Làn sóng cầu thủ Việt Nam sang J-League gây xôn xao báo Nhật Bản
Trong năm 2021, ít nhất 3 cầu thủ Việt Nam thi đấu cho các đội bóng thuộc các hạng đấu của J-League, bằng toàn bộ số lượng cầu thủ Việt từng sang Nhật Bản trong nhiều năm trước đó.
Ba cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu trong năm nay là Đặng Văn Lâm (Cerezo Osaka), Cao Văn Triền và Trần Danh Trung ( FC Ryukyu). Đặng Văn Lâm đã được CLB Cerezo Osaka đăng ký cho mùa giải 2021, còn Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ khoác áo FC Ryukyu từ mùa Hè năm nay, tức là từ giai đoạn 2 của mùa giải bóng đá nhà nghề Nhật Bản.
Với ba cầu thủ nói trên, số lượng cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu tại các hạng đấu thuộc giải J-League, bằng đúng tổng số cầu thủ nội từng khoác áo các CLB chuyên nghiệp Nhật Bản trong suốt chiều dài lịch sử của bóng đá Việt Nam trước đó.
Không tính giai đoạn bóng đá Nhật Bản chưa tiến lên chuyên nghiệp, kể từ thời điểm hệ thống giải J-League trở thành hệ thống bóng đá nhà nghề, chỉ có 3 cầu thủ Việt Nam từng khoác áo các CLB của Nhật, gồm Lê Công Vinh (Consadole Sapporo), Nguyễn Công Phượng (Mito Hollyhock) và Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC).
Đặng Văn Lâm sang Nhật khoác áo CLB Cerezo Osaka, trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại giải J-League 1.
Thậm chí, đây là năm đầu tiên có cầu thủ Việt Nam thi đấu ở hạng đấu cao nhất của bóng đá nhà nghề Nhật Bản J-League 1, khi Đặng Văn Lâm chuyển đến chơi cho CLB Cerezo Osaka. Còn trước đó, cả Công Vinh lẫn Công Phượng và Tuấn Anh mới chỉ được đá ở J-League 2.
Làn sóng cầu thủ Việt Nam ồ ạt sang Nhật dĩ nhiên khiến truyền thông xứ sở mặt trời mọc quan tâm lớn. Đặc biệt, Cao Văn Triền và Trần Danh Trung hay trước đó là Đặng Văn Lâm có thể vẫn chưa phải là những cầu thủ Việt Nam cuối cùng sang Nhật Bản thi đấu trong năm nay.
Video đang HOT
Để cố đi tìm nguyên nhân cho làn sóng “di cư” cầu thủ đầy bất ngờ nói trên, tờ Nikkei của Nhật Bản dẫn lời chủ tịch CLB Sài Gòn FC, ông Trần Hòa Bình, người vừa đưa 2 cầu thủ Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang giải J-League 2.
Cao Văn Triền sẽ sang Nhật Bản khoác áo CLB Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới đây.
Nikkei viết về những chia sẻ của ông Bình: “Tôi muốn cầu thủ Việt Nam phát triển nhanh hơn. Việc cầu thủ Việt Nam tích lũy kinh nghiệm khi thi đấu tại J-League sẽ giúp họ được nâng tầm, qua đó nâng tầm đội tuyển Việt Nam”.
“Việc đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật được tiến hành theo từng bước. Đầu tiên, tôi muốn HLV Shimoda (HLV của Sài Gòn FC, cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản) truyền đạt kinh nghiệm về văn hóa và tiêu chuẩn ở các CLB Nhật Bản cho cầu thủ Việt Nam.
Bước tiếp theo, tôi đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu, với thỏa thuận mỗi năm đưa 2 cầu thủ giỏi nhất của chúng tôi đến CLB FC Ryukyu thuộc giải J-League 2″ – tờ Nikkei của Nhật Bản tiếp tục dẫn lời ông Trần Hòa Bình.
