Lãnh đạo chống tham nhũng Indonesia bị tố vòi tiền
Chủ tịch Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) Firli Bahuri bị vướng nghi án tham nhũng liên quan cựu bộ trưởng nông nghiệp nước này.
Chủ tịch Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia Firli Bahuri. Ảnh KPK
Hãng Reuters ngày 23.11 đưa tin cảnh sát Indonesia cho biết chủ tịch Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) Firli Bahuri bị coi là nghi can trong vụ vòi tiền hoặc nhận “lại quả” trong nghi án tham nhũng.
Video đang HOT
Ông Firli, cựu tổng thanh tra cảnh sát Indonesia, là nghi can trong vụ vòi tiền cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Syahrul Yasin Limpo, người đã bị bắt hồi tháng trước trong một vụ án tham nhũng.
Quan chức cảnh sát Jakarta Ade Safri Simanjuntak cho biết có đủ chứng cứ để kết luận chủ tịch KPK là nghi can trong vụ vòi tiền. Theo đó, “một quan chức chính phủ” đã vòi tiền tại bộ nông nghiệp từ năm 2020-2023.
Ông Ade cho biết thêm cơ quan chức năng đã tịch thu các tài liệu giao dịch trao đổi từ đô la Singapore và USD trị giá 7,4 tỉ rupiah (khoảng 114 tỉ đồng) từ các cuộc đột kích tại hai địa điểm.
Ông Firly không lập tức phản hồi đề nghị đưa ra bình luận. Quan chức này hiện không bị bắt. Trong cuộc họp báo hôm 20.11 trước khi bị coi là nghi phạm rằng mình “chưa bao giờ vòi tiền ai, và tôi chưa bao giờ liên quan vụ hối lộ nào với bất cứ ai”.
Tổng thống Joko Widodo cho biết “cần tôn trọng quy trình của pháp luật” khi được hỏi về việc ông Firli bị coi là nghi can.
Ông Firli trở thành chủ tịch KPK vào năm 2019. Cơ quan bài trừ tham nhũng này đã truy tố hàng trăm chính trị gia, quan chức và doanh nhân kể từ khi thành lập năm 2002.
Indonesia: Thêm một quan chức chính phủ bị điều tra tham nhũng
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) Alexander Marwata cho biết cơ quan này đang tiến hành điều tra Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Edward Omar Sharif Hiariej với cáo buộc hối lộ và nhận hối lộ.
Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Edward Omar Sharif Hiariej. Ảnh: Ảnh chụp màn hình truyền hình CNBC Indonesia
Theo ông Marwata, cuộc điều tra đã được khởi động khoảng 2 tuần trước, với tổng cộng 4 nghi phạm trong đó có ông Hiariej. Trong số 4 nghi phạm, 3 người bị cáo buộc nhận hối lộ và người còn lại bị cáo buộc đưa hối lộ.
Đơn kiện đã được người đứng đầu tổ chức Giám sát Cảnh sát Indonesia (IPW) Sugeng Teguh Santoso đệ trình lên KPK vào giữa tháng 3 vừa qua, trong đó ông Hiariej bị cáo buộc nhận hối lộ 7 tỷ Rupiah (hơn 447.000 USD) thông qua 2 người trợ lý riêng để hỗ trợ xác nhận pháp nhân cho một công ty.
Trong thời gian gần đây, nhiều quan chức thuộc chính phủ của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã bị vướng vòng lao lý. Mới đây nhất, hôm 8/11, một tòa án ở Indonesia đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Johnny G Plate 15 năm tù giam với tội danh nhận hối lộ trong một dự án xây dựng trạm thu phát sóng cơ sở (BTS) 4G. Đây là bộ trưởng thứ 6 trong chính quyền của ông Jokowi bị phạt tù với tội danh tham nhũng.
Pakistan: Cựu Thủ tướng Imran Khan đối mặt với lệnh bắt giữ mới Ủy ban Bầu cử Pakistan đã ban bố lệnh bắt giữ không được bảo lãnh đối với cựu Thủ tướng Imran Khan. Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt những thách thức pháp lý mà ông Khan phải đối mặt thời gian gần đây. Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan (phía trước) rời khỏi toà án ở Lahore, ngày 17/3/2023. Ảnh:...