Liên tục xảy ra tai biến do sử dụng “phương pháp vô cảm” trong mổ lấy thai
Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng qua, tại các địa phương đã xảy ra khá nhiều trường hợp tai biến sản khoa gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến phẫu thuật mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống.
Nhiều trường hợp bị tai biến do sử dụng phương pháp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai
Ngày 7-6 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về chấn chỉnh việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai. Trước đó, ngày 4-6, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo về vấn đề này gửi tất cả Sở Y tế các tỉnh thành, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế bộ, ngành…
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế có triển khai phẫu thuật lấy thai (trong và ngoài công lập) không được sử dụng phương pháp gây tê tủy sống ở các sản phụ có nguy cơ dẫn đến tai biến như tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Cụ thể là các trường hợp sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật.
Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng qua, tại các địa phương vẫn xảy ra khá nhiều trường hợp tai biến sản khoa, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến tai biến sau phẫu thuật mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống.
Video đang HOT
Để giảm thiểu các tai biến về sản khoa liên quan đến mổ đẻ, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tiếp tục chỉ đạo, chấn chỉnh các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh; Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế.
Theo anninhthudo
Sản phụ 37 tuần bị dây rốn thắt nút đe dọa sức khỏe thai nhi được mổ cấp cứu kịp thời
Dây rốn là sự sống của thai nhi vì nó vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Tuy nhiên nếu dây rốn thắt nút lại sẽ có nguy cơ tới thai nhi.
Thông tin từ bác sĩ BV Phụ sản Hải Phòng cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời sản phụ bị dây rốn thắt nút và thai nhi ngôi đầu.
Đó là trường hợp của sản phụ Nguyễn Minh T, sinh năm 1992 (Lê Chân, Hải Phòng). Sản phụ T vào viện hồi 23h ngày 29/5/2019, được bác sĩ trực khám và siêu âm với chẩn đoán thai lần 2, trên 37 tuần, ngôi đầu, tiền chuyển dạ, theo dõi dây rau thắt nút. Sản phụ được chuyển lên khoa Đỡ đẻ theo dõi tiếp.
Sau đó được PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm - Giám đốc bệnh viện hội chẩn, chẩn đoán và chỉ định mổ lấy thai. Bác sĩ nhận định, thai bị dây rau thắt nút, nếu không nhanh chóng xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nên chỉ định phẫu thuật lấy thai.
Tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, chỉ tính từ giữa năm 2018 đến nay đã phát hiện và xử trí thành công 5 ca dây rau thắt nút, trong đó có ca song thai dây rau thắt 5 nút.
Sau hơn 30 phút thực hiện, kíp mổ đã lấy ra bé trai nặng 2,8kg dây rau dài 50cm thắt nút đơn (thắt nút một vòng). Sau mổ hai mẹ con sản phụ ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Theo các sĩ, nút thắt dây rốn hiện tại vẫn là một khó khăn cho chẩn đoán trước sinh, kể cả với những chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, chỉ tính từ giữa năm 2018 đến nay đã phát hiện và xử trí thành công 5 ca dây rau thắt nút, trong đó có ca song thai dây rau thắt 5 nút.
Điều này cho thấy, hiện tượng dây rau thắt nút có chiều hướng ra tăng, được phát hiện tần suất ngày càng tăng cao. Để phát hiện tốt nhất thai phụ cần khám thai định kỳ, đặc biệt từ giai đoạn giữa của thai kỳ (trước 22 tuần thai).
Theo các chuyên gia sản dây rốn là sự sống của thai nhi vì nó vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Tuy nhiên nếu dây rốn thắt nút lại sẽ có nguy cơ tới thai nhi, gây mất tim thai. Mặc dù ảnh hưởng lớn nhưng hiện nay, việc chẩn đoán dây rốn thắt nút lại cực kỳ khó khăn, thường chỉ chẩn đoán được sau khi sinh.
Để bà mẹ có thể phát hiện được dây rau thắt nút chúng ta nên đi siêu âm 4D, không phải siêu âm 2D, khi thấy dòng chảy dây rau rốn cuộn thành hình vòng tròn.
Tuy nhiên, hiện tượng này khó phân biệt ở những quý sau bởi nhiều trường hợp dây rau dài tự chạy vòng tròn, nhìn tưởng dây rau thắt nút nhưng thực tế nó cuộn vòng tròn thôi. Đó là những trường hợp dây rau dài có thể chuẩn đoán nhầm trong quá trình siêu âm 4D.
Thắt nút dây rốn hay còn gọi là dây rau thắt nút vô cùng nguy hiểm, không chỉ trong quá trình mang thai mà còn nguy hiểm trong cả quá trình sinh.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu, thống kê về nguyên nhân của hiện tượng dây rau thắt nút nhưng theo tất cả các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài thì không thể chuẩn đoán trước sinh hiện tượng này, tỉ lệ mắc dây rau thắt nút qua tài liệu nghiên cứu, hồi ký nước ngoài chiếm 0,3-1,3%.
Theo afamily
Mổ cấp cứu kịp thời sản phụ bị dây rau thắt nút, thai nhi ngôi đầu Các bác sĩ nhận định, thai bị dây rau thắt nút, nếu không nhanh chóng xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nên chỉ định phẫu thuật lấy thai. Ngày 3/6, PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm, Giám đốc BV Phụ sản Hải Phòng cho biết, BV vừa cấp cứu kịp thời cho sản...