Tiếp thêm động lực quan trọng cho tham vọng gia nhập EU của Ukraine
Quyết định mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận chi tiết liên quan tới quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine vào năm 2024, được mong đợi từ lâu đã tiếp thêm động lực quan trọng cho tham vọng gia nhập EU của Kiev.
Theo quyết định, EC đã khuyến nghị các quốc gia thành viên (những nước đưa ra quyết định cuối cùng) nên khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine. Đây được cho là một chiến thắng với Ukraine, nhưng quyết định trên của EC không phải là cuối cùng. Nó phải được phê duyệt (ở dạng hiện tại hoặc ở dạng cập nhật) bởi Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 14/12 tới.
Tổng thống Volodymyr Zelensky và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen.
Ukraine đang kỳ vọng một thủ tục gia nhập nhanh chóng được cấp cho Kiev, điều mà trước đây chưa từng tồn tại. Các giai đoạn trung gian, kỹ thuật sẽ bắt đầu vào tháng 12/2023 ngay sau khi quyết định chính trị được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Tuy nhiên, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, vì mọi quyết định đều cần có sự đồng thuận, trong khi vấn đề với Hungary vẫn chưa được giải quyết.
Một ví dụ để so sánh: Albania và Bắc Macedonia đã phải chờ phê duyệt “khuôn khổ đàm phán” trong hơn hai năm. Kiev luôn cho rằng tốc độ chậm như vậy là không thể chấp nhận được. Vì vậy, EC đã tạo ra một thủ tục gia nhập của Ukraine chưa từng tồn tại trước đây với 4 yêu cầu được liệt kê trong quyết định mà Ukraine phải đáp ứng trước tháng 3/2024 để được “bật đèn xanh”.
Thứ nhất, ban hành luật do chính phủ đề xuất tăng giới hạn nhân sự cho Cơ quan Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine (NACP). Thứ hai, loại bỏ khỏi Luật Phòng, chống tham nhũng các quy định hạn chế quyền hạn của NACP trong việc tiếp tục xác minh tài sản. Thứ ba, ban hành luật vận động hành lang điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu. Thứ tư, ban hành luật giải quyết các khuyến nghị còn lại của Ủy ban Venice (cơ quan tư vấn của Hội đồng châu Âu) vào tháng 6/2023 và tháng 10/2023 liên quan đến Luật các dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Vấn đề dân tộc thiểu số trên được cho là nhằm xoa dịu Hungary chỉ trích Ukraine, nhưng còn tùy thuộc vào tình hình chính trị. Đối với Budapest, điều kiện này có thể giúp Thủ tướng Viktor Orbán thỏa hiệp với EC liên quan đến lĩnh vực tài chính, vì ông có thể tận dụng việc chặn Ukraine để được giải ngân các quỹ của EU đang bị phong tỏa giành cho nước này, trong khi Ukraine cũng phải thỏa hiệp với Hungary. Tuy nhiên, yêu cầu thứ ba được cho là thực sự thách thức với Ukraine. Nó đặt ra một tiền lệ có thể gây ra vấn đề cho Kiev trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Yêu cầu này khiến cho các cuộc đàm phán thành viên phụ thuộc vào việc Ukraine có thông qua luật vận động hành lang hay không.
Về phía Ukraine, chỉ một ngày trước khi EC đưa ra quyết định trên, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh Kiev sắp hoàn tất mục tiêu trở thành thành viên của EU và “đang chuẩn bị cho các bước tiếp theo”, trong đó có việc củng cố thể chế nhà nước và nỗ lực để thích ứng các tiêu chuẩn của EU. Tuy nhiên, phía Hungary vẫn tỏ ra cứng rắn khi tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán nào về việc Kiev gia nhập EU do tranh cãi về vấn đề ngôn ngữ.
Cố vẫn chính trị cấp cao của Thủ tướng Hungary, ông Balazs Orban khẳng định, Budapest sẽ ngăn cản việc mở các cuộc đàm phán với Ukraine về gia nhập EU cho đến khi các yêu cầu của Hungary liên quan đến vấn đề ngôn ngữ trong giáo dục được đáp ứng. Theo ông, luật mới của Kiev đã khiến cuộc sống của người Hungary ở Ukraine “không thể chịu nổi”. Ông đề cập đến luật được ban hành gần đây ở Ukraine, trong đó bắt buộc các nhóm thiểu số, không chỉ người Hungary, phải đảm bảo ít nhất 70% chương trình giáo dục bằng tiếng Ukraine.
Vì vậy, Hungary lo ngại trẻ em lớn lên trong gia đình nói tiếng Hungary ở Ukraine sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập. Ông Balazs Orban nêu rõ: “Chúng tôi không thể chấp nhận được điều này. Lập trường của Hungary hoàn toàn rõ ràng: chừng nào luật này còn tồn tại thì không thể có cuộc thảo luận nào với phía Ukraine về việc họ hội nhập vào EU”.
Bình luận về cảnh báo trên, Phó Thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu-Đại Tây Dương của Ukraine Olha Stefanishyna cho rằng, những tuyên bố chính trị của Budapest về việc ngăn chặn Ukraine gia nhập EU sẽ không cản trở tiến trình thực sự do vấn đề giáo dục ngôn ngữ của Ukraine đối với những người thiểu số Hungary.
Bà lưu ý rằng, hồi tháng 9, cuộc họp của nhóm công tác giáo dục Ukraine – Hungary, trong đó vấn đề giáo dục được thảo luận chi tiết, đã được tổ chức lần đầu tiên sau một thời gian dài. Vài tháng trước, Quốc hội Ukraine đã kéo dài thời gian chuyển tiếp để thực hiện mô hình giáo dục mới do Ủy ban Venice khuyến nghị.
