Hạn chế thấp nhất các loại dịch bệnh mùa đông xuân có thể bùng phát
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3795/UBND-KGVX về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn thành phố năm 2023.
Kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp cho người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị. Ảnh: Xuân Lộc
Công văn nêu rõ, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, đặc biệt là bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, như: Sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm, Covid-19, cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, tiêu chảy do vi rút rota…
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; kịp thời đề xuất UBND thành phố chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch tễ tại địa phương.
Đối với các dịch bệnh có vắc xin phòng bệnh, như: Sởi, rubella, ho gà triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng.
Về việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, thường xuyên làm vệ sinh môi trường tại trường học; phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
Video đang HOT
Sở NN&PTNT triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch; thông báo kịp thời cho ngành Y tế phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây lan từ động vật, thực phẩm sang người.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Công an, Hải quan và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh mùa đông xuân có thể bùng phát.
UBND thành phố cũng giao UBND các cấp tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch mùa đông xuân; chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua. Triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Ghi nhận 56 ca bệnh đậu mùa khỉ, 1 ca tử vong
Theo Bộ Y tế, tính đến 31/10, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh năm 2022, 1 trường hợp tử vong tại TPHCM.
Từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại 7 tỉnh, thành phố
Từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại 7 tỉnh, thành phố. Tuổi trung bình các ca bệnh là 32 (từ 18-49). Đa số các ca bệnh là nam (92,9%), có xu hướng tình dục đồng tính nam và lưỡng tính nam (78,6%), dị tính (8,9%); khoảng 63% những ca bệnh nhiễm HIV, 46% trường hợp mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Đây là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta, mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng. Vì vậy, Bộ Y tế nhận định, thời gian tới, nước ta sẽ tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới, đặc biệt tại các thành phố lớn khác ngoài TPHCM.
Tiếp tục thực hiện Công điện số 680/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh giám sát chủ động tại các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng và tại các cửa khẩu (nếu có cửa khẩu).
Đồng thời, lồng ghép giám sát với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công, tư cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS (xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, điều trị ARV), để phát hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, từ đó cung cấp các dịch vụ tư vấn, chăm sóc, điều trị.
Bên cạnh đó, quản lý các trường hợp bệnh, người tiếp xúc không để lây nhiễm thêm, lây lan cộng đồng và phòng, chống lây nhiễm cho cán bộ y tế. Tư vấn, xét nghiệm HIV cho người bệnh và bạn tình của người bệnh.
Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần lấy mẫu xét nghiệm, liên hệ, gửi về viện Pasteur, viện vệ sinh dịch tễ khu vực để xét nghiệm, chẩn đoán.
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, đảm bảo sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị... khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
- Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ.
Gia tăng trẻ em nhập viện, tiêm vaccine dại vì bị chó nhà cắn Số mũi tiêm vaccine phòng dại tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 9 tháng đầu năm 2023tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ tốt nhất phòng bệnh dại. Thận trọng khi bị chó nhà cắn Trong 9 tháng đầu năm 2023, tại Phòng Khám-Tư vấn tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung...