Học cách ăn giúp thai nhi phát triển đúng chuẩn
Canxi, axit folic, sắt là những dưỡng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai không còn sống cho riêng mình mà còn phải chăm sóc bào thai bé nhỏ trong bụng. Sau đây là những lời khuyên nên ăn gì và không nên ăn gì để giúp cho bào thai phát triển.
NÊN:
1. Tính toán lượng calo cho khẩu phần ăn hàng ngày
Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ cần thêm 55.000 calo để cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Nếu chia ra thì trung bình mỗi ngày trong hai quý sau của thai kỳ, bà bầu chỉ cần thêm 300 calo (tương đương với một ly sữa không béo, một lát bánh mì và một quả táo). Nhu cầu bổ sung lượng calo không quan trọng trong quý đầu. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin và khoáng chất lại vô cùng cần thiết, như vitamin B và axit folic – quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bạn nên bổ sung nhiều rau quả có màu xanh, vàng, đỏ đậm, các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra nếu sử dụng vitamin tổng hợp nên đảm bảo 400mcg axit folic trong lượng vitamin mỗi ngày.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp bé có bộ xương vững chắc và ngăn ngừa triệu chứng loãng xương cho mẹ. Nó còn giúp phòng chống cao huyết áp do mang thai và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ bắp.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. Để đáp ứng đủ con số này, bạn nên uống 3 ly sữa không béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày trước, trong và sau thời gian mang thai.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. (ảnh minh họa)
3. Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là việc làm quan trọng trong thời gian mang thai để chống táo bón và tăng lượng máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên uống một ly nước trong thời gian giữa các bữa ăn chính và phụ. Ngoài ra, nên uống thêm các loại đồ uống bổ dưỡng, đặc biệt là nước hoa quả và sữa không béo.
Video đang HOT
4. Tập trung vào các thực phẩm giàu chất sắt
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà không da, cá, đậu… là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn. Sắt cũng là một trong những chất khó cung cấp đủ cho cơ thể nhất, nhưng lại có vai trò then chốt trong việc duy trì đủ lượng ôxi cung cấp cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ và phòng ngừa sinh non.
KHÔNG NÊN:
1. Bỏ qua hải sản
Cá biển là thực phẩm chứa nhiều chất béo omega 3, cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé. Omega 3 còn giúp ngăn ngừa sinh non, các bệnh về dị ứng và hen suyễn ở trẻ sau này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, cá biển bị nhiễm thủy ngân gây nguy hiểm cho hệ thần kinh. Làm cho nhiều bà mẹ từ bỏ cá biển cũng như các loại hải sản. Thực ra, điều này sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ DHA. Để hạn chế việc này, chỉ cần ăn không quá 350gr một tuần và nên tránh ăn một số loại như cá nhám, cá kiếm, cá thu chứ không nên loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn hàng ngày.
2. Rượu, cà phê, coca, trà và pho mát dạng mềm
Rượu có thể gây sẩy thai, vì vậy nó đặc biệt nguy hiểm. Cà phê và các loại nước có chứa cafein hiện tại chưa bị cấm hoàn toàn nhưng một số nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng về ảnh hưởng của cà phê có thể gây hiện tượng sẩy thai, trẻ sơ sinh bị thiếu cân và dị tật bẩm sinh.
Các loại pho mát mềm chưa tiệt trùng hay các loại thịt chế biến có thể chứa một số loại vi khuẩn nguy hiểm cho bào thai. Mặc dù đối với người lớn, những loại vi trùng này chỉ gây cúm, nhưng với những bà mẹ mang thai thì chúng có thể gây sốt, sẩy thai và nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Rượu có thể gây sẩy thai, vì vậy nó đặc biệt nguy hiểm. (ảnh minh họa)
3. Ăn kiêng
Đối với các bà mẹ mang thai thì đây không phải là thời gian thích hợp để thực hiện các biện pháp ăn kiêng. Sự phát triển của bào thai phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nếu khẩu phần ăn không hợp lý, có thể gây hậu quả cho trẻ đến tận những năm sau này. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen ăn kiêng và thực hiện ăn đủ chất khi mẹ đang mang bầu.
