Lắng nghe cơ thể
Cơ thể có cách báo bệnh riêng, người có kinh nghiệm chỉ cần “đọc” những lời “báo cáo” của cơ thể là nắm bắt được tình hình sức khỏe, thậm chí bắt được bệnh từ khi chúng còn “trứng nước”, rất dễ… tiêu diệt.
Mắt
Không biết tự bao giờ, người ta cho rằng máy mắt báo hiệu điềm xui rủi hay may mắn. BS Trần Thị Phương Thu – Hội Nhãn khoa TP.HCM cho biết: “Thực tế, nháy mắt không báo hiệu bất kỳ điềm gì, mà đơn giản chỉ do rối loạn cơ vòng cung mi gây ra mà thôi. Thế nhưng, mắt cũng là nơi “báo động” một số bệnh. Người bị glôcôm nhìn mọi vật thấy mờ, ánh mắt đờ đẫn… Người bệnh gan thì mắt bị vàng. Người bị tăng nhãn áp giai đoạn đầu thường thấy nặng mắt, nhức đầu nhẹ, buồn nôn, mắt có quầng. Nếu tăng nhãn áp giai đoạn cấp, sẽ thấy đau nửa đầu, đau mắt, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn… Riêng, trường hợp mắt đỏ, có thể do nhiều nguyên nhân: đau mắt đỏ, mộng thịt…
“Xem mặt bắt bệnh” là điều mà thầy thuốc xưa thực hiện. Cụ thể nhất là việc ăn uống thiếu chất sắt gây thiếu máu ở phụ nữ. Những người này thường có làn da xanh mét, dễ nhận thấy lúc soi gương mỗi sáng sau khi thức giấc. Cần khắc phục tình trạng bằng cách ăn nhiều rau muống, huyết, thịt bò, thịt heo, gan… Ăn quá nhiều đạm sẽ làm không riêng da mặt mà toàn cơ thể khô sần và nổi vảy, nên khắc phục bằng cách tăng cường ăn thêm rau xanh và nước ép trái cây. Ở người có bệnh lupus đỏ, da mặt thường hơi khô có vài vết đỏ như muỗi chích, kèm theo là triệu chứng mệt mỏi, tóc mất đi độ bóng mượt.
Móng tay
Video đang HOT
Móng tay có vệt trắng như hình hạt gạo được những người mê tín cho rằng báo hiệu nhiều điềm: buồn, vui, xui, tình, tiền, nhưng cũng có người cho rằng đốm trắng báo hiệu cơ thể thừa can xi… BS Lê Thái Vân Thanh – Đại học Y Dược TP.HCM giải thích: “Đốm trắng là biến đổi của móng, không liên quan đến chuyển hóa và cũng không phải là điềm báo. Móng có sọc do thiếu sắt, còn móng giòn, dễ gãy do thiếu các yếu tố vi lượng: sắt, đồng, kẽm và có thể thiếu cả mangan.” Song, trên thực tế, màu sắc của móng “báo cáo” khá nhiều bệnh. BS Lê Thái Vân Thanh “liệt kê”: móng bị tím tái có thể do phản xạ sinh lý (lạnh chẳng hạn) nhưng cũng có thể là phản xạ của nhiều bệnh khác nhau. Móng tay của người bị bệnh gan thường không hồng, chắc và bóng như bình thường, mà có màu hơi tái. Móng tay có màu xám, trắng đục thường do nhiễm nấm. Đầu móng tay hơi to, hơi tím tái có thể báo… bệnh ở phế quản, xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Tóc
Nhìn tóc khó đoán bệnh vì tóc nhiều, ít, thưa, dày, mỏng thường do di truyền. Bệnh ở tóc thường nằm ở chân tóc như nấm tóc, da đầu có gàu nhiều… Nhưng nếu trong trường hợp tóc đang dày, bóng, đẹp mà bị rụng, cần xét các nguyên nhân: căng thẳng trong công việc (stress), dùng thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc (ung thư), sau khi sinh con, bị bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết…), thiếu máu, thiếu chất… Cần loại trừ các nguyên nhân, tìm đúng bệnh để điều trị và chăm sóc mái tóc, lấy lại vẻ đẹp vốn có.
