Loại rau mọc dại khắp nơi là “thuốc” bổ phổi, bảo vệ họng
Đây là loại rau giúp giảm ho, nuôi dưỡng phổi rất tốt nhưng nhiều người chê không ăn vì mùi vị của nó.
Rau diếp cá. Ảnh: ST
Thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn tấn công vào hầu họng gây viêm, ho, thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi. Rau diếp cá là một trong những loại rau, vị thuốc dưỡng phổi, chữa viêm họng, giảm ho, giảm đau khi thời tiết chuyển mùa.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, rau diếp cá còn được gọi là dấp cá, ngư tinh thảo là loại rau quen thuộc với người Việt. Diếp cá thường được dùng làm rau gia vị ăn kèm với thịt, cá,… Không chỉ là rau gia vị, diếp cá còn có những dược tính điều trị bệnh như hạ sốt; chữa viêm họng, viêm phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ… Nhờ những công năng này mà diếp cá còn được vì là cây “nuôi dưỡng phổi”.
Rau diếp cá (Ảnh: ST)
Diếp cá là loại rau sống ở những nơi ẩm ướt, rất dễ trồng và sinh trưởng tốt. Lương y Sáng nói ngày xưa khi thuốc còn chưa phổ biến thì gần như nhà nào cũng trồng vài bụi rau diếp cá để ăn và khi cần có thể làm thuốc.
Cây diếp cá là loại cây toàn năng vì toàn bộ cây dùng làm thuốc. Lá diếp cá được thu hái quanh năm và thường được dùng để ăn sống. Hoặc có thể hái cả cây về, bỏ rễ và phơi khô dùng dần.
Trong y học cổ truyền, rau diếp cá có vị chua, tính hơi hàn, vào kinh Can và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng. Diếp cá chủ trị viêm phế quản, kiết lỵ, ho gà, viêm niệu đạo, tiêu chảy, mụn nhọt, côn trùng cắn, viêm amidan, cảm lạnh…
Video đang HOT
Rau diếp cá được dùng rất nhiều trong các bài thuốc bổ và chữa bệnh cho phổi. Người bị viêm phổi dùng cát cánh 20g và rau diếp cá 40g, sắc uống hằng ngày. Hoặc dùng rau diếp cá nấu canh trứng tạo thành món ăn tốt cho phổi. Nên ăn món ăn này liên tục trong 30-60 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Trường hợp bệnh nhân ung thư phổi sau quá trình điều trị có thể dùng rau diếp cá để cải thiện chức năng cho phổi. Bài thuốc hỗ trợ ung thư phổi gồm: Thổ phục linh , đông quỳ tử mỗi thứ 40g; rau diếp cá, hạn liên thảo mỗi thứ 24g; cam thảo 6g.Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong nhiều tháng.
Lương y Sáng cho biết người có ho lao phổi tổn thương dùng diếp cá với phổi lợn, liều lượng: diếp cá tươi 80g, phổi lợn lượng vừa đủ nấu lên. Dùng ăn cả cái và nước, một tuần ăn từ 2-3 lần, giúp trừ ho cải thiện chức năng phổi.
- Hạ sốt: Rau diếp cá 30g rửa sạch, xay sinh tố, lọc lấy nước đun sôi uống. Vớt bã đắp lên trán giúp hạ nhiệt.
- Chữa viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g, xa tiền tử và rau diếp cá mỗi thứ 20g. Đem sắc uống.
- Chữa trĩ: Lá diếp cá tươi ăn sống và xông hậu môn.
- Chữa trị lỵ cấp, viêm ruột cấp: Rau diếp cá tươi 80g hoặc dùng khô 40g, sắc với nước và thêm đường vào uống.
- Sản phụ tắc sữa: Rau diếp cá khô 25g, táo đỏ 10 quả, sắc uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Chữa đái dắt và đái buốt: Rau mã đề và rau má mỗi thứ 40g, rau diếp cá 20g. Sắc lấy nước uống hoặc giã nát, lọc nước uống.
- Chữa chứng táo bón và đại tiện khó: Rau diếp cá khô 10g. Hãm với nước sôi trong 10 phút và uống 1 lần/ngày.
Lương y Sáng cho hay khi dùng diếp cá cần lưu ý rửa sạch do rau mọc dại sống ở vùng ẩm thấp, dễ có ký sinh trùng. Rau có tính hàn nên người có mụn nhọt thể âm hoặc người có hư hàn không nên dùng. Khi dùng rau diếp cá để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Tác dụng chữa bệnh của rau răm
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của rau răm rất ít người biết.
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ngoài là rau gia vị, rau răm còn rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của rau răm mà bạn nên biết.
Tác dụng của rau răm
Theo bài viết của BS Nguyễn Thùy Trang, Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec, các nhà dinh dưỡng cho rằng, sử dụng rau răm hợp lý trong các món ăn còn giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe, hỗ trợ tốt cho thị lực cho mắt sáng hơn; lợi tiểu, làm sạch gan khỏi các chất độc hại.
Theo phân tích của khoa học hiện đại ngày nay, rau răm chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Do đó, nhiều người cũng hái thân và lá dùng làm thuốc với cách sử dụng đơn giản là dùng tươi.
Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay, tính ấm nên tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu độc... Do đó, rau răm thường được sử dụng trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn.
Rau răm có nhiều tác dụng với sức khoẻ
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau răm
Bài viết của Lương y Trịnh Văn Sỹ trên Báo Sức khoẻ & Đời sống chỉ ra những bài thuốc chữa bệnh từ rau răm như sau:
Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp.
Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc. Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh sau:
Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ: một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Cảm cúm hắt hơi sổ mũi:rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng:rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyên rằng, rau răm mang lại nhiều tác dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Vì thế mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.
Tuy nhiên, các thầy thuốc cũng khuyên mặc dù lành tính, nhiều công dụng nhưng vì có tính cay tán nên ăn nhiều rau răm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khí huyết và làm giảm tinh khí. Ăn nhiều rau răm khiến cả nam giới và nữ giới giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới sinh sản.
Phụ nữ ăn nhiều rau răm cũng dễ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều nên không tính được ngày rụng trứng, xác suất thụ thai thấp. Khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do vậy, chị em tuyệt đối không nên rau răm trong thời kỳ kinh nguyệt, hạn chế khi mang thai. Ngoài ra, người đang ốm, người gầy và xanh xao không nên sử dụng rau răm.
Ăn quả lựu nuốt hạt hay bỏ hạt? Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, bị cúm, tiểu đường... không nên ăn quả lựu. Quả lựu có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Nước ép từ lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định...