4. Tăng cân quá nhiều
Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tiểu đường thai kỳ, thai lưu, sinh quá non hoặc phải sinh mổ. Trọng lượng tăng thêm tối đa đối của phụ nữ mang thai phụ thuộc vào thể trạng mỗi người. Mức tăng trung bình thường từ 11kg đến không quá 16kg. Những người vốn đã thừa cân thì khi mang thai không nên tăng quá từ 7 đến 11kg. Những người nhẹ cân thì cần tăng thêm từ 13 đến 18kg, tùy theo chiều cao và gầy ở mức nào. Nếu tăng cân nhiều và đột ngột, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Theo Khám Phá
Bí quyết giúp thai nhi tránh bị dị tật
Ngay từ khi nhận được tin vui, các mẹ bầu cần áp dụng ngay lập tức chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi và sức khoẻ bà mẹ.
Ba tháng đầu là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với thai nhi. Vì vậy, ngay từ khi nhận được tin vui, các mẹ bầu cần áp dụng ngay lập tức chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi và sức khoẻ bà mẹ.
Ăn nhiều đậu đen, măng tây, trái cây...
Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể. Những phụ nữ có nguy cơ mang thai dị tật bẩm sinh, như những người dùng thuốc chống động kinh, sẽ cần một đơn thuốc chứa hàm lượng cao của acid folic.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu folate như đậu đen, măng tây, rau bina, trái cây và nước trái cây, đậu lăng, các loại ngũ cốc, bột mì...
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng tránh dị tật ở thai nhi (Ảnh minh họa)
Thịt bò và thịt gà cung cấp chất sắt
Thịt bò và thịt gà là nguồn thực cung cấp sắt tuyệt vời. Ngoài ra, một số loại thực vật cũng cung cấp sắt như rau bina, đậu lăng nói riêng và các loại đậu nói chung ... Tuy nhiên chất sắt từ nguồn thực vật khó hấp thu hơn từ động vật. Do đó, các bà mẹ ăn chay nên bổ sung thêm sắt từ thuốc.
Nói không với bia rượu và cắt giảm caffeine
Bác sĩ Weiner - Chủ tịch Sản phụ khoa tại Đại học Kansas (Mỹ) - cho biết: "Rượu đã được chứng minh là có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi cũng như đe doạ đến sự phát triển trí não của trẻ. Một chút rượu có thể không ảnh hưởng nhiều đến mẹ nhưng lại là mối đe đoạ lớn với thai". Mẹ bầu cũng nên thận trọng với caffeine, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ bà mẹ và bé.
Không nên ăn quá nhiều
Bà mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể dẫn đến bệnh tim, béo phì và tiểu đường bẩm sinh cho thai nhi. Thực tế, thai phụ chỉ cần khoảng 300 calo mỗi ngày, vì vậy bạn nên thông minh lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo đầy đủ đinh dưỡng, vừa tránh ôm đồm ăn quá nhiều.
Ăn nhiều cá
Tiêu thụ nhiều cá trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá giàu dinh dưỡng bao gồm: Cá cơm, cá da trơn, cá trích, cá hồi, cá minh thái, cá tuyết và tôm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh xa một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.
Gia tăng chất béo có lợi
Cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời cho thai phụ. Bên cạnh đó, quả óc chó và hạt lanh cũng chứ rất nhiều chất béo lành mạnh.
Bổ sung canxi
Canxi cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương ở thai nhi. Bởi vậy, các bà mẹ phải đảm bảo được cung cấp nguồn canxi đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. 1000 mg canxi mỗi ngày là hàm lượng phù hợp cho các bà bầu.
Ăn nhiều chất xơ
Táo bón là hiện tượng phổ biến của thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trì trệ, kể cả hệ tiêu hoá. Lời khuyên dành cho các bà mẹ là tiêu tụ thật nhiều chất xơ ( 28-30 gam mỗi ngày) và uống đủ nước để cơ thể hoạt động trơn tru nhất có thể.
Theo Nld
Mẹo ăn uống lành mạnh cho bà bầu Việc bạn ăn uống đầy đủ cũng có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường sau khi sinh ra. Ăn uống lành mạnh trong thời gian bầu bí quan trọng gấp đôi bởi vì não bộ và các cơ quan của bé đang phát triển và cần rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày. Việc bạn ăn...