Lo lắng chất lượng dạy học đi xuống vì dạy trực tuyến kéo dài
Dạy trực tuyến nhưng thời gian kéo dài như học trực tiếp, học sinh căng thẳng và nảy sinh nhiều vấn đề về tâm sinh lí, giáo viên trăn trở vì chất lượng bài giảng, cha mẹ “điên đầu” vì con học hành sa sút,…
Đó là những bất cập còn tồn đọng sau thời gian dài học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh: Hải Nguyễn.
“Con tôi học sa sút đáng kể”
Gia đình chị L.T.H (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) cảm thấy vô cùng chán nản khi con học hành sa sút, có dấu hiệu chán học sau thời gian dài học trực tuyến.
“Từ khi lên lớp 11, con tôi học kém hẳn, thị lực cũng giảm trông thấy. Cứ học được nửa buổi con lại phải xin cô nghỉ vì đau mắt quá. Con nói với mẹ con chán học lắm, học hết cấp 3 sẽ đi làm” – chị Hồng kể.
Còn với cô con gái út năm nay lên lớp 6, việc học online cũng khiến con “chật vật” vì chương trình mới, môi trường mới, lại phải học trong tình cảnh mạng chập chờn, chữ được chữ mất.
Video đang HOT
“Tôi thực sự rất sốt ruột và lo lắng cho tương lai của các con nếu tình trạng này kéo dài” – chị L.T.H buồn bã nói.
Anh N.T.H – phụ huynh có con học lớp 7 và lớp 9 tại Hà Nội – nhận xét việc học online của các con hiện còn nhiều bất cập.
“Ở nhà học online lâu ngày, gần đây, con bắt đầu chống đối và thay đổi rõ rệt trong tính cách. Tôi e cứ đà này con không thể nào thi đỗ cấp 3″ – anh N.T.H bày tỏ lo lắng.
Không chỉ các bậc phụ huynh mà bản thân các em học sinh cũng chia sẻ, việc học online khiến các em cảm thấy chán nản.
Em N.T.U, học sinh lớp 10 tại Hà Nội thừa nhận việc học online thời gian vừa qua với em là nỗi ám ảnh vì em phải học tất cả các môn trên lớp, ngồi lì trước màn hình máy tính từ sáng tới tối khuya.
“Học trên lớp em không hiểu nên phải học thêm các lớp phụ đạo. Tối đến lại phải làm thêm bài tập trên lớp. Nhiều hôm em áp lực đến mất ngủ nhưng không học thì không thể nào hiểu bài, đi thi điểm kém rất xấu hổ. Đi học trên lớp còn đỡ vất hơn như thế này” – N.T.U buồn bã nói.
“Giáo viên chúng tôi cũng rất vất vả”
Bản thân là giáo viên tiểu học, cô L.T.D (Hà Nội) thẳng thắn thừa nhận việc dạy học online không hiệu quả, đặc biệt đối với cấp tiểu học.
“Độ tuổi này, các con còn nhỏ nên chưa tự chủ được các hành vi trong lớp. Dạy học trực tiếp, cô tận tay chỉ bảo còn khó huống hồ là dạy trực tuyến?
Nhìn các con ở độ tuổi ăn tuổi lớn lại phải ngồi lì trước màn hình máy tính, điện thoại, học thì ít mà ảnh hưởng sức khỏe thì nhiều tôi xót xa vô cùng” – cô L.T.D nói.
Trong nhiều tháng nay, cô N.T.P – giáo viên THCS tại Hà Nội đã nỗ lực gấp 200% trong việc giảng dạy, quay cuồng với việc lên lớp, soạn giáo án, chấm chữa bài cho học sinh và thêm cả nhiệm vụ nhắc từng con… vào học. Thế nhưng khi được hỏi về chất lượng dạy và học, cô trả lời: “Thực sự rất nản. Một buổi sáng tôi phải ngồi dạy liên tục 4 tiết không rời khỏi chỗ ngồi. Vừa giảng bài vừa phải liên tục gọi học sinh để xem các con có lắng nghe không.