Ngoài việc cầu thủ Việt Nam đang sang khoác áo các CLB Nhật Bản ngày một nhiều hơn, tờ báo của Nhật Bản cũng quan tâm đến sự phát triển của bóng đá Việt Nam, của cầu thủ Việt Nam trong tương lai.
“Bầu” Bình lý giải với báo Nhật việc đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật là để nâng tầm cầu thủ, từ đó tiến tới việc nâng tầm đội tuyển Việt Nam.
Việt Nam là thị trường mà giải J-League của Nhật Bản rất quan tâm. Theo quy định của hệ thống các giải đấu nhà nghề J-League, cầu thủ đến từ các nền bóng đá thành viên của AFC, trong đó bao gồm cầu thủ Việt Nam, sẽ không bị tính là cầu thủ ngoại khi thi đấu tại Nhật Bản.
Tờ Nikkei của Nhật Bản tiếp tục đi tìm lý do cầu thủ Việt Nam muốn sang Nhật thi đấu, thông qua bình luận của ông Trần Hòa Bình: “Ưu tiên hàng đầu của tôi là phát triển nguồn nhân lực. Tôi có một học viện bóng đá tại Việt Nam, nhưng phải chờ thêm 5 – 10 năm nữa mới cho kết quả”.
“Còn trước mắt, tôi muốn cầu thủ Việt Nam học được những điểm tích cực từ cầu thủ Nhật Bản, học hỏi về tính cống hiến cho đội tuyển. Cầu thủ Việt Nam của chúng tôi chăm chỉ và năng động, điều cần làm là cho họ cơ hội để phát triển, và tôi nắm bắt cơ hội đó để đưa họ sang Nhật” – vẫn là chia sẻ của “bầu” Bình, được báo chí Nhật Bản quan tâm.
Khi thương hiệu Việt Nam giới thiệu mình với bóng đá Nhật Bản
Hình ảnh của cầu thủ Việt Nam, các thương hiệu Việt Nam sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng khắp tại J.League (Nhật Bản) trong năm 2021 thông qua các chiến lược hợp tác của câu lạc bộ Sài Gòn.
Bầu Bình thực hiện đúng cam kết hợp tác chiến lược với các đội bóng Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Đăng
Việc các thương hiệu Việt Nam chi tiền tỉ để quảng cáo ở các giải đấu lớn không có gì lạ. Người hâm mộ đã nhiều lần chứng kiến các bảng quảng cáo có thương hiệu từ Việt Nam tại giải Ngoại hạng Anh hay tại sân chơi AFF Cup, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đóng vai trò là đối tác.
Cam kết của bầu Bình
Chiều 28.2, ở trận khai mạc J.League 2 mùa 2021, câu lạc bộ FC Ryukyu - đối tác chiến lược của câu lạc bộ Sài Gòn đã có trận thắng 1-0 trước Jubilo Iwata. FC Ryukyu là đội bóng mà Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ chuyển sang thi đấu kể từ tháng 7.2021.
Đáng chú ý ở trận thắng trước Jubilo Iwata, trên sân nhà của FC Ryukyu có 6 bảng quảng cáo của SCB, một trong những đơn vị tài trợ của câu lạc bộ Sài Gòn mùa này. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu xuất hiện tại bóng đá Việt Nam "lên sóng" cùng bóng đá Nhật Bản, và đĐiều này sẽ được thực hiện xuyên suốt ở mùa bóng năm nay.
Ông Trần Hòa Bình - Chủ tịch đội Sài Gòn thực hiện đúng mục tiêu như tuyên trước đó. Với phương châm "làm cho đáng, chơi cho đẹp", ông bầu này đã mạnh tay thực hiện chiến lược J.League hóa ở cả 2 chiều. Một mặt, ông đưa 4 cầu thủ từ J.League, sử dụng các chuyên gia Nhật cho côcng ác huấn luyện đội Sài Gòn, thuyết phục hàng chục doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tài trợ, đồng hành cùng đội bóng ở mùa bóng 2021. Mặt khác, đội Sài Gòn còn đóng vai trò là Mạnh Thường Quân tại J.League, khi hợp tác toàn diện với các đội J.League 1 (FC Tokyo), J.League (FC Ryukyu) và sắp tới là 1 đội ở J.League 3.
