Lào tập trung nguồn lực ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết
Mặc dù mới đầu mùa mưa nhưng dịch sốt xuất huyết ở Lào đã có chiều hướng tăng nhanh, khó kiểm soát.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày hôm qua (21/7), Tổng cục trưởng Tổng cục kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm, thuộc Bộ Y tế Lào Rattanaxay Phetsavanh khẳng định, Lào đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và giờ là lúc phải quyết tâm hơn nữa trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra ở nhiều hầu khắp các địa phương.
Ảnh minh họa: Internet.
Mặc dù mới đầu mùa mưa nhưng dịch sốt xuất huyết ở Lào đã có chiều hướng tăng nhanh, khó kiểm soát. Bộ Y tế Lào cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, 8 người tử vong. Chỉ tính riêng thủ đô Vientiane đã có gần 800 người mắc bệnh, trong đó 3 người đã tử vong.
Bộ Y tế Lào khuyến cáo người dân tiến hành các biện pháp làm vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, không để ao tù nước đọng trong khu dân cư nhằm hạn chế sự sinh sản của muỗi vằn, nguyên nhân chính gây nên sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết hiện nay.
Video đang HOT
Đồng thời cấp kinh phí, hóa chất, huy động lực lượng lưới y tế cơ sở tổ chức phun thuốc diệt muỗi, khuyến khích người dân mắc màn khi ngủ…để phòng bệnh. Tuy nhiên, do đất rộng, người thưa, công tác phòng chống sốt xuất huyết gặp nhiều khó khăn. Mỗi năm tại Lào có hàng nghìn ca mắc sốt xuất huyết và hàng chục người tử vong do căn bệnh này./.
Sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19: Triệu chứng ban đầu 2 bệnh giống nhau
Tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Những ổ bệnh xuất hiện giữa lúc dịch COVID-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch ảnh hướng đến sức khoẻ người dân.
Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Hà Phương
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM đã có cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, giữa lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra thì các ổ bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện ở TPHCM vào thời gian này. Vậy chúng ta đang đối mặt với nguy cơ như thế nào?
- Nếu trường hợp dịch chồng dịch thì sẽ gặp một số khó khăn. Sốt xuất huyết có biểu hiện giống bệnh nhân mắc COVID-19 là sốt, đau nhức, ho. Nếu người có triệu chứng này thì phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm sẽ tốn công, tốn sức hơn. Chưa kể quá trình cách ly điều trị cùng lúc 2 bệnh thì sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 mà còn có bệnh nền liên quan thì trong quá trình chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, triệu chứng biểu hiện của 2 căn bệnh này có gì khác nhau để phân biệt được hay không?
- Đối với những người mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết thì triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Đều sốt, ho, đau nhức. Bệnh này không chừa một ai, mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Nếu có những biểu hiện này tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang và đi tới các cơ sở y tế để khám bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống. Người dân cần làm gì để phòng vừa phòng dịch COVID-19, vừa phòng dịch sốt xuất huyết vào lúc này?
Sốt xuất huyết là căn bệnh rất kinh điển từ trước tới nay. Nguyên nhân chính của sốt xuất huyết do vật trung gian là muỗi vằn. Loại muỗi này thường đẻ trong những lọ nước, rồi sinh sản và chích người vào ban ngày.
Nếu muốn diệt muỗi thì không còn biện pháp nào khác ngoài vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm. Ở trường học thì cũng thực hiện các biện pháp tương tự kể trên. Bệnh sốt xuất huyết không lây lan qua đường hô hấp nên không cần hạn chế tiếp xúc nhưng muỗi có thể mang bệnh từ người này sang người khác.
Trong thời gian này, ngoài sốt xuất huyết thì những bệnh mùa nào có thể bùng phát ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thưa bác sĩ?
Có thể, vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới sẽ bùng phát tay chân miệng. Căn bệnh này thường cao điểm vào tháng 4,5,6 nhưng năm nay chưa có. Dự đoán vào tháng 9 và 10 sẽ bùng phát, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Ngày 4.5, báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Ngành y tế đã xử lý phun hóa chất, diệt lăng quăng tại các ổ bệnh và những điểm nguy cơ.
Thành phố ghi nhận 65 ca sốt xuất huyết trong tuần qua, giảm hơn 43% với trung bình bốn tuần trước. Số bệnh nhân từ đầu năm đến nay là hơn 6.400, giảm 70% với cùng kỳ năm ngoái.
Các bệnh như tay chân miệng, sởi... cũng giảm mạnh. Trong tuần ghi nhận 9 ca tay chân miệng, giảm hơn 34% với trung bình bốn tuần trước, chưa xuất hiện ca tử vong. Từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tay chân miệng là 453, giảm hơn 90% với cùng kỳ năm trước.
Gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm ở Đắk Lắk Gần đây, do thời tiết nóng bức kèm mưa lớn, tình hình dịch bệnh ở Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Cùng với dịch bạch hầu đang lây lan rộng, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, sốt rét, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, dại... cũng tăng khiến người dân lo lắng. Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện...