Lần đầu tiên sinh viên thi học kỳ trực tuyến
Lần đầu tiên, sinh viên nhiều trường đại học ở TP.HCM chuyển sang thi học kỳ theo hình thức trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội đến gần một tháng. Đáng nói, đây cũng là thời gian kết thúc học kỳ 2 năm học 2020-2021 của các trường ĐH-CĐ. Để sinh viên (SV) không phải chờ đợi lâu, làm ảnh hưởng kế hoạch năm học, các trường đã xây dựng nhiều phương án tổ chức thi học kỳ.
Sinh viên thi học kỳ tại nơi cư trú
Những ngày qua, SV của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã bắt đầu kỳ thi học kỳ 2 đặc biệt nhất.
Tất cả lớp học phần thuộc hệ đào tạo đại trà và chất lượng cao sẽ áp dụng 100% các hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ áp dụng cho SV làm bài tại nhà như thi trực tuyến, bài tập lớn, làm tiểu luận, làm dự án, vấn đáp trực tuyến…
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách trường, cho biết đây là lần đầu tiên trường tổ chức thi trực tuyến. SV có thể làm bài ở bất kỳ đâu mà không phải đến trường, miễn là có Internet.
“Trường giao quyền chủ động chuyên môn cho các khoa và bộ môn. Họ sẽ dựa trên chuẩn đầu ra môn học để đưa ra phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với thi online và cũng để tạo động lực sáng tạo cho SV” – PGS-TS Thịnh cho biết.
Theo ông Thịnh, chủ trương giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá quá trình bằng hình thức trực tuyến đã được trường áp dụng một phần vào chương trình học tập và mọi người đã thích nghi trong những học kỳ qua. Tuy nhiên, thi online lại rất mới nên cả trường sẽ có những khó khăn.
“Nhiều SV tỏ ra lo lắng, thậm chí xin hoãn thi vì chưa quen. Do vậy, trường cũng đã tổ chức khá nhiều buổi hướng dẫn, tư vấn cho giảng viên và SV về chuẩn bị thi. Hơn nữa, để đảm bảo tính liên tục, trường đã xây dựng phương án xử lý khẩn cấp khi thi online” – PGS-TS Thịnh chia sẻ.
Tương tự, từ tháng 5, Trường ĐH Sài Gòn đã lên kế hoạch tổ chức thi học kỳ theo hình thức tập trung thành hai đợt. Sau đó, khi dịch bùng phát trở lại, trường chuyển sang thi trực tuyến cho gần 800 SV năm cuối khối sư phạm. Việc này nhằm sớm đảm bảo tiến độ tốt nghiệp, kịp thời tham gia các đợt tuyển dụng giáo viên của ngành GD&ĐT. Các ngành/khóa còn lại sẽ thi trực tiếp khi dịch được kiểm soát.
Tuy nhiên, dịch ngày càng phức tạp, trường chính thức tổ chức thi trực tuyến cho tất cả SV các khóa, cả chuyên ngành lẫn môn chung trong tháng 6.
Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức bảo vệ và đánh giá khóa luận cũng như nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học trực tuyến cho SV.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong một giờ tự học trực tuyến. Ảnh: NT
Vừa thử nghiệm, vừa chờ thi tập trung
Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 21-6, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ tổ chức thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 cho SV.
Quảng Cáo
Thế nhưng sau khi lãnh đạo TP.HCM quyết định toàn TP sẽ thực hiện giãn cách, trường buộc phải thông báo hoãn kỳ thi này.
Theo lãnh đạo trường, hiện chưa biết hoãn đến khi nào, vì trường sẽ căn cứ vào tình hình dịch và quyết định của UBND TP.HCM mới lên kế hoạch. Khi đó, trường sẽ thông báo cho SV biết trước ngày thi một tuần để kịp thời ôn tập và chuẩn bị.
Đại diện nhà trường cũng cho biết trường chưa có phương án cho các em thi online, vì để làm được đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp. Do đó, trường vẫn duy trì tổ chức thi tập trung. Trường sẽ tổ chức một hoặc hai đợt để đảm bảo quyền lợi cho tất cả SV không bị dịch làm ảnh hưởng.
Còn tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, kế hoạch ban đầu của trường vẫn tổ chức thi tập trung. Nhưng trường cũng đã có phương án từ trước đó để cho SV thi online cả tự luận, đề mở, vấn đáp, bài tập lớn.
Ông Sơn cho hay trường sẽ cho thi online thử nghiệm ba lần. Hiện trường đang cho thi thử nghiệm lần một ở phần tự luận và chỉ chọn vài môn của Khoa công nghệ thông tin. Sau đó trường sẽ có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm trước khi triển khai chính thức.
“Do đây là cách thi mới nên SV còn “kêu ca” nhiều lắm. Nào là Internet yếu, về quê sớm nên không mang theo tài liệu, bị cách ly nên không thi được… Tuy nhiên, trường đã lường trước và hỗ trợ cho SV dùng Internet 4G, cho phép SV sử dụng tài liệu trên Internet để in ra trước khi thi, SV bị cách ly được thi sau… Trường hy vọng các SV sẽ hiểu và cộng tác để tiến độ học tập không bị dừng lại” – ông Sơn nói.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tiếp tục hoãn thi năng lực chuyên biệt
Do tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, Long An và một số tỉnh lân cận vẫn còn tiếp diễn phức tạp, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa quyết định tiếp tục hoãn tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến 28-6 tới.
Đây là lần thứ hai trường phải ra thông báo hoãn kỳ thi này. Trường sẽ tiếp tục gia hạn thời gian đăng ký cho thí sinh đến khi có thông báo về lịch thi mới.
