7 cách dùng lá hẹ tươi giảm ho, viêm họng
Thời tiết chuyển dần sang lạnh, cơ thể rất dễ bị ho, viêm họng. Dùng lá hẹ tươi là biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm ho, giảm đau rát cổ họng.
Lá hẹ tươi tính ấm, vị cay ngọt và có công dụng ôn trung, kháng khuẩn, tiêu đờm, trợ khí có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng.
Hơn nữa, các bài thuốc từ lá hẹ tươi có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Thành phần: Lá hẹ tươi 1 nắm vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm nước ấm, lọc lấy nước cốt. Chia nước lá hẹ thành 2-3 phần, uống trong ngày, bảo quản trong tủ lạnh.
2. L á hẹ tươi chưng đường phèn
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn giã nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào chén hoặc bát sạch, hấp cách thủy trong 30 phút. Chia lá hẹ chưng đường phèn thành 2 phần, ăn trong ngày.
Lá hẹ tươi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau giảm triệu chứng ho, viêm họng.
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, gạo tẻ 50g.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Gạo nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn, cho lá hẹ vào, nấu thêm khoảng 2 phút.
Cháo lá hẹ có tác dụng xoa dịu cổ họng, giảm đau rát họng.
Video đang HOT
Thành phần: Lá hẹ tươi 250g, gừng tươi 25g.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Cho nguyên liệu vào chén hoặc bát, bạn có thể thêm chút đường cho dễ dùng, rồi hấp cách thủy 30 phút. Liệu trình 5 ngày.
Lá hẹ tươi hấp gừng giảm triệu chứng viêm họng.
5. Lá hẹ tươi kết hợp hoa đu đủ đực và hạt chanh
Thành phần: Lá hẹ tươi 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 10g.
Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem xay nhuyễn, hấp chín. Để dễ uống, bạn có thể cho thêm đường khi hấp. Uống hỗn hợp mỗi ngày 3 lần.
6. Lá hẹ tươi kết hợp nghệ và chanh
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, củ nghệ 20g, chanh 1 quả, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn. Nghệ nướng chín, bỏ vỏ, giã nát. Chanh cắt thành từng lát mỏng. Cho 3 nguyên liệu hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ngày trước khi ăn.
Lá hẹ tươi cắt khúc hấp với nghệ và chanh giảm ho, đau họng.
7. Chườm lá hẹ tươi vùng họng
Thành phần: Lá hẹ tươi 1 nắm
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, hơ nóng và áp trực tiếp lên vùng cổ. Cần chú ý lá hẹ không quá nóng để tránh bị bỏng. Khi lá hẹ nguội có thể thay bằng lá hẹ khác và làm liên tục trong vòng 15 phút giúp giảm đau họng, tan đờm.
Để tình trạng viêm họng nhanh chóng được cải thiện, bên cạnh việc dùng lá hẹ tươi, người bệnh cần kết hợp một số biện pháp:
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.Không uống nước đá, ăn thức ăn lạnh khi bị viêm họng.Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ họng.
Cây xương sông - vị thuốc quý chữa nhiều bệnh
Cây xương sông là vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh đường hô hấp như viêm họng cấp - mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản, chữa ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em...
Đặc điểm cây xương sông
Tên khác: Xương sông, rau húng ăn gỏi.
Tên khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.
Cây xương sông.
Bộ phận dùng: Lá, toàn cây trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).
Bài thuốc từ cây xương sông
Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ấm, quy kinh vị, phế, đại trường.
Công dụng: Tác dụng khư phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.
Vị thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng... Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ.
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, 5 thìa mật ong.
Cách làm: Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Chữa ho thông thường: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm.
Lá xương sông kết hợp với húng chanh, lá hẹ, mật ong chữa ho.
Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Ngoài ra, lá xương sông còn có tác dụng giải dị ứng và tăng khả năng tình dục.
Hạt xương sông: Làm tan huyết ứ, cầm huyết. Sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm khi bị chấn thương ứ máu.
Tê nhức tứ chi: Uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 - 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân...
Viêm họng: Sắc hạt xương xông ngậm và uống.
Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: Uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người gây táo bón.
Bài thuốc kinh nghiệm của gia đình: Trị ho viêm họng cấp.
Lá xương sông 7 lá (nam), 9 lá (nữ), lá xạ can (dải quạt) 3 lá, muối tinh 5 hạt. Giã nát, vắt lấy nước cho uống ngày 2 lần. Kiêng thịt gà, tôm, trứng, lạc rang.
Loại rau dễ trồng, được ví như 'hàu thực vật' Lá hẹ là loại rau dễ trồng, không cần chăm bón nhiều nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt được ví như "hàu thực vật" đối với nam giới. Dưới đây là thông tin do lương y, nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp về tác dụng của lá...