“Chúng tôi đã cử một phái đoàn đặc biệt đến Budapest, nơi chúng tôi trình bày tầm nhìn của mình với các đồng nghiệp Hungary. Sau kết quả cuộc họp, phía Ukraine đã hình thành một kế hoạch hành động. Một dự luật đã được chuẩn bị và trình lên Quốc hội Ukraine. EC cũng nhận được tài liệu tương ứng và nghiên cứu chúng”, bà Phó Thủ tướng Olha Stefanishyna nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng, không có gì bí mật khi vấn đề dân tộc thiểu số đang được Hungary đưa ra, khi mọi quốc gia thành viên EU sẽ tìm cách lợi dụng tình hình EU mở rộng hơn nữa để đạt được lợi ích riêng bằng cách này hay cách khác. Ông cũng kêu gọi phía Hungary giải quyết những vấn đề khi phát sinh, đồng thời khẳng định rằng quyết định của EC liên quan đến các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập EU sẽ được đưa ra vào tháng 12 tới.
Không chỉ Hungary, Ba Lan cũng cho rằng, nước này sẽ khó có thể hợp tác với Ukraine nếu hai bên có tranh cãi mà chưa được giải quyết. Cụ thể, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Pawel Jablonski ngày 8/11 tuyên bố rằng, nếu không giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc khai quật hài cốt của người Ba Lan trên lãnh thổ Ukraine, Ukraine chỉ có thể mơ về việc gia nhập EU.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài ZET, ông đã nêu ra chủ đề khai quật mộ của những người Ba Lan đã thiệt mạng trong Thảm kịch Volyn vào những năm 1940 ở Ukraine (ở Ba Lan, sự kiện này được gọi là vụ thảm sát Volhynia). Ông nhấn mạnh: “Theo tôi, nếu không giải quyết được vấn đề này – và nhiều người Ukraine nhận ra điều này – Ukraine chỉ có thể mơ về việc gia nhập EU. Vì vậy, chúng tôi tuyệt đối nhấn mạnh rằng nếu không giải quyết được vấn đề thì sẽ không có sự hòa giải với Kiev”.
Trả lời câu hỏi liệu việc khai quật có phải là điều kiện để Ba Lan ủng hộ Ukraine gia nhập EU hay không, Thủ tướng Pawel Jablonski cho biết: “Tôi không thích bàn về điều kiện. Tôi đang nói về thực tế: nếu chúng ta phải liên minh với một nước mà chúng ta có tranh cãi lớn thì tranh cãi phải được giải quyết, nếu không sẽ khó hợp tác”.
Trước đó, năm 2019, Tổng thống Volodymyr Zelensky cam kết sẽ hủy bỏ lệnh cấm khai quật và tìm kiếm các nạn nhân Ba Lan trong Thảm kịch Volyn ở Ukraine do những người tiền nhiệm của ông thực hiện. Đó là phản ứng trước việc phá hủy tượng đài về lực lượng nổi dậy Ukraine tại khu định cư Hruszowice ở khu vực Trans-Carpathian. Các hoạt động tìm kiếm hài cốt đầu tiên ở TP Lviv đã được nối lại vào tháng 11/2019.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, có thông tin tiết lộ rằng Ba Lan đã gửi yêu cầu tới chính quyền Ukraine về việc khai quật hài cốt của những người Ba Lan đã chết năm 1945, sau khi phát hiện ra các ngôi mộ chôn cất họ ở làng Puzhnyky thuộc tỉnh Ternopil của Ukraine hiện không còn tồn tại. Các cuộc khảo sát cho thấy hơn 60% người Ba Lan muốn Ukraine cho phép khai quật không giới hạn các nạn nhân của Thảm kịch Volyn.
EU khởi động đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia
Ngày 19/7, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia làm thành viên của khối.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một phát biểu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hoan nghênh Thủ tướng Albania Edi Rama và Thủ tướng Bắc Macedonia Dimitar Kovacevski, nhấn mạnh: "Đây là điều mà người dân Albania và Bắc Macedonia đã chờ đợi từ rất lâu. Đây là những gì mà họ xứng đáng được nhận".
Bà von der Leyen đánh giá cả Tirana và Skopje đều đã đạt tiến bộ lớn trong cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của châu Âu. Bà khẳng định tiến trình gia nhập khối 27 thành viên này sẽ vẫn cần nhiều năm nữa nhưng việc khởi động đàm phán đã đánh dấu thắng lợi bước đầu của các nước ứng cử viên.
Về phần mình, Thủ tướng Kovacevksi của Bắc Macedonia chia sẻ: "Chúng tôi thấy hài lòng vì sau 17 năm, chúng tôi cuối cùng đã có thể bắt đầu đàm phán gia nhập. Chúng tôi mở ra các triển vọng mới cho đất nước và nhân dân, và chắc chắn sẽ gia nhập gia đình châu Âu rộng lớn".
Trong khi đó, Thủ tướng Edi Rama của Albania, nước đã đệ đơn xin gia nhập EU từ năm 2009, thừa nhận rằng các cuộc đàm phán sắp tới sẽ cần thời gian.
Italy đạt thỏa thuận về đặt trại tiếp nhận người nhập cư tại Albania Ngày 8/11, Chính phủ Italy đã đạt được thỏa thuận với Albania về việc xây dựng 2 trại tiếp nhận và giam giữ người di cư tại Albania với số lượng tối đa 3.000 người trong cùng thời điểm. Các cơ sở này sẽ do nhân viên người Italy điều hành và triển khai hoạt động. Tàu chở người di cư tới nơi...