Noma – Bệnh ít gặp nhưng rất nguy hiểm
Là một bệnh tương đối ít gặp nhưng lại gây ra hậu quả rất nặng nề, bệnh Cam tẩu mã (Y học gọi là bệnh Noma) biểu hiện bằng việc viêm họng, miệng hoại tử lan rộng, có khả năng làm thủng thành trên miệng, mũi, xương gò má, môi, mắt, rồi lan lên não và tử vong. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Cam tẩu mã thường để lại di chứng rất khó khắc phục.
Các triệu chứng
Cam tẩu mã xuất hiện đột ngột và diễn biến rất nhanh với 5 giai đoạn: Ở giai đoạn 1, lợi răng thoạt đầu bị viêm, sưng đỏ, đau. Tiếp theo lợi bị loét rồi hoại tử kèm theo sốt cao, suy nhược cơ thể, hôi miệng, dù ngậm miệng nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi thối. Nướu răng, kẽ răng, mũi viêm loét, chảy máu gây đau đớn.
Giai đoạn 2 là giai đoạn cấp tính của bệnh, tiến triển trong khoảng 1 – 2 tuần với các biểu hiện mặt sưng và phù nề, hơi thở nặng mùi, các vết loét ở nướu, mô niêm mạc to bằng hạt đậu xanh, lan rộng ra xung quanh và bốc mùi hôi thối, ăn uống kém, chán ăn, sốt cao, miệng chảy nhiều nước bọt.
Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong từ 70 đến 90%, đe dọa tính mạng người bệnh. Quá trình hoại tử diễn ra nhanh chóng trong khoảng 1 hoặc 2 tuần với những biểu hiện: Các vết loét ở cả phần mềm, mô cứng trong miệng bị hoại tử, bốc mùi thối rữa. Vết loét hoại tử lan dần ra xương gò má, mũi, mắt. Răng lung lay hoặc rụng, xương hàm bị bào mòn. Trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng má bị thủng, không ăn được hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Video đang HOT
Giai đoạn 4: Sau khi giai đoạn hoại tử diễn ra, nếu may mắn không tử vong, những vùng bị tổn thương sẽ khô đi và bắt đầu hình thành sẹo. Tại những nơi hoại tử ăn sâu, sẽ có vết sẹo sâu khiến khuôn mặt bị biến dạng.
Giai đoạn 5: Bệnh Cam tẩu mã nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng không thể hồi phục. Một số di chứng thường gặp là cứng hàm, mất răng hoặc răng bị di lệch, gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện, trên da mặt có các lỗ thủng, rỉ nước bọt qua các lỗ thủng.
Nguyên nhân và cách điều trị
Cho đến nay, các chuyên gia mới chỉ xác định được 2 loại vi khuẩn gây ra Cam tẩu mã là Fusobacterium mortrophorum và Prevotella intermedia. Tuy nhiên, còn một số loại vi khuẩn đang trong vòng nghi ngờ là Borrelia vincentii, Porphyromonas gingivalis, Tannerella forsynthesis, Treponema denticola, Staphylococcus aureus và Streptococcus spp không tán huyết. Những yếu tố tiềm ẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho hai loại vi khuẩn nói trên sinh sôi và gây hại nghiêm trọng gồm: Môi trường sống ô nhiễm nặng (bãi rác, chuồng nuôi gia súc không bảo đảm điều kiện vệ sinh, các khu vực ẩm thấp, ao tù, nước đọng…), kết hợp với việc suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin nhóm A và B), cơ thể mất nước trầm trọng do tiêu chảy cấp, sau khi mắc các bệnh như sởi, bạch cầu, thương hàn, răng miệng không được vệ sinh đúng cách hoặc không điều trị tích cực các bệnh răng miệng…
Khi mới nhiễm vi khuẩn gây Cam tẩu mã, bệnh rất khó chẩn đoán nếu người bệnh không nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.
Sau khi xét nghiệm, dựa vào kết quả giải phẫu bệnh và kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ biết bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn nào, và thuốc kháng sinh nào sẽ tiêu diệt được chúng. Bên cạnh đó, căn cứ vào những tổn thương trên mặt, mũi, miệng người bệnh, bác sĩ có thể sẽ xử lý nhằm phục hồi lại khuôn mặt người bệnh bằng cách cách cắt lọc mô hoại tử vùng họng miệng, cánh mũi, sống mũi hoặc các sẹo rồi tái tạo lại chức năng và chỉnh hình thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Cũng cần phân biệt bệnh Cam tẩu mã với bệnh Áp tơ (Aphtose) biểu hiện bằng vết loét trong khoang miệng nên rất dễ nhầm lẫn. Vết loét Áp tơ thường nhỏ dưới 1cm, có hình bầu dục hoặc tròn với quầng màu đỏ xung quanh nhưng không lây lan sang chỗ khác, không có mùi hôi thối. Bệnh Áp tơ thường xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, ít gặp ở người lớn. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 7 đến 10 ngày…
Bệnh Cam tẩu mã hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, khám răng định kỳ để sớm phát hiện các bất thường, dọn dẹp, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với rác rưởi hoặc chất thải của động vật trong chuồng trại, dạy trẻ không đưa tay vào miệng nếu chưa rửa tay, không để trẻ ngậm, nhai những loại đồ chơi đã tiếp xúc với đất cát .
Khoảng 354.000 người Việt Nam đang 'sống chung' với ung thư
Tại Việt Nam, đang có khoảng 354.000 người "sống chung" với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.
Ngày 4.11, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phối hợp Hội Ung thư Việt Nam hội thảo "Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022", với sự tham gia của gần 1.000 chuyên gia về ung thư, giải phẫu bệnh... trong và ngoài nước.
Nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư được áp dụng, xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Ảnh THÙY LINH
Phát biểu tại hội thảo GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, năm 2020 có hơn 180.000 ca mới mắc và 122.000 người tử vong do ung thư. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa.
Thông tin cho thấy, khi cuộc sống càng phát triển, các bệnh không lây nhiễm (đặc biệt ung thư) ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây tử vong nhóm bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...) chiếm 74% nguyên nhân gây tử vong ở người.
Hiện có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ước tính hiện có 354.000 người sống chung với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.
"Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng", GS Thuấn cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Thuấn ung thư không phải vấn đề gây nên sợ hãi, lo lắng. Chúng ta có thể phát hiện sớm, kịp thời và chữa khỏi nhờ các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị. Xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Nhiều người bệnh đã lao động, học tập và chung sống dần với căn bệnh ung thư. "Có những bệnh nhân ung thư 10 năm vẫn sống khỏe. Điều này cho thấy trình độ khoa học công nghệ của chúng ta đã từng bước tiếp cận với chẩn đoán, điều trị ung thư trên thế giới", GS Thuấn đánh giá.
TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội:
Những con số về chẩn đoán sớm, điều trị thành công đã minh chứng cho thành công của chúng ta trong tiếp cận, hội nhập khoa học kỹ thuật thế giới về điều trị ung thư.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện tuyến cuối Bộ Y tế. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chuyên ngành ung thư. Đồng thời luôn đồng hành cùng các địa phương, các bệnh viện phát triển, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại Hà Nội và các tỉnh thành.
TS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh THANH HẢI
Các thực phẩm gần gũi tốt cho xương khớp Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và các vấn đề về khớp. Viêm khớp là tình trạng gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm nhưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu...