Làn gió mới cho giáo dục nghề nghiệp
Trong dịch bệnh, nhiều trường vẫn tìm cách thích ứng để tồn tại và phát triển. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đứng trước cơ hội phát triển mới
Bên cạnh những trường khó tuyển sinh vẫn có những trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh tốt, thậm chí rất tốt. Đạt được kết quả này, bên cạnh công tác đảm bảo chất lượng đào tạo, các trường đã luôn nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn.
Nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu
Xét về tổng thể, năm 2021, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh không đạt chỉ tiêu để ra. Số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết tính đến 31-12-2021, cả nước tuyển sinh được 1.915.548 người, đạt 85,14% kế hoạch (trình độ cao đẳng, trung cấp: 375.108 người, đạt 65,81%… Một số ngành, nghề có kết quả tuyển sinh tốt như máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, du lịch…
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá nguyên nhân khiến tuyển sinh không đạt chỉ tiêu do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc tổ chức đào tạo chuyển sang hình thức trực tuyến, việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp khó thực hiện; công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông không thực hiện theo hình thức trực tiếp; việc di chuyển của người học đến các địa phương gặp khó khăn…
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong giờ thực hành
Chỉ tiêu chung không đạt song nhiều trường cao đẳng tuyển sinh vẫn rất tốt. Thạc sĩ Võ Long Triều, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 3.300, kết quả tuyển sinh năm 2021 vẫn vượt chỉ tiêu đề ra. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cho biết năm 2021 trường có 2.650 chỉ tiêu, kết quả tuyển sinh vượt hơn 100 sinh viên. Tại nhiều trường khác như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Lý Tự Trọng… kết quả tuyển sinh luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại cho rằng số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khá nhiều song nguồn tuyển lại không nhiều. Ngoài công tác đảm bảo chất lượng, trường luôn đổi mới công tác truyền thông để tiếp cận thí sinh trong điều kiện không thể tiếp cận trực tiếp do dịch bệnh Covid-19.
Thích ứng nhanh
Video đang HOT
Ông Đặng Minh Sự, Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM, cho rằng thời điểm từ tháng 5-2021 khi dịch bệnh bùng phát tại TP HCM, nhiều trường cao đẳng, trung cấp dù phải tạm thời đóng cửa trường nhưng vẫn tích cực trong công tác phòng chống dịch cũng như tăng cường công tác truyền thông để tuyển sinh trong điều kiện mới. Nhiều trường, đặc biệt là trường có đào tạo khối ngành sức khoẻ như Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Viễn Đông đã cử giảng viên, sinh viên ngành y tham gia chống dịch.
Cũng theo ông Sự, nhiều trường đã đổi mới công tác tuyển sinh, chuyển từ hình thức tiếp cận trực tiếp sang truyền thông online và trên các phương tiện truyền thông… những nỗ lực đó đã được ghi nhận khi nhiều trường có kết quả tuyển sinh rất tốt.
Đại diện nhiều trường cao đẳng, trung cấp cho rằng hệ thống giáo dục nghề nghiệp quá nhiều cơ sở đào tạo, chất lượng không đồng đều, chồng chéo nên không tập trung được nguồn lực tạo ra sự lãng phí. Điều này đặt ra yêu cầu phải quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo kế hoạch, mạng lưới các trường được đầu tư trở thành trường chất lượng cao từng bước được nâng cao năng lực; đội ngũ giáo viên được nâng cao cả về kỹ năng nghề và sư phạm; cơ sở vật chất được tăng cường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của thị trường và người sử dụng lao động; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao; công tác quản trị nhà trường được đổi mới và hiệu quả hơn. Tổng cục cũng tiếp tục rà soát, đánh giá, lựa chọn trường nghề có năng lực đào tạo tốt để hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết giáo dục nghề nghiệp năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu trong năm 2022, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường đầu tư hoàn thiện toàn bộ nội dung thể chế: chiến lược, quy hoạch, chương trình; nâng cao năng lực đội ngũ, nâng tầm chất lượng đội ngũ cán bộ…, nhất là các địa phương, các cơ sở; sắp xếp bộ máy, mạng lưới; đối mới công tác đào tạo, chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại.
Cần hành lang pháp lý đồng bộ
Dù đã có những quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 nhưng các trường cao đẳng hiện nay vẫn gặp phải nhiều vướng mắc khi thực hiện tự chủ.
Tự chủ tài chính ở nhiều trường nghề vẫn gặp khó. Ảnh minh họa
Thiếu cơ chế, hành lang pháp lý
Tự chủ đã được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định là chìa khóa để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Ngoài việc tự chủ hơn trong thực hiện đào tạo, lựa chọn và phát triển nhân sự, Nhà nước sẽ cấp tài chính theo cơ chế đấu thầu và đặt hàng đào tạo với các cơ sở đào tạo dạy nghề.
Dẫu thế, việc đổi mới cơ chế hoạt động, đẩy mạnh tự chủ của cơ sở GDNN còn gặp nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ. Đặc biệt là vấn đề mở mã ngành nghề hay công tác tuyển sinh.
Theo đó, khi được giao quyền tự chủ, một số trường học đã phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, sử dụng lao động theo chuẩn kỹ năng. Chất lượng đào tạo và tuyển sinh từng bước được nâng cao, dần tạo được uy tín, thương hiệu của nhà trường.
Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng: Tự chủ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng GDNN. Tuy nhiên, bất cập lớn hiện nay là đang thiếu cơ chế, hành lang pháp lý để thực hiện.
Muốn tự chủ được, cơ sở đào tạo phải tự cân đối được nguồn thu chi và phải đầu tư theo định hướng của Nhà nước. Bởi việc đào tạo vẫn phải đảm bảo nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội.
Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta có mạng lưới cơ sở GDNN bao phủ cả nước, nhưng còn thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, doanh nghiệp còn gặp khó trong tuyển dụng... Vì vậy, không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cần có hành lang pháp lý cho việc tự chủ trong tuyển sinh hay mở mã ngành nghề theo xu thế chung của xã hội.
Hiện, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam chỉ có 3 trường hoạt động theo cơ chế tự chủ trên tổng số gần 2.000 cơ sở GDNN. Theo các chuyên gia, đây là con số quá thấp. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế hoạt động, đẩy mạnh tự chủ của cơ sở GDNN còn nhiều bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Trên thực tế, một số trường nghề còn e ngại vấn đề tự chủ tài chính. Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền - thành viên nhóm tư vấn Đề án công nghiệp hỗ trợ TPHCM cho rằng, sự cạnh tranh trong tuyển sinh ở các trường nghề khá lớn. Cùng với đó, các trường đại học cũng không ngừng tăng đã thu hút số lượng lớn học sinh theo học. Từ đó, lượng người đi học trung cấp, cao đẳng nghề giảm đi đáng kể.
Nhiều trường không tuyển sinh được, thu không đủ bù chi trong khi ngân sách đang dần giảm bớt. Chính vì vậy, làn sóng sáp nhập các trường nghề ngày càng nhiều vì không thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền cho rằng, muốn tự chủ, các cơ quan chủ quản của các trường nghề không nên tham gia quá nhiều vào các hoạt động đào tạo, tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ, thiết kế chương trình...
Bởi đây là công việc thuộc về nội bộ trường. Điều này không chỉ giúp các trường giảm các quyết định bị chậm trễ, không phù hợp với thực tế. Đồng thời khiến các trường bớt tâm lý ỷ lại, triệt tiêu động lực sáng tạo và trách nhiệm.
Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền cho biết thêm, thực tế, có rất nhiều vấn đề phải xem xét, tính toán trước khi quyết định tự chủ hoặc cấp phép tự chủ. Đối với các trường nghề thuộc hệ thống công lập, tự chủ không đơn thuần chỉ là tài chính, nhân lực.
Nguồn thu giảm, khó tự chủ
Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho rằng, hướng dẫn tự chủ hiện nay còn thiếu thực tế và chưa chú trọng vào đặc thù ngành đào tạo.
Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tân, bản chất của tự chủ trong giáo dục không phải là tự túc về mặt tài chính. Muốn đẩy nhanh tự chủ tại các trường cao đẳng y thì Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về cơ sở vật chất, cấp nhiều kinh phí hơn để trang bị các thiết bị phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo các bộ, ngành phải theo dõi, đánh giá năng lực đào tạo của từng trường để tránh đầu tư lãng phí.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội chia sẻ, có rất nhiều hướng dẫn về tự chủ tài chính, các trường được phép tự chi. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều trường cao đẳng y tuyển sinh ảm đạm và hầu như không đạt chỉ tiêu đề ra, kéo theo nguồn thu từ học phí giảm. Không có nguồn thu, những hướng dẫn tự chủ khó đi vào thực tiễn.
Mặt khác, tài chính hạn hẹp, chế độ đãi ngộ không đảm bảo, trường cũng khó giữ chân người tài. Thực tế, nhiều giảng viên được trường hỗ trợ học lên thạc sĩ, tiến sĩ nhưng sau khi học xong, cơ sở khác chiêu mộ với lương, thưởng tốt hơn, họ sẵn sàng rời đi.
Cũng theo Tiến sĩ Phạm Văn Tân, mặc dù Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đã tự chủ loại 2, chi thường xuyên từ năm 2018 nhưng các kế hoạch tài chính của trường vẫn phải thông qua Sở Tài chính.
Bên cạnh đó, bản chất của tự chủ trong giáo dục là xóa bỏ cơ chế dưới đề xuất, trên phê duyệt, nhưng trường chưa được quyền tự quyết trong vấn đề bổ nhiệm, thay đổi cơ cấu bộ máy nhân sự. Những vấn đề liên quan đến thay đổi bộ máy nhân sự, trường đều phải trình lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và chờ xét duyệt.
Ngoài ra, chương trình đào tạo hệ cao đẳng khá lệch so với đại học nên sinh viên muốn liên thông rất khó khăn. Về hoạt động chuyên môn do chưa có sự đồng thuận quản lý giữa 2 Bộ là Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên khung chương trình đào tạo từng ngành nghề chưa thực sự thống nhất, cụ thể.
Đại học Quốc gia Hà Nội phải vươn lên tinh hoa chứ sao lại "vươn" xuống GDNN Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, Đại học Quốc gia Hà Nội hãy tập trung làm tốt sứ mệnh của mình chứ đừng để phân tán sức lực vào nhiều mục tiêu. Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các trường cao đẳng để phát triển đội...