Tim
TS-BS Nguyễn Hoài Nam – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Cơ thể tìm nhiều cách để báo động một trái tim đang bị bệnh: Lo lắng (triệu chứng này cũng còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác), khó chịu, khó thở, đau, nặng ở ngực (cũng có trường hợp nhồi máu cơ tim nhưng không đau ngực hoặc đau ngực vì bệnh phổi, tiêu hóa…). Ho, khò khè (suy tim dẫn đến ứ dịch ở phổi). Bản thân tim cũng “đánh trống” báo hiệu mình đang yếu, cụ thể: tim đập loạn nhịp khi không có sự kiện gì ấn tượng. Nam giới bị nhồi máu cơ tim thường đau cánh tay trái. Nữ có cảm giác đau ở cả hai cánh tay hoặc giữa hai xương bả vai”.
Phương Nam
Theo PNO
Càng nhịn uống nước càng đi tiểu đêm
Không ai vui gì khi mỗi đêm phải thức giấc vài lần để đi... tiểu! Nhịn uống nước là giải pháp?
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Không ai vui gì khi mỗi đêm phải thức giấc vài lần để đi... tiểu! Phải chi có gì trăn trở thì hợp lý, đằng này đang ngon trớn bỗng mất giấc chỉ vì "tức nước vỡ bờ".
Dù là nguyên nhân nào cũng thế, nếu vừa tiểu xong lại mót tiểu là do bàng quang ở trong trạng thái bị kích ứng nên cơ vòng co thắt thái quá. Có thừa nước tiểu hay không là chuyện khác. Hậu quả là nạn nhân phải tiểu nhiều lần. Ngoại trừ lý do thực thể như bội nhiễm tiết niệu, tình trạng này có thể không rõ nét trong ngày do nạn nhân chú tâm vào chuyện khác nhưng khó tránh vào ban đêm, trong lúc nạn nhân đang ngủ vì khi đó hệ thần kinh phó giao cảm, thành phần điều khiển cơ vòng bàng quang, chiếm ưu thế.
Trên cơ sở vừa phân tích, tiểu đêm không hẳn là do uống nhiều nước. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do bàng quang bị kích ứng trong đêm vì rối loạn dẫn truyền thần kinh và chất điện giải sau một ngày dài thiếu nước. Bằng chứng là nhiều người bớt tiểu đêm thấy rõ sau khi nghe lời thầy thuốc uống nước trong ngày cho đủ. Nói cụ thể hơn, tối thiểu 2,5 lít nước từ khi thức dậy cho đến 18 giờ.
Đã vào thì có lúc phải ra. Uống nhiều nước tất nhiên phải đi tiểu. Do đó, nên giảm lượng nước uống sau bữa ăn chiều. Muốn vậy đừng ăn cơm chiều quá mặn. Nhưng mặt khác cũng nên nhớ việc giảm khác xa với ngừng uống! Tế bào không nên thiếu nước trong mọi thời điểm, ngay cả trong lúc ngủ.
Chứng đi tiểu đêm gây khó khăn trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Ngoại trừ một số rất ít trường hợp bệnh lý phải giảm lượng nước uống, nhịn uống chẳng những không giúp ích, thậm chí có hại là khác, vì:
- Nếu đang dùng thuốc đặc hiệu, khó lòng có tác dụng như mong muốn nếu cơ thể thiếu nước. Nhịn uống nước vì sợ tiểu nhiều là một trong các lý do thuốc hoặc mất tác dụng hoặc phát tán toàn... phản ứng phụ!
- Thiếu nước do nhịn uống sớm muộn cũng kéo theo rối loạn chất điện giải. Người nhịn uống vì thế dễ bị táo bón, vọp bẻ, mất ngủ...
- Thiếu nước thì không chỉ đường huyết mà nhiều loại độc chất khác, như acid uric, creatinin cũng có cơ hội tích lũy. Nhiều người tuy uống đủ thuốc, uống đúng thuốc, lại thêm kiêng cữ khắt khe nhưng càng lúc càng mệt chẳng qua vì... thiếu nước!
Nước chiếm 3/4 tổng lượng của cơ thể, đương nhiên là nhân tố cơ bản để duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Nhịn uống nước nếu không trục trặc chỗ này sớm muộn cũng rắc rối chỗ khác. Đến cá gặp nước còn vui, huống chi là người!
Theo Eva
10 công việc dễ mắc bệnh phổi Có rất nhiều công việc nếu bạn làm sẽ dễ mắc bênh phổi hơn. Theo Giáo sư bác sĩ Philip Harber - người đứng đầu Phân cục Y khoa về Môi trường và Nghề nghiệp thuộc Trường ĐH California, Los Angeles (Mỹ), công nhân làm một trong 10 công việc dưới đây thường đối diện với nguy cơ mắc bệnh phổi. Hầu hết...