Lầu Năm góc thừa nhận đầu tư mạnh vào châu Á để chống Trung Quốc
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại chủ quyền của các quốc gia khác, cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đầu tư “đáng kể” vào các chương trình cần thiết để đảm bảo sự ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan
Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc phòng hàng đầu châu Á, Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng, khu vực này vẫn là ưu tiên hàng đầu của Washington trong bối cảnh các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.
“Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhà hát ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực”, ông tuyên bố hôm thứ Bảy.
“Chúng tôi muốn đảm bảo không đối thủ nào tin rằng họ có thể thành công đạt được các mục tiêu chính trị thông qua các lực lượng quân sự”, ông Shanahan tuyên bố và lưu ý rằng Lầu Năm Góc đã yêu cầu mức chi cao nhất mọi thời đại là 104 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển cộng với 125 tỷ USD cho việc sẵn sàng hoạt động trong khu vực vào năm tài chính tiếp theo.
Ông Shanahan cũng gay gắt cáo buộc Trung Quốc vi phạm các quy tắc quốc tế trong khu vực.
Video đang HOT
“Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực này đến từ những ai tìm cách phá hoại, thay vì duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Chúng tôi sẽ không phớt lờ hành vi của Trung Quốc”, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh.
Ông Shanahan sau đó kêu gọi chấm dứt các hành vi của Trung Quốc mà ông tuyên bố là “làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và gieo rắc sự ngờ vực đối với ý định của Bắc Kinh”.
Washington từ lâu đã thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng biển chiến lược, đóng vai trò là cửa ngõ cho hàng nghìn tỷ USD trong thương mại hàng hải hàng năm.
Washington thường xuyên phái các tàu chiến và máy bay chiến đấu của họ tới các vùng biển để bảo vệ thứ mà họ gọi là tự do hàng hải, một động thái mà Bắc Kinh tuyên bố là khiêu khích.
Theo Danviet
Mỹ khẳng định cam kết đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 1/6 khẳng định rằng, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực ưu tiên - nơi Mỹ sẽ ủng hộ các quốc gia đối tác chống lại bất kỳ nỗ lực bá quyền nào, báo Singapore The Strait Times đưa tin.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối thoại Shangri-La hôm 31/5. Ảnh: The Strait Times
"Tôi ở đây để khẳng định cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đối với các giá trị giữ cho khu vực này an toàn, thịnh vượng, tự do và rộng mở", quyền Bộ trưởng Quốc phòng Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 tại Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều hằng năm giữa Mỹ và khu vực là 2.300 tỷ USD và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ là 1.300 tỷ USD, lớn hơn con số của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại, ông nói. Ông cho rằng, những đối tác theo đuổi khả năng tương tác với Mỹ sẽ có khả năng tiếp cận các công nghệ mới.
Ông Shanahan cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chú trọng đầu tư hiện đại hóa quân sự để nâng cao năng lực bảo đảm chủ quyền lãnh thổ. Trong tiến trình xây dựng một trật tự an ninh chung, không ai, không quốc gia nào được thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông nói.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định: "Một số đối tượng trong khu vực chúng ta đang chọn cách hành xử ngược với các nguyên tắc và quy chuẩn vốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta". Những động thái đó bao gồm quân sự hóa trên biển, đe dọa sử dụng vũ lực để chèn ép các nước láng giềng, sử dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp chính trị đối nội của các quốc gia khác, ông nói.
"Chúng tôi biết rằng an ninh và kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, an ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Vì thế chúng tôi muốn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương luôn tự do và cởi mở. Mỹ không muốn bất kỳ nước nào trong khu vực này phải chọn lựa hoặc từ bỏ quan hệ kinh tế tích cực với bất kỳ đối tác nào", quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu.
