Lành như lạc luộc cũng có thể hóa ‘thuốc độc’ với những người sau
Lạc được coi như ngũ cốc, thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn lạc.
Lợi ích của lạc
Nguồn vitamin E, khoáng chất mangan chất dầu tự nhiên, axit Omega 3 rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da tóc chắc khỏe,…
Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát
Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt lạc tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày.
Có thể bạn chưa biết, lạc cũng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc được nghiên cứu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
Giúp giảm lượng đường trong máu
Bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng lạc như một món ăn thân thiện. Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.
Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm
Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Lần sau nếu bạn cảm thấy ảm đạm, chỉ cần nhâm nhi vài hạt lạc thơm bùi.
Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Bạn không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này bởi lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau
Lạc chứa p-coumaric acid, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%. Đưa lạc hạt hay bơ đậu phộng vào kế hoạch ăn uống mỗi ngày chừng mực là cách hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe.
Làm giảm nguy cơ sỏi mật
Lạc ở dạng hạt hoặc bơ lạc tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%. Sử dụng bơ lạc trong bữa ăn sáng của bạn để có năng lượng dồi dào.
Bảo vệ tim mạch
Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic. Vì thế, ăn đậu phộng thường xuyên có thể phòng tránh được các bệnh về tim mạch cũng như các bệnh mạch vành.
Người bị bệnh gút
Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn.
Trong khi đó, lạc lại chứa nhiều protein chất dầu, vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.
Video đang HOT
Bệnh nhân tiểu đường
Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo.
Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.
Người đang giảm cân
Lạc chứa chất béo và lượng calo cao. Đặc biệt lạc rang cùng dầu ăn thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi. Nếu ăn chúng, người bệnh sẽ béo lên nhanh chóng chứ không thể cải thiện được cân nặng và số đo vòng eo của mình.
Người bị cao huyết áp
Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút, người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.
Người hay bị nóng trong
Theo Đông y, lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.
Người vừa phẫu thuật túi mật
Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc vì khi cắt bỏ túi mật cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa, nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan
Người bị bệnh phù thũng
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ đọng khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.
Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn lạc mốc vì trong lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư chất độc nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua… nên loại bỏ ngay.
Cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng đơn giản tại nhà và lưu ý sử dụng hiệu quả cho sức khỏe
Cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng sẽ mang đến cho bạn một nguồn thực phẩm cần thiết đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.
Bột ngũ cốc thơm ngon, mềm mịn với phương pháp chế biến lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm thời gian. Mời bạn cùng Yeutre.vn vào bếp tìm hiểu nhé!
1. Cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng
Ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Ảnh: Internet
Ngũ cốc từ lâu đã trở thành món ăn dinh dưỡng quen thuộc được mọi người sử dụng. Ngày nay, các đồ ăn công nghiệp thơm ngon nhưng chưa thực sự an toàn sẽ làm bạn cân nhắc việc sử dụng các loại thực phẩm này. Bột ngũ cốc dinh dưỡng được làm hoàn toàn thủ công, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại giúp bạn giải quyết nỗi lo đó. Ngoài ra, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cân bằng
1. Cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng
Cách lựa chọn nguyên liệu
- Nguyên liệu làm bột ngũ cốc rất dễ kiếm và dễ mua, bao gồm: Mè đen, đậu nành, đậu xanh, lạc, gạo nếp hoặc tẻ đều được (có thể thêm bột đậu đen, đậu đỏ,..), lá nếp, va ni, sữa đặc có đường, đường (hoặc muối cho bạn nào muốn giảm cân).
- Về số lượng tùy nhu cầu và sở thích có thể tăng, giảm, thêm, bớt từng loại. Riêng mè đen hãy nhớ ưu tiên số lượng gấp đôi so với mấy loại còn lại.
- Điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên liệu trồng thuần tự nhiên, không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, không chất bảo quản và đặc biệt giống Việt Nam thuần chuẩn, để tránh thực phẩm GMO.
Nguyên liệu phải được trồng tự nhiên, không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và tránh GMO - Ảnh Internet
Thành phần nguyên liệu
Đậu xanh: 100gr, chọn loại đậu hạt tiêu, hạt nhỏ (không phải xanh trơn).
Đậu đỏ: 100gr, chọn loại hạt nhỏ, màu đỏ tươi (màu nâu nhạt là đỗ cũ).
Đậu đen: 100gr, chọn hạt nhỏ, cắn ra thấy giòn, trong ruột có màu xanh mới ngon (đậu đen xanh lòng).
Đậu tương ( đậu nành): 100gr, chọn loại hạt nhỏ có vỏ màu xanh.
Đậu trắng: 100gr, chọn loại hạt nhỏ vừa phải, to hơn hạt đỗ đen một chút.
Hạt mè đen tròn đều, bóng bẩy là loại mè tốt - Ảnh Internet
Mè đen: 200gr, chọn loại hạt tròn đều, mẩy hạt, có mùi thơm. Tuy nhiên có một số nơi nhuộm hạt vàng thành màu đen để sinh lợi nhuận cao và không tốt cho sức khỏe, nên chọn lựa kĩ.
Hạt sen: 100gr
Gạo lức tẻ: 100gr
Gạo nếp cái hoa vàng: 100gr
Hạt sen, ý dĩ : 100gr, màu trắng, bở thơm.