Ông Bình chia sẻ với việc Sài Gòn có sự phục vụ của những chuyên gia cao cấp từ Nhật Bản, cũng như có cùng tầm nhìn chiến lược với các đội bóng J.League, thương hiệu của đội bóng đã trở nên nổi tiếng tại xứ Mặt trời mọc. Và trong tương lai, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản sẽ kết nối với nhau, hợp tác chặt chẽ hơn nữa thông qua các hoạt động bóng đá mà Sài Gòn là cây cầu nối. Đó là tiền đề để bầu Bình sẽ đưa thêm nhiều cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn trong tương lai. Và ông cùng Sài Gòn đặt mục tiêu năm 2022 sẽ có 6 cầu thủ Việt Nam sẽ tiếp theo Cao Văn Triền, Trần Danh Trung sang chơi bóng ở các giải đấu cấp thấp của J.League.
Dùng cầu thủ Nhật Bản để giới thiệu hình ảnh bóng đá Việt Nam
Bầu Bình đi theo một chiến lược rất riêng để tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa bóng đá Việt Nam và Nhật Bản. Điều đó được thể hiện rất rõ ở trường hợp Ryutaro Karube. Tiền vệ sinh năm 1992 này được đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khi từng thi đấu thành công cho đội Thanh Hóa tại AFC Cup. Khi về đầu quân cho Sài Gòn, bầu Bình đã thuyết phục chuyển Karube làm nhiệm vụ khác chứ không chỉ thi đấu, dựa trên trình độ về học vấn, năng lực sáng tạo của tiền vệ này.
"Với Karube, ngoài năng lực bóng đá, anh ấy còn có năng lực về sáng tạo, đối ngoại, marketing, truyền thông, hoạt động cộng đồng xã hội... Do đó, đội Sài Gòn chuyển cậu ấy qua làm việc ở phòng sáng tạo, trách nhiệm xã hội. Cậu ấy sẽ có trách nhiệm làm về bóng đá cộng đồng, công tác từ thiện xã hội, tổ chức các hoạt động, sự kiện của nhà tài trợ, quảng bá hình ảnh thương hiệu cầu thủ Việt Nam tại Nhật Bản", ông Bình chia sẻ.
Karube tốt nghiệp Đại học Meiji nổi tiếng của Nhật Bản, nơi nổi tiếng sản sinh ra nhiều tuyển thủ Nhật Bản, cũng như đào tạo nên nhiều chuyên gia kinh tế, làm việc cho các tập đoàn lớn. Bản thân Karube còn có nền tảng tốt từ gia đình, khi có bố mẹ đều làm bác sĩ. Nhận thấy những ưu điểm đó, bầu Bình đã trao cho anh trọng trách lớn, hướng đến việc phát triển bóng đá bền vững.
Và Karube dù có chuyên môn và khát khao chơi bóng đã quyết định lựa chọn, để ngỏ khả năng sẽ xỏ giày ra sân thi đấu. Với anh, sứ mệnh được giao phó quan trọng hơn rất nhiều khi giới thiệu, định vị hình ảnh cầu thủ Việt Nam, các thương hiệu Việt Nam đến với bóng đá Nhật Bản, điều trước đây chưa có ai thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Siêu cò Lorenzo: 'Khoảng 50 năm nữa, BĐVN sẽ có một Son Heung Min' Nhà quản lý bóng đá nổi tiếng Lorenzo Tonetti đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện xuất ngoại của các cầu thủ Việt Nam trong thời gian qua. Sáng ngày 24/2, CLB Sài Gòn đã đưa ra thông báo rằng sẽ cho tiền vệ Cao Văn Triền sang Nhật Bản thi đấu cho FC Ryukyu tại J.League 2. Bên...