Trong bài phát biểu hôm nay tại Đối thoại Shangri-La, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với rất nhiều hoạt động gây bất ổn ở châu Á. Phát biểu này không khác gì "đổ thêm dầu vào lửa" cho quan hệ vốn đã rất căng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Shanahan cũng ghi nhận vai trò của các tổ chức trong khu vực, ví dụ vai trò trung tâm của ASEAN. Ông Shanahan nói: "Không nước nào hưởng lợi từ trật tự toàn cầu và khu vực nhiều hơn Trung Quốc. Hàng trăm triệu người đã thoát đói nghèo... Chúng tôi hợp tác với Trung Quốc ở trong những lĩnh vực chung lợi ích, từ đối thoại quân sự song phương để tìm ra giải pháp giảm rủi ro đến xử lý các nguy cơ xuyên quốc gia như chống vi phạm bản quyền, thực hiện lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Và chúng tôi cạnh tranh với Trung Quốc ở những lĩnh vực chúng tôi phải làm vậy. Nhưng cạnh tranh không có nghĩa là xung đột".
Trung Quốc cũng có thể và cũng nên có quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực, ông nói. "Nhưng cách hành xử làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và reo rắc sự nghi ngờ về các ý định của Trung Quốc phải chấm dứt", quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.
Trước đó, cũng tại Diễn đàn Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi Mỹ và Trung Quốc tìm ra cách thức mang tính xây dựng, dù cạnh tranh nhưng cũng hợp tác trong các vấn đề lớn có tầm quan trọng toàn cầu, đem lại lợi ích chung cho khu vực và thế giới. Ông thúc giục Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn, xây dựng hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm, hào phóng, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng, biện pháp ngoại giao, không ép buộc, không đe dọa dùng vũ lực, trong khi tôn trọng lợi ích và quyền lợi cốt lõi của các nước khác.
Thủ tướng Singapore cho rằng, nguy cơ từ xung đột Mỹ-Trung hiện nay bắt nguồn từ việc thiếu lòng tin chiến lược. Ông cũng kêu gọi các nước nhỏ tăng cường hợp tác toàn diện, nâng cao vị thế thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, xây dựng các thể chế đa phương. Ông đề cao vai trò của ASEAN - tổ chức không chỉ xử lý các vấn đề của khu vực mà còn góp phần điều tiết quan hệ giữa các thành viên với các nước lớn bên ngoài. Đông đảo đại biểu tham dự Diễn đàn Shangri-La cũng đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
Trung Quốc tăng thuế với hàng Mỹ từ 1/6
Ngày 1/6, Trung Quốc tăng thêm mức thuế đối với 60 tỷ USD sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Ban Thuế quan hải quan của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông báo. Trước đó, Trung Quốc đã áp thuế cao (thấp nhất là 5%) đối với 60 tỷ USD hàng Mỹ, và từ hôm nay, nước này tăng mức thuế lên 25%, 20% và 10% tùy loại sản phẩm, báo Trung Quốc People's Daily đưa tin ngày 1/6. Trong số 5.140 sản phẩm Mỹ bị tăng thuế có pin, cà phê, rau chân vịt... Quyết định "trả đũa" của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, áp dụng từ ngày 10/5.
Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter: "Tôi nói thẳng thắn với Chủ tịch Tập (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) và tất cả những người bạn của tôi ở Trung Quốc rằng, Trung Quốc sẽ rất đau đớn nếu các bạn không chịu ký thỏa thuận vì các công ty sẽ buộc phải rời Trung Quốc sang các nước khác. Quá đắt để mua ở Trung Quốc. Các bạn đã có một thỏa thuận tốt, suýt đạt được nhưng các bạn lại nuốt lời!". Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không bao giờ đầu hàng áp lực từ bên ngoài".
BÌNH GIANG - THÁI AN
Theo TPO
Mỹ ám chỉ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho loạt hành động gây bất ổn ở châu Á Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ám chỉ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hàng loạt các hành động gây bất ổn ở châu Á, làm gia tăng cẳng thẳng giữa 2 nước. "Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực đến từ các bên tìm cách phá hoại thay...