Loại rau mọc dại, ít người ăn ở Việt Nam lại được ưa chuộng tại nhiều quốc gia
Rau sam mọc dại ven đường, bờ ruộng tại Việt Nam, người dân thường dùng để nuôi gia súc lại rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia khác.
Tôi nghe nói rau sam có thể chữa được nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe. Liệu điều này có đúng không vì loại rau này mọc dại nhưng ít người dùng? (Thế Hoàng, Hà Tĩnh)
Dược sĩ Ma Thị Trang, Nghiên cứu viên Viện Y học Bản địa Việt Nam, tư vấn:
Cách đây không lâu, trên diễn đàn cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã chia sẻ về giá một bó rau sam tại siêu thị ở đây bán với giá 70.000-75.000 đồng. Tại Hà Lan, người dân dùng rau sam làm dưa chua, salad trộn dầu dấm. Người Trung Hoa gọi rau sam là rau trường thọ. Trong khi đó, rau sam là loại rau mọc dại ở Việt Nam, ít người ăn. Rau này được người dân nhiều vùng trong nước dùng để chăn nuôi gia súc.
Rau sam là loại cỏ, cành mẫm nhẵn, rất quen thuộc ở nhiều vùng quê. Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic. Trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe.
Rau sam chứa nhiều chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư, tốt cho tim mạch. Ảnh: Metunhien.vn
Flavonoid là thành phần nhiều nhất ở rau sam tập trung ở lá và thân cây. Đây là một chất có tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra rằng Flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động chống lại nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt đối với các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.
Video đang HOT
Rau sam còn sở hữu một số khoáng chất tốt như phốt pho, sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá. Lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.
Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nó có thể là triển vọng trong điều trị đái tháo đường. Vì vậy, rau sam được coi là thực phẩm tốt cho người bệnh bị này.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tư vấn:
Từ xa xưa dân gian đã áp dụng lời chỉ dạy “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Trong Đông y, rau sam cũng trở thành phương thuốc vườn nhà trị các bệnh thường gặp. Đây là rau dễ sống có thể phát triển ở vùng đất khô cằn. Quan niệm Đông y cho rằng rau sam có vị chua, tính lạnh, không có độc tính có thể dùng làm rau ăn tươi hoặc phơi khô làm thuốc sắc uống. Trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi cũng có thể dùng loại rau này để trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Rau sam dùng chủ trị các bệnh như kiết lị, mụn nhọt, tiểu ra máu. Rau sam còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể dùng rau sam nấu canh, luộc hoặc dùng luộc chung với rau muống, rau cải, rau dền.
Các bài thuốc từ ra sam từ trong các sách đông y hướng dẫn như người đi tiểu ra máu có thể lấy rau sam khô sắc chung với cỏ mực, cỏ sữa tươi, rau má cho vào sắc từ 3 bát nước cô đặc lấy 1 bát, uống ngày 3 lần kéo dài từ 5 đến 7 ngày sẽ hết triệu chứng này. Bị mụn nhọt lấy rau sam rửa sạch giã nát rồi đắp liên tục trong vài ba ngày sẽ có kết quả.
Lưu ý, khi dùng rau sam làm thực phẩm hay làm thuốc, rau có vị chua, hàn nên dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Những người cơ thể hàn nên hạn chế ăn tránh lạnh bụng.
Loại cây dễ trồng, mọc nhiều ở Việt Nam chứa hợp chất ngừa ung thư
Xạ đen là cây thuốc nam dễ trồng, chứa các hợp chất phòng chống ung thư và có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K (Hà Nội), xạ đen tên khoa học là Celastrus hindsii, phân bố nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar. Tại Việt Nam, cây xuất hiện ở các tỉnh như Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như glycoside tim, flavonoid, alcaloid.
Trong đó, glycoside tim là những glycoside steroid có tác dụng làm chậm và điều hòa nhịp tim; flavonoid chống oxy hóa, chống viêm loét, an thần, tăng tuần hoàn máu não; alcaloid có hoạt chất sinh học cao. Xạ đen có nhiều tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến huyết áp và phòng ung thư trên mô hình thực nghiệm.
Lá xạ đen dùng được cả tươi và khô. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
Đối với bệnh lý ung thư, lá xạ đen là nguồn dược liệu mới được nghiên cứu để đánh giá hiệu quả. Một phân tích tại Việt Nam đã đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết trong lá xạ đen lên tế bào ung thư. Lá xạ đen được rửa sạch, sấy khô ở 50 độ C và cắt nhỏ, chiết xuất với dung môi ethanol 90% thu được dịch chiết, lặp lại 3 lần, gộp dịch chiết sau đó lọc bằng kỹ thuật cao.
Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột với 3 dòng tế bào ung thư gan, phổi và vú. Kết quả chỉ ra dịch chiết lá xạ đen cho tác dụng mạnh nhất với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi, ngoài ra cũng có tác dụng chống oxy hóa. Từ kết quả đó cho thấy tiềm năng của lá xạ đen trong việc chống oxy hóa và gây độc với các dòng tế bào ung thư.
Theo bác sĩ Hà Vũ Thành - Bệnh viện K (Hà Nội), xạ đen được dân gian gọi là "cây ung thư" vì chứa dược chất có thể hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả như ung thư ruột, đại trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng.
Flavonoid trong xạ đen có thể bảo vệ cơ thể trước tác nhân ung thư cũng như tổn thương do bức xạ trong điều trị ung thư, ngăn ngừa tái phát.
Ngoài ra, xạ đen còn có nhiều tác dụng với sức khỏe khác như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan do virus như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, tăng men gan.
- Tốt cho thần kinh, cải thiện tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, phòng ngừa tai biến mạch máu não.
- Có tính kháng khuẩn, kháng virus nên còn được dùng chữa các bệnh viêm da, mụn nhọt, làm lành vết thương.
- Ổn định đường trong máu, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng nhất là người cao tuổi.
Theo bác sĩ Thành, hiện có nhiều cách sử dụng xạ đen (thân, lá). Với cây tươi, bạn có thể nấu như lá chè xanh lấy nước uống hàng ngày. Xạ đen khô pha uống khoảng 20-30g/ngày như pha trà.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không dùng nước xạ đen. Loại dược liệu này nên sử dụng trong ngày, không để qua đêm vì các chất trong xạ đen có thể biến đổi, gây tác hại xấu cho cơ thể. Cây xạ đen ở Việt Nam có rất nhiều loại, khi dùng tốt nhất cần có hướng dẫn điều trị từ nhân viên y tế.
Bộ Y tế thông tin về cung ứng dịch truyền Dextran 40 điều trị bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng Bộ Y tế đề nghị đơn vị cung ứng thuốc khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran điều trị sốc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam. Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) nhận được Công văn của một số bệnh viện và các Sở Y tế...