Loại lá có nhiều ở nước ta, ăn tươi hay uống nước đều rất tốt, dùng trong món ăn này càng thêm bổ dưỡng
Loại lá này được chứng minh có nhiều dưỡng chất, như thuốc dưỡng gan, hạ đường huyết.
Dù ăn tươi hay uống nước đều rất tốt cho sức khỏe, đem chế biến món ăn này càng thêm bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo.
Dùng lá sung tươi hay uống nước đều tốt
Lá sung là loại lá phổ biến ở nước ta, an toàn vì chúng mọc tự nhiên, ít dùng chất kích thích. Lá sung không chỉ dùng trong các món ăn như vị rau sống ăn kèm mà trong đông y được biết đến như một bài thuốc.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, lá sung dù ăn trực tiếp hay đem phơi khô để đun uống nước đều tốt cho sức khỏe. Chúng có tính mát, vị ngọt, hơi chát có tác dụng bổ huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm… Một trong những tác dụng tốt của lá sung là giúp giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin nên được dùng nhiều để ngăn ngừa biến chứng ở người tiểu đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý người bệnh nên sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Việc sử dụng một ly nước lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả.
Ngoài ra, lá sung từ xưa đã được xem là thuốc dưỡng gan vì giúp thải độc gan, thanh nhiệt cơ thể tốt khi dùng. Người xưa vẫn dùng lá sung phơi để làm trà uống hàng ngày. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết một bài thuốc giúp chữa gan nóng vẫn hay dùng là: 30g lá sung, thêm 30gr nhân trần, 20gr kê huyết đằng, 50gr rau má và sâm đại hành đem sắc uống thay trà.
Trong lá sung đã được chỉ ra có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chứa nhiều vitamin, canxi, chất xơ, khoáng chất như natri, mangan, kẽm, đồng, magie, kali… Với hàm lượng kali cao, lá sung cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao và làm giảm mức cholesterol xấu. Lượng mỡ thừa trong máu giảm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Món ăn thơm ngon từ lá sung
Lá sung là loại rau gia vị giúp tăng cường hương vị, độ thơm ngon cho nhiều món ăn, nhất là ăn kèm với các món gỏi, nộm hoặc nem. Để tận dụng lợi ích của lá sung, mọi người có thể tham khảo món ăn ngon này.
Nem thính chay
Nguyên liệu làm nem thính chay:
- 2 cây nấm đùi gà
- 1 nắm nhỏ miến dong
Video đang HOT
- Lá sung, lá chanh
- Tỏi,
- Thính
- Hạt nêm, nước mắm, tiêu, ớt
Cách làm:
Nấm đùi gà bạn đem cắt đôi, thái nhỏ dài tầm 2 đốt ngón tay rồi đem luộc, vắt khô để ráo nước. Miến dong đem ngâm mềm với nước sôi, cắt ngắn vừa ăn.
Sau đó, bạn trộn miến, nấm chung rồi thêm tỏi băm nhỏ, ớt và cho 2 thìa hạt nêm, 1 thìa nhỏ nước mắm chay, tiêu trộn đều cho ngấm gia vị. Cuối cùng rắc thính lên trộn đều, thêm lá chanh cắt nhỏ vào.
Lúc ăn thì cuốn với lá sung, thiếu lá này sẽ khiến món ăn mất vị.
Bật mí công thức làm món nem thính bì heo ngon khó cưỡng
Nem thính bì heo là món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn. Với cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm món ăn này ngay tại nhà.
Nguyên liệu:
- Bì heo: 500g
- Thịt nạc vai: 300g
- Thính gạo: 200g
- Lá chanh: 10g
- Tỏi: 5 tép
- Ớt: 2 trái
- Chanh: 1 quả
- Rau sống: xà lách, húng quế, tía tô, dưa leo, húng lủi,...
- Gia vị: muối, đường, nước mắm, tiêu xay
Cách làm:
Nguyên liệu cần có
- Bì heo mua về cạo sạch lông, rửa sạch với muối, sau đó cho vào nồi luộc cùng với 1 củ hành tím và 1 ít muối cho đến khi bì chín mềm. Vớt bì ra ngâm vào nước đá lạnh để bì giòn.
- Thịt nạc vai rửa sạch, luộc chín rồi vớt ra để ráo nước.
- Lá chanh rửa sạch, thái sợi.
- Tỏi, ớt băm nhuyễn.
- Rau sống rửa sạch, để ráo nước.
- Rang gạo nếp cho đến khi vàng giòn, sau đó đem xay nhuyễn thành thính.
- Bì heo thái sợi mỏng.
- Thịt nạc vai xé nhỏ.
- Cho bì heo, thịt nạc vai, thính gạo, lá chanh, tỏi ớt băm, muối, đường, nước mắm, tiêu xay vào tô lớn và trộn đều cho đến khi tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Nem thính là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt Nam
Lấy bánh tráng cuốn nem, cho một lượng nem vừa đủ vào giữa, thêm rau sống và cuốn lại. Chấm nem với nước mắm pha chanh ớt.
Mẹo làm nem thính bì heo ngon:
- Nên chọn bì heo có độ dày vừa phải, không quá mỏng cũng không quá dày.
- Luộc bì heo vừa chín tới để bì giòn sần sật.
- Rang thính gạo với lửa nhỏ để thính không bị cháy.
- Nên nêm nếm gia vị vừa ăn trước khi trộn nem.
- Có thể thêm một ít hành phi, lạc rang vào nem để tăng thêm hương vị.
Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng về những món hay nhâm nhi ngày Tết Dưa muối, nem thính, da heo được rất nhiều người lựa chọn cho bữa ăn ngày Tết.Nhưng theo bác sĩ dinh dưỡng, các món này lại có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngày Tết có nhiều món khoái khẩu không thể thiếu như dưa muối, cải chua, da heo, nem thính... Chồng tôi lại không cho mua vì cho rằng các...