Trường cũng lưu ý sẽ không tổ chức điểm thi tại Trường CĐ Sư phạm Long An mà dồn vào một điểm thi chính tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Lịch thi mới sẽ được thông báo đến thí sinh chậm nhất một tuần trước ngày thi trên trang thông tin của kỳ thi, qua email và tin nhắn theo số điện thoại đã đăng ký.
Nghỉ hè trước, kiểm tra học kỳ sau, ổn không?
Trong khi nhiều tỉnh thành cho học sinh thi học kỳ xong hoặc thi trực tuyến mới nghỉ hè, thì Sở GD-ĐT Hà Nội cho học sinh nghỉ hè từ ngày 15-5 và chưa kiểm tra cuối học kỳ 2.
Học sinh Trường phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà để phòng dịch COVID-19 - Ảnh: TH.THỦY
Quyết định này có ý kiến ủng hộ, nhưng nhiều người cũng băn khoăn.
Kiểm tra khi học sinh trở lại trường
Theo đó, Sở GD-ĐT cho phép học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 15-5 (sớm hơn kế hoạch 14 ngày). Nhiệm vụ năm học còn lại sẽ thực hiện sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh trở lại trường học. Các trường chưa kịp tổ chức kiểm tra cuối học kỳ 2 sẽ không kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.
Các trường sẽ tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù bằng hình thức trực tiếp tại trường sau khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, học sinh có thể trở lại trường. Thời gian thực hiện việc ôn tập, kiểm tra định kỳ bù sẽ đúng bằng thời gian học sinh được nghỉ sớm, tức 14 ngày.
Ủng hộ quyết định này, ông Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS&THPT Marie Curie (Hà Nội) - cho rằng kiểm tra trực tuyến không đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng; để đảm bảo được ba tiêu chí đó, chỉ có thể thực hiện kiểm tra bằng hình thức trực tiếp.
"Ngay bây giờ sẽ khó để học sinh đến trường làm bài kiểm tra, trong khi kiểm tra trực tuyến không đảm bảo. Vì thế, tôi ủng hộ quyết định của Hà Nội là cho học sinh nghỉ hè sớm. Khi dịch bệnh đã kiểm soát được, học sinh có thể quay lại trường an toàn thì dành thời gian để học sinh ôn tập lại kiến thức và kiểm tra bù tại trường" - ông Nguyễn Xuân Khang nói.
Nhiều băn khoăn
Trên trang thông tin của Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) ngày 13-5 đã thông báo cho phụ huynh quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo trường này, khi học sinh tạm dừng đến trường đã chuẩn bị ngay phương án kiểm tra trực tuyến. Đến nay, trường đã đảm bảo về CNTT, các giải pháp đảm bảo khách quan, công bằng trong quá trình kiểm tra.
Trước quy định mới của Hà Nội, lãnh đạo trường thông báo cho phụ huynh hai phương án. Phương án 1 là tiếp tục dạy học trực tuyến để hoàn thành chương trình và kiểm tra cuối học kỳ trực tuyến như đã chuẩn bị (nếu trường xin phép và được Sở GD-ĐT đồng ý). Phương án 2: nếu không được chấp thuận đề xuất thì sẽ thực hiện như chỉ đạo.
Ngoài ra, lãnh đạo trường này cũng cho biết khó khăn nữa là chương trình quốc tế Cambrige của trường cũng có kế hoạch hoàn thành, hồ sơ báo cáo học tập của học sinh trước khi giáo viên nước ngoài kết thúc hợp đồng vào ngày 31-5. Nên nếu không kiểm tra trực tuyến sẽ khó khăn cho trường và học sinh. Những trường tư thực hiện các chương trình quốc tế cũng đang gặp khó khăn như Trường Nguyễn Siêu.
Nhiều tỉnh kiểm tra xong mới nghỉ
Trong khi đó, nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ hè sớm nhưng thi xong mới nghỉ. Chẳng hạn, Thanh Hóa cho các trường tùy tình hình thực tế cho học sinh kiểm tra học kỳ trực tuyến hoặc trực tiếp, hoặc kết hợp cả hai. Sau khi hoàn thành kiểm tra, các trường cho học sinh nghỉ học. Việc kiểm tra, đánh giá cuối năm hoàn thành trước ngày 15-5.
Nam Định cho học sinh nghỉ hè từ 10-5. Tuy nhiên, dự phòng tình huống dịch bệnh bùng phát nên trước đó các trường đã tổ chức kiểm tra học kỳ.
Nghệ An cũng đang tính toán cho học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 17-5, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến. Tuy nhiên, tỉnh này yêu cầu các trường tổ chức cho học sinh kiểm tra học kỳ 2 xong mới nghỉ, kết thúc năm học.
Tại Vĩnh Phúc, các trường không đủ điều kiện kiểm tra trực tuyến sẽ được hướng dẫn lựa chọn hình thức kiểm tra qua dự án học tập, vấn đáp qua điện thoại...
Phụ huynh lo lắng
Số phụ huynh lo lắng, băn khoăn nhiều hơn phụ huynh ủng hộ quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội trên các diễn đàn phụ huynh, nhóm lớp. Đa số lo lắng con chưa học hết chương trình đã nghỉ. "Nghỉ hè sớm, rồi trở lại trường kiểm tra sau, các con sẽ quên hết kiến thức thì kiểm tra thế nào?" - chị Hồng Nga, một phụ huynh có con học Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội), băn khoăn.
Thừa Thiên Huế sẽ thi học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến Hình thức thi học kỳ 2 trực tuyến đang được ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế lên phương án và áp dụng ngay trong những ngày tới khi học sinh toàn tỉnh tạm dừng tới trường do dịch bệnh Covid-19. Ngày 11/5, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do ảnh hưởng...