Các con liên tục tắt mic và camera với đủ các lí do. Có bạn vẫn bật mic nhưng lại để quay lên trần nhà. Cô gọi, các con viện lí do mạng lác, mất sóng,… để không trả lời. Thậm chí có những em vừa học vừa chơi game.
Rất nhiều lần tôi nhắc nhở phụ huynh nhưng không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đến việc học của con. Thực sự lo lắng cho kết quả học tập của các con”.
Sau thời gian dài học trực tuyến, mong ước lúc này của phụ huynh, giáo viên và học sinh là được đi học trở lại. Thế nhưng, ai cũng hiểu, việc mở cửa trường học hiện nay là vấn đề nan giải vì liên quan trực tiếp đến sự an toàn của học sinh và toàn cộng đồng.
“Tôi mong nhà nước sớm triển khai tiêm vaccine để các con được trở lại trường lớp, được học tập theo đúng nghĩa và có tuổi thơ trọn vẹn”- chị Hồng bày tỏ quan điểm.
Cần sớm đưa học sinh trở lại trường học
Thừa nhận bất cập trong việc triển khai dạy học trực tuyến thời gian qua, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, học sinh, sinh viên cần được trở lại trường học tập trung để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy và tháo gỡ những vấn đề về tâm sinh lí.
“Chưa nói đến chất lượng dạy học, quá trình học trực tuyến kéo dài gây ra rất nhiều mối nguy hại về thể chất, tâm sinh lí vì các em không được tham gia các hoạt động thể chất, gặp gỡ, giao lưu cùng bạn bè trong thời gian dài.
Cần có giải pháp mở cửa trường học theo các cấp độ và có phương án cụ thể để đảm bảo an toàn. Không thể cứ mở cửa trường học 1,2 ngày lại đóng cửa do có ca nhiễm mới như một số địa phương trong thời gian qua” – đại biểu nhấn mạnh.
Lai Châu: Thí điểm mô hình trường học thông minh
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, góp phần đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, TP Lai Châu đã xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình lớp học, tiến tới trường học thông minh.
Trường Tiểu học số 2 TP Lai Châu chuẩn bị cho thực hiện lớp học thông minh trong năm học tới.
Mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin (CNTT), tạo sự đột phá, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành. Phát huy tối đa các tính năng của thiết bị CNTT hiện đại trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học. Cùng với đó, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Từ đó, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo Kế hoạch của UBND TP Lai Châu, mô hình lớp học thông minh, tiến tới trường học thông minh được triển khai từ năm học 2022 - 2023 tại Trường THCS Quyết Tiến, Tiểu học số 1 và số 2 của TP Lai Châu với 15 lớp học. Năm học 2023 - 2024, thực hiện mới tại 15 lớp, trong đó có 2 lớp ở Trường THCS Tân Phong. Đến năm học 2024 - 2025, toàn thành phố sẽ có 50 lớp theo mô hình lớp học thông minh.
Bà Tạ Đặng Phượng, Trưởng phòng GD&ĐT TP Lai Châu, cho biết: Phòng đã tham mưu cho UBND thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các công việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực để sẵn sàng thực hiện kế hoạch này.
"Nhà trường triển khai đến cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường về mục đích của việc thực hiện lớp học thông minh. Đồng thời, chúng tôi tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh và nhân dân trên địa bàn nắm rõ mục tiêu, kế hoạch, thời gian thực hiện thí điểm mô hình lớp học thông minh để nhận được sự đồng thuận trong công tác phối hợp với nhà trường, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", cô Pờ Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 TP Lai Châu, chia sẻ.
Đổi mới thi cần tham khảo mô hình khảo thí các nước TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng trong giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá có tác động vô cùng lớn đến quá trình dạy và học. Cán bộ coi thi hướng dẫn thí sinh cách làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm...