Loại trái cây được xem là siêu thực phẩm
Quả lựu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là dồi dào sắt và vitamin C. Loại quả này còn giúp chữa một số bệnh tiêu hóa, sát trùng, tăng miễn dịch, phòng bệnh tim mạch.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, quả lựu có thể xem là siêu thực phẩm đối với trẻ em.
Theo y học hiện đại, loại quả này là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất. Trong 100g phần ăn được của quả lựu có chứa 0,7mg sắt. Các chất khác như đồng, sắt, kali, chất xơ, vitamin giúp bảo vệ cơ thể khỏi đái tháo đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Quả lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Nguồn vitamin C dồi dào trong lựu tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Ăn lựu khi mang thai ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tác dụng tích cực với hệ xương của bà bầu lẫn thai nhi. Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt, trái lựu lại giàu cả 2 chất này nên rất tốt cho việc bổ sung sắt, bổ máu.
Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có công dụng trong làm đẹp, giúp làn da sáng mịn. Rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ lựu có tác dụng chống khô, mụn và thúc đẩy tái tạo các tế bào da khỏe mạnh.
Bác sĩ Vũ giải thích việc gọi lựu là “siêu thực phẩm” với trẻ em vì có thể góp phần tạo ra hồng cầu trong cơ thể và làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Ăn lựu giúp đáp ứng tốt nhu cầu chất xơ, vitamin, kali hằng ngày cho trẻ.
Loại quả này còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác của cơ thể như: chữa viêm, rối loạn tiêu hóa, chữa giun, kiểm soát cơn sốt, phòng tránh bệnh về răng miệng ở trẻ em… Bác sĩ Vũ cho biết nước ép lựu có thể giúp trẻ nhỏ khi bị ăn không tiêu, canh nấu với hạt lựu có thể giải nhiệt và chữa chứng đau đầu…
Theo y học cổ truyền, quả lựu làm tăng thủy dịch trong cơ thể và giải khát. Lựu chua có thêm tác dụng làm săn niêm mạc ruột, cầm máu, tiêu chảy… Lựu ngọt có tác dụng sát trùng, có thể dùng chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.
Tuy nhiên, bác sĩ Vũ lưu ý, lựu có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp nên người bệnh phải thận trọng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Loại cây mọc hoang có thể nấu canh, chữa đủ loại bệnh
Cây chùm ngây có nhiều công dụng chữa bệnh và giàu dinh dưỡng. Trong đó, phải kể đến tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa phù nề, thấp khớp cũng như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn...
Ở Việt Nam, cây chùm ngây mọc hoang hoặc được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam. Cây ưa sáng và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có thể phát triển trên nhiều loại đất.
Do được thuần hóa và trồng trọt lâu đời, cây chùm ngây đã có nhiều biến chủng khác nhau. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa các giống là độ dài và màu sắc của quả. Chùm ngây trồng ở các tỉnh phía Nam thuộc nhóm quả ngắn.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3), các bộ phận của chùm ngây cung cấp các chất đạm, vitamin, b-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolic... Chùm ngây có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS...
Lá của loại cây này có các thành phần như flavonoid, hyperosid, rutosid, terpenoid, oleanoic acid, b-sitosterol đều có hoạt tính chống oxy hóa. Hạt chùm ngây có tác dụng lắng lọc, diệt khuẩn gây bệnh đường ruột.
Lá cây chùm ngây. Ảnh: Pixabay.
Cao chiết lá chùm ngây có tính kháng khuẩn mạnh đối với Candida albicans và vi khuẩn Gram ( ) như Staphylococcus aureus, Enterococcus feacalis; hoạt tính yếu đối với vi khuẩn Gram (-) như Escherichia coli, Salmonella thyphimurium, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa.
Đây cũng là loại cây chứa hơn 90 loại dưỡng chất, đồng thời được xem như giải pháp hiệu quả cho các bà mẹ thiếu sữa, trẻ em suy dinh dưỡng... Quả, lá non, hoa của chùm ngây đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải nấu chín.
Về y học, lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa chùm ngây đều có chứa moringinin, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kiết lỵ, phù nề, thấp khớp; kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn; hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol...
Tuy nhiên, việc dùng chùm ngây để chữa bệnh cần có sự tư vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ y học cổ truyền. Cây chùm ngây hiện được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, thực phẩm chức năng.
Cách phòng ngừa căn bệnh hàng đầu gây tử vong và tàn phế Đột quỵ là gánh nặng toàn cầu với khoảng 12 triệu ca mới hàng năm. Riêng Việt Nam, khoảng 200.000 người phải đối mặt với nguy cơ tàn phế và tử vong do đột quỵ. Tuy vậy, hậu quả này hoàn toàn có thể phòng tránh. Theo thống kê, hằng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, trong đó có...