Lo ngại việc mang thai hộ sẽ khiến trẻ gặp tranh chấp
Chiều 27-5, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Thảo luận tại hội trường, những quy định về việc mang thai hộ thu hút được nhiều ý kiến tranh luận của các đại biểu.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, hiện có hai loại ý kiến khác nhau về quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Loại ý kiến thứ nhất thống nhất bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo Luật, đồng thời đề nghị quy định chặt chẽ hơn để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh lợi dụng thương mại hóa.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị chưa nên quy định vấn đề này trong luật, bởi việc quy định như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ lụy liên quan đến quyền và lợi ích của các bên, nhất là trẻ em sinh ra trong trường hợp này, các tranh chấp có thể xảy ra.
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Khúc Thị Duyên (Thái Bình) cho rằng, hiện cả nước có không ít cặp vợ chồng khó sinh con, quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được đưa vào luật sẽ đáp ứng được nhu cầu của các cặp vợ chồng trong hoàn cảnh này.
Bàn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, ông đồng tình với dự thảo Luật, tuy nhiên đề nghị luật cần bổ sung thêm quy định: Người mang thai hộ phải chứng minh được điều kiện tài chính của mình trong quá trình mang thai và sinh con. Phải có chế tài xử lý đối với những trường hợp trẻ sinh ra không phải con của người nhờ mang thai hộ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa), quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dù đáp ứng được nhu cầu của các cặp vợ chồng vô sinh, nhưng lại ẩn chứa hậu quả khôn lường vì mang thai hộ ẩn chứa tính chất thương mại, gây xung đột, làm tổn thương đến người mẹ và trẻ em mà pháp luật khó có cơ sở xử lý. Thực tế, việc thực hiện kỹ thuật này rất tốn kém nên chỉ có những gia đình giàu có mới có thể thực hiện được.
Video đang HOT
Cùng ý kiến này, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cho rằng, qua những lần tiếp xúc cử tri, tỷ lệ người nhận biết được vấn đề này còn hạn chế, nếu có thì cũng có ít người đồng tình với việc mang thai hộ vì kỹ thuật này rất tốn kém, phù hợp với gia đình giàu nên sẽ vô tình tạo thêm sự phân biệt giàu nghèo.
Cũng theo bà Hạnh, ý nghĩa nhân đạo của việc này đã rõ ràng nhưng ý nghĩa nhân đạo với đứa trẻ thì chưa rõ. “Đứa trẻ sẽ như thế nào nếu sống trong hoàn cảnh phức tạp thế. Ngoài mẹ ruột, mẹ nuôi và giờ lại là mẹ mang thai hộ”.
Ngoài những ý kiến trên, cũng có ý kiến cho rằng, cần tách riêng quy định mang thai hộ thành luật mang thai hộ để nghiên cứu kỹ hơn về tính thực tiễn của luật.
Theo ANTD
Bảo hiểm y tế chưa phải "bùa hộ mệnh" cho người dân
Sáng nay, 22-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhiều đại biểu cho rằng, chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Trước khi tham gia thảo luận, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tập trung vào một số nội dung quan trọng, đó là sửa đổi các quy định về bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; về quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; về quản lý, phân bổ sử dụng và xử lý kết dư, bội chi quỹ bảo hiểm y tế; về quy định giảm mức cùng chi trả đối với thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; về thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với bệnh nhân tự đi khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Theo các đại biểu, đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhưng nhiều quy định hiện hành đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ.
Khá đông ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa nói rõ một số quy định gây bức xúc trong nhân dân như chi trả khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến...
Theo đại biểu, Tôn Ngọc Hạnh (Đắc Nông): Hiện chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, người dân hay dồn lên bệnh viện tuyến trên, làm các bệnh viện tuyến trên ùn tắc. Bên cạnh đó, số đông người dân đều đi khám trái tuyến vì tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) cũng cho rằng, dịch vụ khám ở các bệnh viện rất khác nhau, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù trong luật đã quy định cụ thể các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nhưng việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng này chưa cao.
Theo ý kiến của các đại biểu, để thực hiện được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân thì cần phải quy định bắt buộc tham gia đối với tất cả các đối tượng, Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng theo các đại biểu Quốc hội, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về số lượng trẻ em bị suy dinh dưỡng, nằm trong nhóm 34 nước có gánh nặng về suy dinh dưỡng. Hiện chúng ta có Việt Nam có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 220.000 suy dinh dưỡng nặng, có nguy cơ tử vong.
Do vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em và có dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em chống lại tình trạng suy dinh dưỡng. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ thấp còi xuống dưới 20%.
Các đại biểu cũng đưa ra ý kiến về dịch sởi bùng phát trong thời gian vừa qua. Theo đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang), dịch sởi và chân tay miệng trong thời gian qua là bằng chứng điển hình, những em bị suy dinh dưỡng, có thể trạng yếu dễ mắc bệnh và có tỉ lệ tử vong cao hơn những em có không bị suy dinh dưỡng. Do vậy, cần có những dịch vụ y tế đầy đủ để trong sóc trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng: Luật Bảo hiểm y tế chưa đề cập tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em. "Tôi tha thiết đề nghị cần bổ sung quy định chi trả cho trẻ em dưới 5 tuổi đi khám suy dinh dưỡng. Trẻ em cần có đầy đủ các dịch vụ về bảo hiểm y tế về dinh dưỡng", đại biểu Tiến Sinh nói.
* Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi và dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân sửa đổi.
Theo ANTD
Quy định cứu nạn giao thông đường thủy còn quá cứng nhắc Sáng 21-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Sáng nay 21-5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp...