Lịch những việc mẹ phải ghi nhớ khi bầu bí
Khám thai thường xuyên, tránh căng thẳng, ăn uống cân bằng là những việc mẹ bầu phải ghi nhớ.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn trong 9 tháng thai kỳ tới đây là chăm sóc cho bản thân mình và luôn theo sát tình hình em bé trong bụng để giúp bé phát triển tốt nhất. Nhưng nhiệm vụ cao cả đó cụ thể là những việc gì, các mẹ hãy tham khảo dưới đây nhé!
Khám thai thường xuyên
Ngay sau khi thử que thử thai lên hai vạch, mẹ nên đến phòng khám sản hoặc bệnh viện để được khám thai ngay. Việc này là vô cùng quan trọng để xem em bé đã vào tử cung mẹ hay chưa. Sau lần khám này, mẹ cũng cần chú ý đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, thông thường là 1 tháng/lần. Đến 3 tháng cuối thai kỳ là 2 tuần/lần.
Hạn chế uống nước ngọt
Mẹ bầu chỉ nên ăn những thực phẩm tự nhiên, không chứa chất bảo quản và không có chất phụ gia, tốt hơn cả không nên ăn đồ chế biến sẵn và nước có ga, nước ngọt…
Tránh xa rượu, bia
Hầu hết mọi người đều biết rượu rất có hại cho mẹ bầu nhưng có thể bạn chưa biết, nếu uống rượu, sức khỏe của em bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thậm chí bé còn gặp những vấn đề nguy hiểm trong suốt cuộc đời. Tránh sử dụng rượu, bia là cách để bạn nói lời yêu với con.
Ưu tiên rau xanh, hoa quả
Trong thời gian mang bầu, chị em rất dễ bị táo bón, trĩ, vì vậy các mẹ nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi… Những thực phẩm này cũng giúp cung cấp thêm nguồn vitamin, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Video đang HOT
Uống đủ nước
Trung bình mỗi ngày bà bầu cần uống khoảng 6-8 cốc nước (tương đương 1,5-2 lít nước mỗi ngày). Nếu bà bầu thường xuyên tập luyện trong ngày, cần bổ sung thêm khoảng 0,25 lít nước cho mỗi giờ vận động nhẹ nhàng.
Tắm vòi hoa sen
Việc tắm trong bồn rất dễ khiến các mẹ bị nhiễm trùng vùng kín, vì thế tốt hơn hết là chị em nên tắm trực tiếp dưới vòi hoa sen bằng nước ấm.
Viết “nhật ký mang thai”
Bạn có thể sáng tạo ra một cuốn nhật ký thật bài bản chi tiết, hay chỉ đơn giản ghi chép một cách “ngẫu hứng” những điều bạn đã trải qua để sau này “chia sẻ” với con bạn. Đó sẽ là một kỉ niệm thật tuyệt vời.
Theo dõi quá trình tăng cân
Tăng cân là một điều hết sức bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên tùy thuộc vào sức khỏe cũng như thể trạng của từng người mà mức độ tăng cũng khác nhau. Bà bầu cần theo dõi thường xuyên trọng lượng cơ thể của mình để đảm bảo tốc độ tăng trong phạm vi an toàn, đồng thời phát hiện kịp thời những điều bất thường.
Tận dụng những giấc ngủ ngắn
Để phòng tránh nguy cơ thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi trong suốt thai kỳ, bà bầu nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào có thể (ngay cả ở văn phòng làm việc). Chỉ cần 15 phút “chợp mắt”, bạn có thể lấy lại sức lực cho cả ngày.
Chụp ảnh “bụng bầu”
Chụp ảnh bụng bầu là một ý tưởng rất hay, giúp bạn lưu giữ những kỉ niệm một thời “bầu bí” của mình. Còn gì tuyệt vời hơn là nhìn ngắm con yêu của bạn đang lớn lên từng phút, từng giờ, từng ngày trong bụng mẹ.
Theo Khám Phá
Top thực phẩm ăn vào dễ mất con
Lạc, lòng trắng trứng, mật ong... đều nằm trong top thực phẩm có hại cho trẻ dưới 1 tuổi.
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm và đang trong quá trình hoàn thiện. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ, các mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có hại cho trẻ sau đây:
Các loại hạt và đậu phộng
Trẻ dưới 4 tuổi không nên ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, đậu phộng dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ nếu gia đình bé có tiền sử dị ứng. Vì vậy, nên hoãn cho bé ăn các loại hạt và bơ lạc tới khi được sự đồng ý của bác sỹ.
Lòng trắng trứng
Trứng chứa hàm lượng lớn protein, vitamin D và các khoáng chất, tuy nhiên lòng trắng trứng lại rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Nhưng protein trong lòng đỏ trứng thường hiếm khi gây dị ứng. Vì vậy các mẹ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi đã được từ 7 đến 8 tháng tuổi.
Lòng trắng trứng đươc liệt kê vào danh sách thực phẩm nguy hiểm cho trẻ.
Mật ong
Mật ong không chỉ có hàm lượng đường cao mà còn chứa Clostridium botulinum - loại bào tử vô hại với người trưởng thành, nhưng có khả năng gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách "cấm" đối với trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần phải lưu tâm.
Sữa bò
Dưới một tuổi, bé không thể tiêu hóa các protein và khoáng chất có trong sữa bò. Ngoài ra, các chất trong sữa bò gây hại thận, dạ dày và ruột của trẻ. Sữa bò cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ và sữa công thức đối với sự phát triển của trẻ.
Lúa mỳ
Do chất dị ứng có trong lúa mì nên phải chờ đến khi bé được ít nhất một tuổi mới nên tập cho ăn. Hơn nữa, lúa mỳ chứa loại protein khó tiêu hóa có thể gây phát ban, táo bón, khó ngủ đối với trẻ sơ sinh.
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây chứa lượng đường cao và mất đi nhiều chất dinh dưỡng hơn trong trái cây nguyên vẹn. Một số loại như nước ép cam, nho và quýt giàu vitamin C nhưng chứa nhiều axit không tốt cho hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của trẻ.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc... là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có tiền sử dị ứng với hải sản không nhé.
Dâu tây
Dâu tây nhiều vitamin nhưng vẫn nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho trẻ.
Dâu tây giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe, nên được bổ sung trong thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây dị ứng, phát ban.
Socola
Hàm lượng caffeine trong socola khá cao, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và sự phát triển chiều cao của trẻ. Không chỉ 1 tuổi mà kể cả lớn tuổi hơn thì mẹ cũng nên tránh cho bé ăn loại thực phẩm không tốt này.
Theo Khám Phá
Lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu làm "chuyện vợ chồng" "Quan hệ" khi mang thai giúp tâm lý mẹ thoải mái, giảm đau và cải thiện giấc ngủ. Rất nhiều cặp đôi thường nghĩ rằng làm chuyện ấy khi mang thai sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi, vì vậy nó hạn chế đến mức thấp nhất thậm chí có những người còn "nhịn đói" suốt 9 tháng...