Loại thảo mộc tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh sẽ gặp những triệu chứng nh ư khô âm đạo, kinh nguyệt không đều, lo lắng,…Những loại thảo mộc tự nhiên dưới đây giúp làm giảm các triệu chứng này hiệu quả.
Triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh được xem là giai đoạn thứ 3 trong sự phát triển về sinh lý của người phụ nữ và là một tiến trình hoàn toàn tự nhiên. Giai đoạn mãn kinh thường rơi vào độ tuổi trung bình khoảng từ 45 – 55 tuổi.
Đôi khi thời kỳ mãn kinh diễn ra rất bình thường mà không biểu hiện thành bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng cũng có khi, mãn kinh xảy ra sớm và kéo dài, đem đến rất nhiều sự bất tiện, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và công việc của chị em phụ nữ.
Những dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh bao gồm cảm giác bất thường về kinh nguyệt, xuất hiện những cơn bốc hỏa (cảm thấy nóng bừng đột ngột, lan khắp vùng ngực). Triệu chứng đổ mồ hôi về đêm, chóng mặt, choáng ngất, cảm giác ngột ngạt khó thở, rối loạn nhịp tim, mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, tính khí của chị em trở nên thất thường và hay gắt gỏng. Ngoài ra, các dấu hiệu thường gặp khác, bao gồm khô da, giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo, biểu hiện của loãng xương, đau nhức xương khớp và có nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch.
Các loại thảo mộc giúp giảm triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Cỏ ba lá đỏ
Trong cỏ ba lá đỏ có chứa Isoflavone, hoạt chất có nguồn gốc từ thảo mộc, cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như hormone nữ (estrogen). Chúng giúp giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: mất ngủ, mệt mỏi, đau xương, suy giảm ham muốn tình dục,…
Theo các nhà nghiên cứu, cỏ ba lá đỏ không có tác dụng phụ tuy nhiên người sử dụng có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu và buồn nôn. Trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú nên được sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng.
Video đang HOT
Đây là một trong những loại thuốc thảo dược phổ biến nhất trên toàn thế giới, có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch , sức khỏe tim mạch và bổ sung năng lượng…
Một đánh giá năm 2016 cho thấy, nhân sâm đỏ Hàn Quốc có thể thúc đẩy ham muốn tình dục và cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc nói chung ở phụ nữ mãn kinh.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhân sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban da, tiêu chảy, chóng mặt, khó ngủ và đau đầu. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kĩ càng cách sử dụng nó hoặc tìm đến bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Đương quy
Đương quy (Angelica sinensis ), còn được gọi là sâm tố nữ, là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ châu Á. Nó phát triển ở các nước như Trung Quốc Hàn Quốc và Nhật Bản
Đương quy được sử dụng như một loại thuốc bổ máu nuôi dưỡng và giúp hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, Đương quy giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, cộng với sự mất cân bằng nội tiết tố.
Thiên ma
Thiên ma là một loại cây lâu năm có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và theo truyền thống được sử dụng trong y học Ấn Độ. Trong thiên ma có chứa acid fukinolic, một hợp chất có đặc tính giống estrogen.
Suy giảm estrogen là nguyên nhân dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Lúc này, thiên ma được sử dụng để thay thế cho liệu pháp hormone, giúp giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn tâm trạng và khô âm đạo.
Đương quy trị thiếu máu, đau nhức xương khớp
Đương quy còn có tên xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Đương quy di thực đang trồng ở Việt Nam là loài (Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc.) Kitagawa.) có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Về thành phần hóa học, đương quy chứa tinh dầu, coumarin, đường saccharose, acid amin, polyacetylen, sterol... Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện.
Dùng cho các trường hợp huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón. Liều dùng cách dùng: ngày dùng 10 - 20g; bằng cách nấu, sắc, ướp, ngâm rượu...
Đương quy tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh chỉ thống. Trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp...
Đương quy được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Bổ huyết điều kinh: Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế.
Bài 1: Cao Đương quy: cao long đương quy tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3ml.
Bài 2: Thang tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống.
Tán ứ giảm đau:
Thang phục nguyên hoạt huyết: sài hồ 20g, thiên hoa phấn 12g, đương quy 12g, hồng hoa 8g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g, đại hoàng 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Trị các chứng té ngã sưng đau, ứ huyết, đau buốt hai bên sườn.
Hoạt lạc hiệu linh đơn: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng tim, bụng đau do huyết ứ khí trệ.
Nhuận táo thông tiện: Dùng trong trường hợp thiếu máu làm đại tràng không mềm ướt nên đại tiện táo.
Bài 1: đương quy (sao với dầu vừng): 40g, sắc uống.
Bài 2 - Hoàn Đương quy: quy vĩ 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.
Một số thực đơn chữa bệnh có đương quy
Nước sắc đương qui - hoàng liên: đương qui 16g, hoàng liên 3g đập vụn, ngâm rượu. Sau 25 - 30 phút đem tất cả đun sôi cho uống. Dùng cho người bệnh đau mắt do tăng nhãn áp (thiên đầu thống).
Đương qui hầm rượu: đương qui 30g, rượu lượng thích hợp, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, cho uống. Dùng cho người bị đau đầu dữ dội.
Canh đương qui thịt dê: đương qui 15g, hoàng kỳ 45g, đảng sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào túi vải xô, cùng nấu với thịt dê đến khi thịt dê chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bênh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.
Đương qui hầm gà: đương qui 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương qui, gừng, hành, gia vị đặt trong nồi, đậy kín. Đun trong 2 - 3 giờ. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.
Đương qui tứ vị: đương qui 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Kiêng kỵ: Người có chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng.
Có 1 loại ung thư đặc biệt "ưa thích" 5 kiểu phụ nữ, cần xét nghiệm di truyền để ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm Một vài dữ liệu liên quan cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới gấp ba lần. Vậy những kiểu phụ nữ như thế nào là người dễ bị bệnh hơn? Một vài năm gần đây, so với những căn bệnh phổ biến như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư gan... thì...