Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập
Ông Muhammad Yunus – nhà lãnh đạo lâm thời của Bangladesh – đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh D-8 lần thứ 21 diễn ra tại Thủ đô Hành chính mới của Ai Cập – cách Cairo 45 km về phía đông.
Ông Muhammad Yunus trả lời phỏng vấn báo chí tại Dhaka, Bangladesh, ngày 29/2/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Sự kiện này quy tụ lãnh đạo từ các quốc gia Hồi giáo đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu.
Trong khuôn khổ hội nghị, ông Yunus đã chính thức chuyển giao vai trò Chủ tịch Tổ chức Hợp tác Kinh tế D-8 cho Ai Cập. Phát biểu tại sự kiện, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và đổi mới sáng tạo. Ông kêu gọi các quốc gia thành viên, bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigeria, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ đoàn kết để đối mặt với các thách thức toàn cầu và tận dụng cơ hội phát triển chung.
Bên lề hội nghị, ông Yunus cũng chia sẻ tầm nhìn về vai trò trung tâm của thanh niên và phụ nữ trong sự phát triển của Bangladesh. Ông nhấn mạnh rằng thế hệ trẻ đã đóng vai trò chủ chốt trong phong trào thay đổi đất nước, giúp Bangladesh đạt được danh hiệu “Quốc gia của năm 2024″ do The Economist trao tặng. Ông nói: “Chúng ta cần tập trung vào thanh niên, đặc biệt là phụ nữ trẻ để biến ước mơ của họ thành hiện thực và xây dựng một Bangladesh mới.”
Ngoài ra, ông Yunus còn nhấn mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo trẻ trong nội các chính phủ lâm thời, coi đây là biểu tượng của một thế hệ lãnh đạo mới phù hợp với thế kỷ 21. Ông khẳng định: “Những nhà lãnh đạo trẻ này không chỉ đại diện cho tinh thần của thế hệ mới mà còn là tương lai của Bangladesh.”
Hội nghị Thượng đỉnh D-8 lần thứ 21 không chỉ là cơ hội để ông Yunus thúc đẩy hợp tác quốc tế mà còn để ông khẳng định cam kết xây dựng một Bangladesh bền vững, đoàn kết và thịnh vượng. Vai trò nổi bật của ông tại sự kiện này tiếp tục củng cố vị thế của Bangladesh trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo kiên định của ông Muhammad Yunus.
Ngoại trưởng các nước D-8 kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 8/6, Ngoại trưởng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế D-8 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc (LHQ) và gây áp lực lớn hơn đối với Israel trong bối cảnh cuộc xung đột tại Dải Gaza vẫn tiếp diễn.
Xe bọc thép của Israel bắn hơi cay trong chiến dịch quân sự ở thành phố Jennin, Bờ Tây ngày 4/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp bất thường được tổ chức tại thành phố Istanbul, các nước D-8 hối thúc một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và phong trào Hamas trong suốt hơn 8 tháng qua tại Dải Gaza. Ngoại trưởng các nước này cũng kêu gọi Mỹ không sử dụng quyền phủ quyết đối với tư cách thành viên đầy đủ của Palestine tại LHQ.
D-8 thể hiện lập trường yêu cầu Israel tuân thủ các quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), rút quân khỏi khu vực Nam Rafah và đảm bảo việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến dải đất đang bị phong tỏa của Palestine một cách an toàn.
8 quốc gia có dân chủ yếu là người Hồi giáo cũng yêu cầu chấm dứt việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Israel, đồng thời thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ thường dân Palestine và bác bỏ mọi nỗ lực nhằm cưỡng bức di dời họ ra khỏi Dải Gaza. D8 ủng hộ giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine và cơ chế bảo đảm để bảo vệ một thỏa thuận trong tương lai.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế D-8 gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Malaysia, Nigeria và Pakistan.
Ai Cập đảm nhận vai trò Chủ tịch nhóm D8 Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết nước này tiếp quản vai trò Chủ tịch Nhóm 8 nước Hồi giáo đang phát triển (D8) từ Bangladesh trong tháng 5 và sẽ đảm nhiệm đến cuối năm 2025. Đại diện của Ai Cập tại Nhóm D8, Đại sứ Ragi Al-Etreby, cho biết những ưu tiên...