Indonesia điều tra nghi án tham nhũng mua sắm thiết bị y tế trong đại dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia (KPK) đang điều tra vụ án tham nhũng hàng trăm tỷ rupiah liên quan đến việc mua sắm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại Bộ Y tế nước này trong đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia, ngày 22/7/2021. Ảnh (tư liệu) minh họa: THX/TTXVN
Trong một phát biểu ngày 10/11, người đứng đầu bộ phận thông tin thuộc KPK – ông Ali Fikri cho biết: “Cho đến nay, thiệt hại ngân sách nhà nước ước tính lên tới hàng trăm tỷ rupiah (1 USD = 15.695 Rupiah). Con số này được dự báo sẽ còn tăng”.
Theo quan chức này, KPK đang tiến hành điều tra vụ việc trên. Ông đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc khi một khoản ngân sách lớn được phân bổ để bảo vệ an toàn và sức khỏe của cộng đồng trong đại dịch COVID-19 đã bị các nghi phạm trục lợi.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu với báo giới tối 9/11, Phó Chủ tịch KPK Alexander Marwata thông báo rằng cơ quan này đã khởi động một cuộc điều tra về cáo buộc tham nhũng trong việc mua sắm PPE tại Bộ Y tế vào năm 2020. Ông khẳng định KPK “đã xác định được các nghi phạm”, song từ chối công bố danh tính, cũng như cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến vụ án tham nhũng nghiêm trọng này.
Theo Phó Chủ tịch KPK, các chi tiết liên quan đến vụ án, như danh tính nghi phạm hay cách thức điều tra…, sẽ được công bố sau khi cơ quan chức năng hoàn tất điều tra và ra lệnh bắt giữ các nghi phạm.
Trung Quốc bắt hàng loạt lãnh đạo bệnh viện bị nghi tham nhũng trong dịch Covid-19
Hơn 160 lãnh đạo các bệnh viện tại Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch điều tra tham nhũng thời đại dịch Covid-19.
Một điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong đại dịch. Ảnh REUTERS
Tờ South China Morning Post ngày 12.8 đưa tin các nhà điều tra chống tham nhũng Trung Quốc đã bắt giữ hơn 160 lãnh đạo các bệnh viện trong năm nay, khi Bắc Kinh nhằm vào lĩnh vực y tế vốn nhận ngân sách hàng tỉ USD thời đại dịch Covid-19.
Các nguồn tin và giới quan sát dự báo còn nhiều người khác sẽ bị bắt trong lĩnh vực vốn khiến người dân bất bình vì chi phí cao và tham nhũng tràn lan.
Truyền thông nhà nước đưa tin hơn 150 lãnh đạo các bệnh viện bị điều tra trong chiến dịch triển khai vào năm nay, nhưng số liệu của South China Morning Post cho thấy con số này có thể lên đến 168 người.
Ngoài ra, ít nhất 2 lãnh đạo cấp cao của các công ty dược đang bị điều tra về nghi vấn tham nhũng, gồm các công ty Winning Health Technology Group và Shanghai Serum Bio-Technology.
Chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực này được tiến hành sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách zero Covid. Chiến dịch được đẩy mạnh gần đây do ngày 30.7 là hết thời hạn tự thú để được khoan hồng.
Dữ liệu do Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đưa ra hồi tháng 3 cho thấy các cơ sở y tế trên cả nước nhận tổng cộng 110 tỉ nhân dân tệ (361.165 tỉ đồng) kể từ năm 2020. Một nguồn tin cho hay chiến dịch nhằm loại bỏ tham nhũng trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
"Chiến dịch sẽ tiếp tục thêm 10 tháng và các nhà điều tra sẽ báo cáo lên lãnh đạo vào tháng 6.2024. Những quy định mới sẽ được ban hành dựa trên kết quả điều tra", theo nguồn tin trên.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết chiến dịch truy quét tham nhũng trong lĩnh vực y tế là "cần thiết trong việc thúc đẩy chiến lược Trung Quốc lành mạnh của Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình".
Nghị viện châu Âu cảnh báo Hungary 'không phù hợp' giữ chức Chủ tịch luân phiên EU Việc Hungary nhiều lần vi phạm luật pháp EU khiến nước này "không phù hợp" để giữ chức Chủ tịch luân phiên của khối vào năm 2024, Nghị viện châu Âu cảnh báo trong một nghị quyết sẽ được thông qua trong tuần này. Nghị viện châu Âu tiếp tục gây áp lực lên Hungary. Ảnh: Hungarytoday.hu Nghị quyết, được sự ủng hộ...