Lên đồi dò sóng học online
Để học online, nhiều học sinh xã Long Môn, huyện miền núi Minh Long phải mang điện thoại lên đồi cao đón sóng.
Long Môn là một trong những xã xa xôi nhất của Minh Long, cách trung tâm huyện hơn 20 km về hướng Tây với khoảng 50% dân số là đồng bào HRe. Khi điện thoại thông minh và máy tính vẫn còn chưa “phủ sóng”, thì năm học này, các học sinh bắt đầu làm quen hình thức học trực tuyến.
Em Đinh Thị Tiếp học online trên đồi và hình Tiếp đang online bằng email của mẹ từ màn hình máy tính của thầy giáo trường Tiểu học và THCS Minh Long. Ảnh: Thượng Hoàng – Nguyễn Hà
6h, em Đinh Thị Tiếp, lớp 9, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Long Môn cầm chiếc điện thoại của cha đi bộ nửa km lên quả đồi trong làng để dò sóng. Em gái Tiếp học lớp 4 cũng cầm điện thoại cũ đã nứt màn của mẹ theo chị lên đồi.
Nhà của Tiếp ở thôn Cà Xen, địa hình đồi núi mấp mô, nhà nào nằm ở vùng lõm không thể đón sóng 4G. Bữa học đầu tiên, thầy giáo đã đến nhà hướng dẫn em cài đặt các phần mềm học trực tuyến. Sóng điện thoại chập chờn nên loay hoay mãi em mới “vào” được lớp, nhưng hình bị nhoè, ngắt tiếng giữa chừng.
Rút kinh nghiệm, hôm sau Tiếp cầm điện thoại lên quả đồi này, chọn được vị trí có sóng mạnh nhất. Nữ sinh nói, từ khi lên đồi, em không bỏ buổi học nào. “Tiết học đầu tiên thường bắt đầu hơn 7h nhưng 6h em đã lên đồi dò sóng, khi có sóng mạnh và vào lớp sớm sẽ không bị mất tín hiệu khi học”, Tiếp nói.
Không chỉ riêng chị em Tiếp, nhiều học sinh ở xã Long Môn ở vùng lõm cũng phải lên các vị trí cao như sườn dốc, núi đồi để có sóng mạnh học trực tuyến.
Hình ảnh trò Tiếp ngồi học trên ngọn đồi được một thầy giáo chụp lại màn hình tuần trước. Thầy Trương Quốc Đạt, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ hình ảnh đó, cùng nhiều hình ảnh rất khác biệt với miền xuôi: học sinh học online trong nhà sàn, nhiều em xem chung trước một chiếc điện thoại; giáo viên về làng sửa lỗi phần mềm; giáo viên “ship” bài giảng tận nhà cho học sinh.
Video đang HOT
Thầy Đinh KaMach tới nhà học sinh bỏ bài học vào ống nhựa. Ảnh: Phạm Linh
Thầy hiệu trưởng cho biết, trường có 228 học sinh trong đó nhiều em không có thiết bị để học. Nhưng khi ngành giáo dục thống nhất áp dụng dạy học online, trường vẫn tìm cách triển khai.”Dạy được chữ nào hay chữ ấy, khơi dậy niềm đam mê học tập còn hơn để các em ở nhà chơi game”, thầy Đạt nói.
Hình thức học này dành cho lớp 3 đến lớp 9. Những em không có điện thoại, thầy cô giáo chia các em theo nhóm để học cùng các bạn có thiết bị. Em Đinh Văn Tuất, học sinh lớp 7 của trường chiều nào cũng ghé nhà em Đinh Thị Ni để học online cùng. Em nói cha mẹ em chưa có điện thoại thông minh nên qua nhà bạn học nhờ.
Mùa này trời giông sét, mỗi khi có tiếng sấm, thầy giáo ở trường thường nhắc nhở các em cẩn thận với thiết bị điện. Hôm 20/9, khi thầy giáo của Tuất và Ni vừa nhắc xong, trường bị cúp điện, lớp học online phải dừng.
Tuất (áo đỏ) sang nhà Ni để cùng học online. Ảnh: Phạm Linh
Việc học online gặp nhiều khó khăn và không phải học sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận. Do đó trường tổ chức hai hình thức dạy học khác là, hướng dẫn phụ huynh các em lớp 1,2 xem các bài giảng trên truyền hình. Ngoài ra giáo viên đến tận nhà phát bài giảng và phiếu học tập cho toàn bộ khối tiểu học.
Những lúc học sinh, phụ huynh không có nhà, thầy cô giáo bỏ bài học vào ống được cắt từ chai nhựa, giống như đưa “mật thư”. “Bất kể các em có học trực tuyến hay không chúng tôi vẫn phát bài giảng và phiếu học tập để đảm bảo em nào cũng được học và ôn tập kiến thức”, thầy KaMach nói.
Theo Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi, năm học này toàn tỉnh có 66.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến. Song dịch diễn biến phức tạp nên ngành giáo dục phải triển khai hình thức dạy học này ở tất cả địa phương.
Chỉ đạo mới nhất của tỉnh, các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng và TP Quảng Ngãi phải dạy học trực tuyến đến khi có phương án mới. Còn huyện Minh Long, cùng với Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Sơn Tây, Sơn Hà, Lý Sơn và thị xã Đức Phổ bắt đầu được dạy trực tiếp từ 27/9, tùy diễn biến dịch bệnh.
Cú "vồ ếch" của cô giáo miền xuôi gieo chữ trên miền ngược
Cú té ngã vì đường trơn trợt, bùn lầy của cô giáo khi đi dạy học ở miền núi Quảng Ngãi chỉ là một phần nhỏ trong những khó khăn của giáo viên vùng cao.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ. Cũng vì dịch bệnh, con chữ đến với học trò ở nơi đây vốn đã gian nan nay lại thêm vất vả bội phần.
Vượt chặng đường núi gần 30km, mà quá nửa trong đó lầy lội mới đến Làng Tốt - điểm trường xa nhất Ba Lế, cũng là xa nhất của huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), cô Nguyễn Thị Trang đã "vồ ếch" giữa đường. Người lấm lem bùn đất đỏ quạch, cô giáo có thân hình bé nhỏ với biệt danh "Ròm" bật cười với chính mình và chụp lại nhiều bức ảnh, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội với dòng trạng thái tích cực.
Cô Nguyễn Thị Trang và chiếc xe máy sau cú vồ ếch. (Ảnh: NVCC)
"Ròm vừa mới tới nơi, phụ huynh vui tính bảo: Cô lên tới đây được hả, chân cô ngắn mà sao tới hay thế. Eo ơi, Ròm nở cái lỗ mũi to ơi là to, định nói "Cô tay lái lụa mà". Nghĩ khiêm tốn xí nên hổng có nói, đáp lại bằng cái cười thật tươi. Hên là chưa nói cái tay lái lụa chứ không là thấy cái cảnh này quê chết đi mất. Cảm giác phê phê thiệt á, cung đường mang tên "Làng Tốt" nhưng nó hổng giống cái tên xí nào cả. Mấy em ơi, có thương cô Ròm thì hoàn thành giúp cô mấy cái nội dung cô giao nhé".
Những dòng chia sẻ chân tình cùng hình ảnh người và chiếc xe đầy bùn đất làm mọi người xúc động. Rất nhiều lời động viên gửi tới cô Trang cùng các giáo viên miền núi, đồng thời xót xa cho sự nghiệp gieo chữ đầy gian nan ở vùng cao.
"Đường vào Làng Tốt không chỉ tôi mà nhiều nữ giáo viên đi riết thành quen. Ngày xưa phải đi bộ chứ không đi được xe máy đâu. Lúc trước mỗi năm tôi đi hư 1 chiếc xe đó. Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ", cô Trang chia sẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Trang (sinh năm 1988) là người quê ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi). Tốt nghiệp ra trường, cô Trang nộp hồ sơ lên miền núi huyện Ba Tơ để dạy học cho các em nhỏ đồng bào dân tộc H'rê. Khi chưa đến trường học, cô Trang không nghĩ được rằng bà con trên này lại khó khăn đến như vậy. Với nhiều học trò, để tới được trường học, phải đi bộ từ 3 - 4 giờ liền.
Gắn bó với nghiệp gieo chữ ở vùng núi hơn 1 thập kỷ, nhiều kỷ niệm, nhiều tâm tư, nhưng có lẽ đây là năm học đặc biệt nhất từ trước đến nay đối với cô Nguyễn Thị Trang. Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, trẻ em và giáo viên vùng cao vốn đã gian nan với con chữ nay lại thêm vất vả bởi việc học trực tuyến.