Hạt kê ta: màu vàng tươi, ngửi rất thơm.
Hạt kê ta có màu vàng tươi - Ảnh Internet
Dù nguyên liệu làm bột ngũ cốc không được đầy đủ như trên thì cũng không sao, nhưng mọi người để ý đừng mua hạt để lâu ngày, mưa gió, bị hút ẩm, mốc meo, uống vào không có tác dụng dinh dưỡng mà còn lại có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế bụi bẩn, loại hạt lép
- Các loại ngũ cốc khi mới mua về nhớ rửa thật kĩ vì khá nhiều bụi bẩn, nên rửa ít nhất 2 lần nước. Vớt hết hạt lép nổi lên. Sau đó đem phơi nắng cho khô, rang sẽ nhanh hơn và bùi hơn.
Bước 2: Rang chín các hạt ngũ cốc, nhớ là rang từng loại riêng biệt
Hạt mè đen được rang riêng với các loại ngũ cốc khác - Ảnh Internet
- Cho từng loại ngũ cốc đã phơi khô vào chảo rang trên bếp, tới khi nào có mùi thơm thì nhỏ lửa, đảo đều tay. Khi nào hạt đỗ hơi lách tách, cắn thấy giòn, bên trong hơi chuyển màu thì được .
- Đối với đậu nành: nên rang đến khi vàng sẫm, bắt đầu tách vỏ và có mùi thơm là được.
- Khi rang đậu xanh và đậu đỏ thì chỉ cần chuyển màu và hết mùi ngái là ngừng lửa.
- Đậu đen rang khi thấy mùi thơm là chín rồi.
Khi rang đậu đen ngửi thấy mùi thơm là đã chín. Ảnh: Internet
- Vừng đen: khi rang vừng nên dùng tay ướt bóp cho vừng thấm nước, sau đó rang khô nhỏ lửa, đến khi thấy lách tách và thấy thơm là vừng đã chín.
- Đối với gạo lức thì rang thơm vàng.
- Hạt sen rửa sạch, phơi khô rồi cho vào rang. Khi nào hạt sen chuyển màu vàng , mùi thơm, cắn thấy giòn là được.
- Ý dĩ rửa sạch rồi rang như các nguyên liệu trên.
Bước 3: Xay ngũ cốc dinh dưỡng
- Sau khi các bạn rang xong, thực hiện việc ủ đậu bằng cách quấn giấy và quấn vải xung quanh.
- Để 20- 30 phút, bạn đổ ra cho nguội rồi mang ra cửa hàng có máy xay bột chuyên dụng. Không dùng máy xay gia đình vì bột sẽ không mịn và kém ngon.
Sau khi rang xong, tiến hành xay mịn ngũ cốc. Ảnh: Internet
2. Cách dùng bột ngũ cốc dinh dưỡng
- Mỗi ngày nên dùng 1-2 cốc sữa ngũ cốc bạn sẽ cảm thấy đủ chất. Các bạn ăn chay mà không uống ngũ cốc hằng ngày thì sẽ thiếu chất cho cơ thể. Mỗi ngày nên pha 1 thìa canh đầy bột với 250ml nước nóng và uống vào bữa sáng.
Sữa ngũ cốc giàu thành phần dinh dưỡng bổ sung đủ chất cho cơ thể - Ảnh Internet
- Nếu mọi người muốn uống ngọt thì cho thêm 1 thìa cà phê đường thô (đường nâu)
- Nếu muốn uống mặn thì cho thêm thìa tương tamari.
- Có điều kiện thì luộc khoai lang hoặc hấp bí đỏ xay lấy nước để pha vào bột uống rất thơm ngon.
- Các bạn có thể cho 1 chút bột tảo biển vào sữa bột ngũ cốc để cho trẻ uống.
3. Lưu ý khi sử dụng
- Ai cũng có thể dùng được món sữa này hàng ngày.
- Người già nên dùng để hệ tiêu hóa được ổn định.
- Người bệnh cũng có thể dùng để thay cháo loãng.
Ngũ cốc đặc biệt tốt đối với người lớn tuổi - Ảnh Internet
- Giúp trẻ nhỏ thông minh hơn và phát triển chiều cao hiệu quả.
- Nhân viên văn phòng hay những người ít vận động, ngồi nhiều nên dùng để bụng bớt phệ và vòng eo được thon thả hơn.
- Người ăn chay có thể dùng để bổ sung thêm đạm, vitamin và khoáng chất.
Với cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng đơn giản này không chỉ giúp các mẹ thôi lo lắng cho bé về vấn đề biếng ăn mà còn dành cho mọi người để cải thiện sức khỏe. Bột ngũ cốc dinh dưỡng thơm ngon, thích hợp với mọi lứa tuổi và ngoài ra nó còn là thực phẩm bổ sung dưỡng chất, giúp trẻ ăn ngon chóng lớn. Yeutre.vn chúc các bạn chế biến thành công!
Thơm ngon lạ miệng với cách làm ếch xào lá cách đơn giản tại nhà Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon giống như thịt gà với thành phần dinh dưỡng phong phú: protein, chất béo, natri, sắt, đồng, magiê, đường, canxi, phốt-pho, kali, vitamin A, B, D, E, canxi, ... cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là giúp cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh hơn. Một chiếc đùi ếch...