‘Thuốc độc’ và ‘thuốc bổ’ cho mẹ bầu
Thực phẩm tái sống, rượu, bia, đều được coi là thuốc độc cho bà bầu.
Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, sự phát triển của bé là gần như hoàn toàn về cân nặng cũng như các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ có nếp sống và ăn uống không hợp lý vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ vẫn phải hết sức chú ý bổ sung thực phẩm tốt cho bà bầu hàng ngày.
Thực phẩm nên bổ sung
Thực phẩm giàu sắt: Cá, thịt gà, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, rau bina, hoa quả, đậu nành và hoa quả khô như mận, nho khô… tuy nhiên không nên lạm dụng quá 3 bữa trong ngày.
Giàu canxi: Đây là giai đoạn phải liên tục duy trì lượng canxi cho bé, vì vậy mẹ phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu can xi: Các loại rau cải, sữa và các chế phẩm, bột yến mạch, hạnh nhân và hạt vừng…
Giàu vitamin C: Vitamin C trong giai đoạn này cũng quan trọng như canxi vậy. Mẹ nên ăn nhiều trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh..
Giàu Vitamin A: Là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, đặc biệt là thai nhi. Trong khẩu phần ăn của mẹ cần có các loại rau củ quả như: Rau bina, cà rốt, khoai lang, dưa hấu…
Axit folic: Trong suốt quá trình của thai kỳ, axit folic có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành hoàn thiện cơ thể cho bé. Nếu mẹ không muốn bé bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống cổ thì phải luôn cung cấp đủ lượng axit thiết yếu này. Các loại rau lá xanh, các loại đỗ xanh, đỗ đen là rất tốt.
Thực phẩm nên tránh
Bên cạnh rau xanh, khoai, cà rốt, sữa, có rất nhiều thực phẩm không có hại cho bà bầu.
Video đang HOT
Các loại thực phẩm mà mẹ có thể tránh được trong suốt thai kỳ cũng giống như những gì mẹ nên bỏ qua từ chế độ ăn uống của mẹ trong tháng thứ chín của thai kỳ. Dưới đây là các loại thực phẩm mà bạn chắc chắn nên tránh xa trong thời gian này:
Caffeine: Nên tránh. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn dùng thì nên giới hạn dưới 200mg /ngày. Sô cô la cũng chứa cafein, mẹ nên hạn chế sẽ tốt hơn.
Rượu: Ai cũng biết rượu là chất nguy hiẻm cho thai nhi. Nó là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh cho trẻ, gây sinh non, và một số dị tật bẩm sinh.
Đường tinh: Đây là loại đồ ăn nên tránh dùng trực tiếp trong thai kỳ. Mẹ có thể lựa chọn các khác để cung cấp lượng đường cho cơ thể bằng cách bổ sung trái cây tự nhiên…
Pho mát mềm: Cần nói không ngay với “hắn”. “Hắn” không giống như pho mất thường nên chưa được tiệt trùng và rất dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Thực phẩm tái, sống: Có thể kể đến sushi, hải sản tưoi sống như hàu hoặc các món gỏi vì chúng chứa nhiều nguy cơ về nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh và bùng phát nhanh rất dễ truyền sang thai nhi.
Thuốc lá: Được xếp loại cùng rượu là gây nguy hiểm cho thai kỳ. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng dưới tác động của thuốc lá. Cần phải kể đến việc hút thuốc lá thụ động, trong trường hợp này không chỉ có mẹ mà bố cũng sẽ góp phần “gây hại”cho con khi hút thuốc cạnh mẹ bầu.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Nếu mẹ chưa biết cách bổ sung dinh dưỡng nào cho phù hợp với từng giai đoạn đặc biệt thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mẹ nhớ cần đảm bảo cho bé đầy đủ về canxi, các vitamin-khoáng chất, axit folic, sắt. Bên cạnh đó lượng protein, nước uống cũng cần đảm bảo.
Một chế độ đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con là rất quan trọng, bởi việc bà bầu ăn gì sẽ quyết định tới sự phát triển và trí thông minh của bé sau này.
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin nếu ăn uống không đủ chất.
Nếu mẹ không nhận được đủ chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung sau đây để đáp ứng nhu cầu:
Canxi: Nếu không nhận được đủ canxi từ chế độ ăn uống hàng ngày, nên sử dụng thêm viên canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, phương pháp không áp dụng với những người không dung nạp lactose.
Multi-Vitamin và khoáng chất: Bổ sung này sẽ giúp cung cấp cho bạn với tất cả các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần trong giai đoạn này của thai kỳ.
Axit folic: Axit folic là rất quan trọng để sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh và cũng để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Nếu mẹ không nhận được đủ axit folic từ các loại thực phẩm, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung này.
Bổ sung sắt: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung sắt có chứa 27 mg sắt cho tất cả phụ nữ mang thai khi đang ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Theo Khám Phá
Ăn gì để đẻ con học giỏi?
Cá, trứng, cà chua, cải xoăn... đều rất có lợi cho sự phát triển trí não của bé.
Dinh dưỡng tốt đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của đứa trẻ sau này. Đặc biệt, bổ sung những thực phẩm tốt cho trí não sẽ giúp tăng chỉ số IQ, có lợi cho việc học hành và nuôi dưỡng nhân tài sau này.
Cá
Dầu cá, các axit béo giàu omega 3 là một thực phẩm quan trọng cho sự phát triển của não. Theo nghiên cứu năm 2007, việc tiến hành kiểm tra trên 12.000 phụ nữ mang thai thì những người sử dụng món cá dưới 2 lần một tuần sẽ sinh ra những em bé có chỉ số thông minh, hành vi và mốc phát triển khém hơn so với các bà mẹ ăn nhiều cá.
Cá hồi rất giàu DHA đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý tránh các loại cá lớn như cá thu, cà kiếm vì có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Viên nang dầu cá là một lựa chọn tốt cho những người không thích ăn cá hàng ngày.
Trứng
Đây là nguồn cung cấp choline, giúp thúc đẩy chức năng phát triển của não và bộ nhớ của trẻ sơ sinh. Mỗi ngày 2 quả trứng sẽ cung cấp đầy đủ nguồn choline và protein cho phụ nữ mang thai, đồng thời gián tiếp giúp hấp thụ chất sắt hiệu quả. Đây cũng là món giúp thai nhi tăng cân tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy đứa trẻ sinh ra nhẹ cân có liên quan tới chỉ số IQ thấp sau này.
Rau quả tươi
Rau quả chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ não bé khỏi các hư hỏng. Mẹ bầu nên chú ý ăn các sản phẩm đậm màu như cà chua, cải xoăn, việt quất là những món có khả năng chống oxy hóa cao. Lưu ý luôn rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn trước khi ăn.
Với những mẹ bầu bị nghén thì có thể chế biến nước ép, sinh tố để thay đỏi khẩu vị. Mỗi ngày 3 bữa với đầy đủ khẩu phần rau quả tươi ngon sẽ là điều cần thiết giúp mẹ và bé đủ chất và chuẩn bị cho sự phát triển trí não sau này.
Trái cây tươi có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Ăn đủ và không quá nhiều
Bên cạnh bổ sung khẩu phần ăn, mẹ bầu cũng cần chú ý tới liều lượng. Ăn quá ít khi mang thai sẽ gây tới sự khác biệt của tế báo não, làm tổn hại các bộ phận não, gây ảnh hưởng tới hành vi và khả năng giải quyết vấn đề sau này. Ngược lại, ăn nhiều gây tăng cân quá mức có thể gây sinh non, một nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng học tập và hành vi của trẻ. Với bà bầu, lượng calo lý tưởng mỗi ngày là cao hơn 300 calo so với nhu cầu trước khi mang thai.
Theo Khám Phá
9 bí kíp giúp mẹ bầu thư giãn dịp nghỉ lễ Tận dụng những ngày lễ mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thư giãn để giảm khó chịu và mệt mỏi trong người. Dưới đây là 9 bí kíp cực kỳ hiệu nghiệm với mẹ bầu. 1. Đi du lịch Có nhiều chị em khi biết mình mang thai đều hạn chế mọi hoạt động của mình để tập trung dưỡng thai. Đối với...