm vẫn đảm bảo an toàn. Hành tỏi mọc mầm có thể bị xốp, ọp đi khi chúng nảy mầm do các chất dinh dưỡng đã được sử dụng để nuôi cái mầm đó, hương vị thơm ngon của hành tỏi cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng hoàn toàn không có độc và không gây hại gì cho bạn khi ăn vào. Đặc biệt nếu rễ và chồi vẫn còn nhỏ, chúng vẫn hoàn toàn có hương vị bình thường. Rất nhiều người còn cố tình ăn mầm vì chúng có nhiều protein hơn. Do đó, hành tỏi mọc mầm phổ biến với những người ăn chay và thuần chay.
Bảo quản hành và tỏi tại những nơi khô, mát, lưu thông không khí tốt để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và bảo quản ở nơi mát mẻ, tối, thoáng khí. Nhớ rằng nếu hành tỏi đã bị nảy mầm, chúng sẽ thối rữa nhanh hơn nhiều. Hãy nhớ bảo quản hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau củ khác, vì quá trình chín của rau quả tạo ra khí ethylene kích thích hành và tỏi nảy mầm.
So sánh độ bổ dưỡng của khoai lang và khoai tây Khoai lang chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhưng khoai tây có ít chất béo và ít đường hơn. Cả hai loại khoai đều giàu tinh bột, có thể ăn riêng hoặc kết hợp chế biến với các thực phẩm khác. Khoai lang thường được ca ngợi nhiều về tác dụng với sức khỏe, đặc biệt khi so sánh với khoai tây. Tuy...