"Người dân trên này phần đông là người đồng bào H'rê, họ nghèo lắm, ít người có điều kiện để mua thiết bị cho con học online. Địa hình xa, phức tạp nên xã chia thành nhiều cụm trường. Cụm Làng Tốt là xa nhất, mình qua đó dạy trực tiếp cho mấy đứa nhỏ", Trang chia sẻ.
Cô giáo giao bài tập cho học sinh. (Ảnh: NVCC)
Đầu năm học đến nay, cứ 2 ngày một lần, giáo viên đến làng để kiểm tra bài, hướng dẫn các em học tập. Ở vùng cao, đôi lúc giáo viên phải đi tìm học trò. Biết cô đến, học sinh sẽ đi trốn. Vậy là giáo viên phải đi tìm, rồi đợi phụ huynh về để giao bài mới. Cứ lần lượt từng nhà như thế, gặp được hết học trò, trời đã sập tối. Có những ngày, hành trình gieo chữ của cô giáo Trang kéo dài 14 giờ đồng hồ.
Mỗi ngày, phụ huynh cứ í ới cô giáo: "Cô ơi vô xem cái quyển vở con em làm đúng hay sai, chỉ giúp em với, em hổng chỉ được", "Cô ơi, cầm lon bò húc uống cho khoẻ, nay cô không uống là chị giận á, mời liên tiếp mấy bữa mà cô cứ từ chối".
Vừa xong ngụm bò húc, chưa kịp đứng dậy thì điện thoại lại reo: "Cô ơi, cô đang ở đâu đó, em hỏi xí, em mới mua cái điện thoại xịn, cô xem có học được không, lên chỉ em với, em đăng ký cho con học trên cái điện thoại". Cô Trang sấp ngửa vác ba lô chạy đi: "Chạy nhanh tới cho kịp, chứ không là phụ huynh đi làm keo thì tiêu!", cô cười.
Trò chuyện với Trang, cô bảo rằng: "Mình chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc rộng lớn, là giáo viên miền núi ai ai cũng đều như vậy, có nhiều thầy cô trải qua nhiều gian khổ hơn Ròm nữa kìa. Vì là năm học "đặc biệt" nên Ròm cũng muốn lưu giữ cái hành trình đáng nhớ này, cũng muốn lan tỏa năng lượng tích cực trong thời điểm đầy thử thách của nước nhà, chứ không có mục đích gì khác. Đó là những điều chân thật nhất, bình thường nhất của giáo viên vùng cao".
Giáo viên vùng cao phải trải qua chặng đường gian nan để dạy học. (Ảnh: NVCC)
Từ ngày 13/9, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu dạy cho học năm học mới. Tại huyện miền núi Ba Tơ, chỉ có khoảng 15% học sinh bậc Tiểu học, 30% học sinh bậc THCS đủ điều kiện học trực tuyến. Số học sinh còn lại buộc phải thực hiện phương án giáo viên giao bài tập đến tận nhà cho các em tự học.
"Học sinh miền núi cư trú tại nhiều khu dân cư xa xôi, cách trở. Do đó, việc giao bài tập đến từng học sinh gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp các thầy cô vượt qua khó khăn để đến với các em", ông Đỗ Giang Nam - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Tơ chia sẻ.
Hà Nội: Thầy trò hào hứng với tính năng "giao bài tập" trực tuyến trên eNetViet Không dừng lại ở việc liên lạc, trao đổi thông tin trực tuyến, các tính năng hỗ trợ dạy và học trực tuyến trên ứng dụng eNetViet đã khẳng định tính hiệu quả, được thầy và trò các nhà trường tích cực đón nhận. Ảnh minh hoạ/INT. Bước vào năm học mới 2021 - 2022, với phương thức dạy học trực tuyến, eNetViet...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"
Hậu trường phim
07:56:01 24/04/2025
Bất ngờ phát hiện có người đặt camera quay lén, Trấn Thành chỉ tay thẳng mặt nói 1 câu bùng nổ tranh cãi
Sao việt
07:52:01 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá
Phim việt
07:43:56 24/04/2025
Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz
Sức khỏe
07:43:40 24/04/2025
Vụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờ
Sao châu á
07:35:24 24/04/2025
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine
Thế giới
07:31:16 24/04/2025
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu
Netizen
07:18:09 24/04/2025
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối
Ôtô
07:10:27 24/04/2025
Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An
Tin nổi bật
07:07:14 24/04/2025
Đi trình báo mất xe máy, nạn nhân được CSGT báo đã bắt tên trộm và thu được xe
Pháp luật
07:04:56 24/04/2025