Quả cóc – ‘tiên dược’ cho sức khỏe
Quả cóc có chứa vitamin C – chât chông ôxy hóa mạnh, giúp bảo vê cơ thê chông lại các gôc tự do gây hại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, hô trợ hâp thụ chât sắt…
Không chỉ là 1 loại quả có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa… trái cóc còn được khám phá với công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả cho các chị em phụ nữ.
Quả cóc – “tiên dược” cho sức khỏe.
Mang hương vị chua chua và có mùi thơm rất riêng biệt, trái cóc vẫn luôn khiến người ta phải nhớ đến mỗi dịp thu về, thường vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch. Trái cóc được cho là một thần dược cho mọi người, đặc biệt phái đẹp.
Giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư
Môt khâu phân gôm 100g trái cóc có thê cung câp cho cơ thê khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn lượng vitamin C cân bô sung cho cơ thê môi ngày.
Vitamin C là chât chông ôxy hóa mạnh, giúp bảo vê cơ thê chông lại các gôc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hô trợ hâp thụ chât sắt, tông hợp collagen và protein đê tạo thành các mô liên kêt với nhau, giúp chữa lành vêt thương và tăng cường sức đê kháng cho cơ thê.
Cải thiện chức năng ruột
Trái cóc rât giàu chât xơ. Một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chât xơ cân thiêt trong ngày.
Chất xơ là môt dưỡng chât có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiên chức năng đường ruôt và tiêu hóa thức ăn dê dàng, cho cảm giác no lâu, từ đó kiêm soát các cơn đói và cân nặng môt cách hiêu quả.
Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng
Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng.
Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3 – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.
Video đang HOT
Dân ở 1 số nơi còn nghiền nhỏ thịt quả cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực, như các món gỏi cóc, cóc dầm…
Trị cảm cúm, đau họng
Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Nhờ vậy, cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Bên cạnh đó, khi nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Hoặc chỉ cần chấm thịt quả cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ là sẽ hết đau họng.
Trị tiêu chảy
Từ lâu đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống.
Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.
Theo Khỏe và đẹp
Những loại quả trị tiêu chảy cho trẻ
Những loại quả sau có tác dụng chữa tiêu chảy rất hiệu qủa cho trẻ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hồng xiêm
Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm. Quả hồng xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 - 5 ngày.
Có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa - Clusiaceae, được nhập trồng vào nước ta đã lâu để lấy quả ăn.
Chúng ta có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.
Quả ổi
Nếu thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Quả vải
Vải là loại hoa quả thường gặp vào mùa hè, vị ngọt dễ ăn. Vải còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Hạt vải có vị chát, tính ôn theo động y có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.
Trị tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 - 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
Việt quất
Việt quất có đặc tính làm se dùng làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào trong thành ruột, hạn chế bài tiết chất nhầy và chất lỏng. Việt quất cũng là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào và làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bạn có thể dùng việt quất chế biến trà để uống, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng với 2 ly nước trong vòng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội, lọc lấy nước và uống chúng trong ngày đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Táo đã được nấu chín
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này.
Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Chuối
Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Mướp đắng
Mướp đắng cũng là một loại quả có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Mướp đắng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào to lửa. Cho trẻ ăn ngày 1 lần có thể làm giảm bệnh.
Theo Phununews
Những bài thuốc hiệu nghiệm từ rau dền gai Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa...