Gần 20.000 nam giới đã rời Ukraine để tránh nghĩa vụ quân sự
Dữ liệu cho thấy gần 20.000 nam giới đã rời khỏi Ukraine để tránh bị bắt tòng quân kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2/2022.
Một binh sĩ Ukraine ở Mariupol ngày 12/3/2022. Ảnh: AP
Theo tờ Dailymail, cụ thể, từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2023, có tới 19.740 người rời Ukraine bất hợp pháp vào Romania, Moldova, Ba Lan, Hungary và Slovakia. Hàng chục người tiếp tục rời đi hàng ngày.
Theo Ukraine, trên 21.000 người cũng đã tìm cách rời khỏi nước này từ tháng 2/2022 nhưng đã bị giới chức từ chối.
Trong khi hầu hết nam giới ở độ tuổi 18 – 60 bị cấm rời khỏi Ukraine, một số người thậm chí còn sẵn sàng bơi qua biên giới để đoàn tụ gia đình, học tập hoặc làm việc ở nơi khác.
Vlad, người đã bỏ trốn qua sông Tisa cùng một người bạn, cho biết mình rời đi vì không có cơ hội làm việc khả thi ở Ukraine. Vlad nói rằng qua mạng Telegram, anh biết có những người vượt biên cùng những kẻ buôn lậu. Với khoảng 4.300 USD, những tổ chức bất hợp pháp có thể cấp giấy chứng nhận miễn trừ y tế, cho phép người Ukraine rời đi và quay trở lại tùy ý.
Ông Fedir Venislavskyi, một nghị sĩ Ukraine, cho biết Ukraine không quá lo ngại về việc người dân rời đi, khẳng định: “Những người cố trốn tránh nghĩa vụ chỉ chiếm khoảng 1 – 5%. Họ chắc chắn không quan trọng đối với việc phòng thủ của Ukraine”.
Tuy nhiên, ông cho rằng các ủy ban quân y tham nhũng đang dễ dãi với việc miễn trừ, để cho hàng nghìn người tránh phải phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Ở Ukraine, có những trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự đối với nam giới có vấn đề về sức khỏe, có trách nhiệm chăm sóc người thân hoặc có từ ba con trở lên.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine đã cảnh báo rằng số trường hợp miễn trừ đã tăng gấp 10 lần kể từ tháng 2/2022 mà theo ông là do tình trạng tham nhũng trong các ủy ban quân y.
Video đang HOT
Ông Venislavskyi nói với đài BBC: “Chính phủ nhận ra rằng hiện tượng này không chỉ riêng lẻ mà còn lan rộng. Nhưng thật không may, tôi phải nhấn mạnh rằng tham nhũng rất dai dẳng”.
Ông nói thêm rằng số lượng người dân tìm cách rời khỏi Ukraine cũng không ảnh hưởng đến cuộc chiến: “Tôi tin chắc rằng tinh thần kiên cường và sẵn sàng của người Ukraine trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và tự do của mình là 95 – 99%”.
Trước đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã sa thải tất cả giám đốc các trung tâm tuyển quân khu vực của Ukraine vào ngày 11/8. Ông Zelensky cho biết, một cuộc điều tra cấp nhà nước về các trung tâm tuyển quân trên khắp Ukraine đã vạch trần tình trạng lạm dụng của các quan chức này. Họ đã làm giàu bất hợp pháp và đưa nam giới đủ điều kiện nhập ngũ qua biên giới bất chấp lệnh cấm rời khỏi Ukraine trong thời chiến.
Tổng thống Zelensky cũng cho biết Ukraine đã mở 112 vụ án hình sự nhằm vào các quan chức trong ban tuyển quân bị tình nghi nhận hối lộ và tham gia vào các hành vi tham nhũng. Ông tuyên bố: “Những người điều hành hệ thống này cần là những người biết chính xác chiến tranh là gì và tại sao tình trạng tư lợi, hối lộ trong chiến tranh là phản quốc”. Ông Zelensky cũng cho biết thêm các cựu chiến binh và binh lính bị thương ở mặt trận sẽ thay thế những người bị sa thải.
Trước đây, Tổng thống Zelensky đã sa thải các quan chức cấp cao bị nghi ngờ tham nhũng.
Trong khi đó, Ukraine đang phải chịu tổn thất trong cuộc chiến tiêu hao liên tục với Nga trong những tháng gần đây. Vào tháng 8, Mỹ ước tính có tới 70.000 người có thể đã thiệt mạng – một tỷ lệ đáng kể trong số 800.000 người thuộc lực lượng vũ trang Ukraine vào tháng 9.
Cả Nga và Ukraine đều không báo cáo số lượng thương vong.
Ukraine đang tìm cách phá vỡ thế bế tắc bằng cách thiết lập một bãi đổ bộ ổn định ở phía bị Nga kiểm soát của sông Dnipro, tạo điều kiện cho một đường tấn công mạnh mẽ hơn từ phía Nam.
Trước đó, thủy quân lục chiến Ukraine cho biết họ đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào bờ Đông do Nga kiểm soát gần thành phố Kherson ở phía Nam.
Tuyến đường thủy này trên thực tế là tiền tuyến ở phía Nam Ukraine, nhưng Nga lần đầu tiên thừa nhận trong tuần này rằng lực lượng Ukraine đã giành lại một số lãnh thổ ở bờ đối diện.
Lực lượng Nga và Ukraine đã cố thủ ở hai bên bờ sông Dnipro kể từ khi Nga rút khỏi khu vực phía Tây vùng Kherson vào tháng 11/2022.
Giới chức Ukraine khám xét hàng trăm văn phòng nhập ngũ và ủy ban quân y
Theo tờ Kyiv Independent, các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine đã đồng thời tiến hành hàng trăm cuộc khám xét tại các văn phòng nhập ngũ và ủy ban quân y trên khắp cả nước, trong khuôn khổ kế hoạch điều tra tham nhũng quy mô lớn.
Ảnh minh họa: Kyiv Independent
Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết, sau khi thực hiện hơn 200 cuộc khám xét vào ngày 22/8 cùng với các công tố viên, họ thấy rằng các quan chức ở tất cả các khu vực ở Ukraine đều dính líu đến tham nhũng.
Theo báo cáo, trong số các hành vi sai trái, các nghi phạm đã nhận tiền để giúp nam giới trong độ tuổi nhập ngũ làm giấy tờ giả xác nhận tình trạng khuyết tật hoặc tạm thời không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Cảnh sát Quốc gia cho biết thêm rằng họ đã mở vụ án hình sự nhằm vào tất cả các nghi phạm và sẽ công bố riêng kết quả điều tra trước khi xét xử.
Cục Điều tra Nhà nước Ukraine báo cáo đã tiến hành khám xét tại các ủy ban quân y ở các vùng Vinnytsia, Cherkasy và Kiev.
Tổng cộng có 388 người bị nghi ngờ đã cấp giấy tờ bất hợp pháp để xác nhận nam giới không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Cục Điều tra Nhà nước Ukraine đã mở nhiều vụ án hình sự, trong đó có cả vụ lạm dụng quyền lực của một quan chức quân đội trong bối cảnh thiết quân luật.
Tuần trước, cục này đã khám xét 15 văn phòng nhập ngũ của quân đội ở các tỉnh Odesa, Mykolaiv và Kherson.
Cơ quan này cho biết thêm, các văn phòng được kiểm tra để xem nhân sự tại đây có hành vi tham nhũng trong quá trình tổng động viên hay không, có xảy ra tình trạng miễn điều động các sĩ quan dự bị và lính nghĩa vụ một cách bất hợp pháp hay không. Những hành vi như vậy gây ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Ukraine và làm suy yếu niềm tin vào các thể chế nhà nước.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã sa thải tất cả giám đốc các trung tâm tuyển quân khu vực của Ukraine. Ông Zelensky cho biết, một cuộc điều tra cấp nhà nước về các trung tâm tuyển quân trên khắp Ukraine đã vạch trần tình trạng lạm dụng của các quan chức này. Họ đã làm giàu bất hợp pháp và đưa nam giới đủ điều kiện nhập ngũ qua biên giới bất chấp lệnh cấm rời khỏi Ukraine trong thời chiến.
Tổng thống Zelensky cũng cho biết Ukraine đã mở 112 vụ án hình sự nhằm vào các quan chức trong ban tuyển quân bị tình nghi nhận hối lộ và tham gia vào các hành vi tham nhũng.
Ông tuyên bố: "Những người điều hành hệ thống này cần là những người biết chính xác chiến tranh là gì và tại sao tình trạng tư lợi, hối lộ trong chiến tranh là phản quốc". Ông Zelensky cũng cho biết thêm các cựu chiến binh và binh lính bị thương ở mặt trận sẽ thay thế những người bị sa thải. Trước đây, Tổng thống Zelensky đã sa thải các quan chức cấp cao bị nghi ngờ tham nhũng.
Các động thái chống tham nhũng của Ukraine đã gửi một tín hiệu tới các đồng minh phương Tây vốn đang cung cấp cho Kiev hàng chục tỷ USD tiền viện trợ quân sự, rằng Ukraine nghiêm túc trong việc trấn áp tham nhũng - vấn đề từ lâu đã gây khó khăn cho các lực lượng vũ trang của nước này.
Vấn đề tham nhũng âm ỉ từ lâu trong hệ thống tuyển quân của Ukraine đã bùng phát vào tháng 6/2022 khi truyền thông công bố một cuộc điều tra về ủy viên tuyển quân khu vực của Odessa, ông Yevhen Borysov, gây ra một vụ bê bối.
Cuộc điều tra cho thấy các thành viên gia đình ông Borysov có bất động sản và xe sang trị giá hàng triệu USD ở Tây Ban Nha. Ông Borysov phủ nhận mọi hành vi sai trái, nói rằng mình không liên quan gì đến những gì gia đình đã mua.
Sau thông tin trên, Cục Điều tra Nhà nước Ukraine và Cơ quan An ninh đã bắt giữ hàng chục nhân viên ban tuyển quân bị tình nghi nhận hối lộ và tham nhũng.
Một cuộc thăm dò dư luận do Cơ quan Minh bạch đặt hàng vào tháng 6 cho thấy 77% người Ukraine tin rằng tham nhũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của Ukraine. Tổng thống Zelensky đã đắc cử với những lời hứa sẽ cải cách chính phủ và giải quyết nạn tham nhũng.
Trước đó, ngày 14/3, hãng Interfax đưa tin chính phủ Ukraine đã thông qua Chương trình chống tham nhũng quốc gia giai đoạn 2023 - 2025.
Chương trình chống tham nhũng là một phần trong Chiến lược phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2021 - 2025 của Ukraine. Theo chính phủ nước này, chương trình chống tham nhũng quốc gia sẽ đưa ra các tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp mới trong khu vực công, cũng như giúp tăng cường kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh doanh do chính phủ sở hữu một phần.
Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với Ukraine để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu.
Tổng thống Ukraine muốn đàm phán trực tiếp với ông Trump Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rất mong muốn đàm phán trực tiếp với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, phòng trường hợp ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa quay lại Nhà Trắng vào năm 2024, một nguồn tin nội bộ ở Kiev tiết lộ. Ảnh: AFP Theo đài RT (Nga), một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống...