Làm món canh “chống già”, chị em hãy ăn thường xuyên vào mùa đông sẽ giúp chống lạnh, bổ sung khí huyết
Khí huyết không đủ sẽ khiến cơ thể nhanh xuống sắc, nhanh già. Do đó phụ nữ nên ăn nhiều món “canh ngũ bảo” này để chống lạnh, làm ấm cơ thể, bổ sung khí huyết, từ đó giúp “chống già” và khỏe mạnh.
Mùa đông đến rồi, thời tiết đã chuyển sang lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống thì khả năng lưu thông máu cũng bị ảnh hưởng. Phụ nữ cũng dễ bị thiếu máu. Khí huyết không đủ sẽ khiến cơ thể nhanh xuống sắc, nhanh già (sắc mặt xấu, tay chân nhợt nhạt, cơ thể dễ bị bệnh do sức đề kháng kém). Do đó vào mùa đông là thời điểm thích hợp để bạn bổ sung những thực phẩm làm ấm cơ thể, tăng khí huyết thông qua thức ăn. Và món canh xương heo ngũ bảo là một trong những món ăn giúp chị em làm ấm cơ thể trong mùa lạnh. Canh xương heo ngũ bảo giàu xương heo, xương cựa, bạch chỉ, táo đỏ, nhãn và dâu tây không chỉ bổ dưỡng khí huyết mà còn là món ăn xua tan cái lạnh trong mùa đông lạnh giá.
Các thành phần có trong món canh xương này rất tốt cho việc dưỡng nhan, bổ sung khí huyết, nuôi dưỡng nội tạng. Trong Đông y, hoàng kỳ giúp bổ trung ích khí, thăng dương trị nội thương mệt mỏi. Bạch chỉ nuôi dưỡng và kích hoạt tuần hoàn máu. Táo đỏ giúp nuôi dưỡng da, ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm, giúp giảm nếp nhăn, lắng đọng melanin và sắc tố nên làm sáng, loại bỏ mảng da xỉn màu. Nhãn tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể, giúp hạn chế chứng bệnh thiếu máu, nuôi dưỡng lá lách và dạ dày. Kỷ tử giúp nuôi dưỡng gan và thận.
Món canh này không chỉ làm ấm cơ thể mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng mà phụ nữ cần. Đây cũng là món canh giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt thích hợp với những phụ nữ sợ lạnh, uống thường xuyên vào mùa đông lạnh giá có thể giúp điều hòa cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch. Chị em hãy đối xử tử tế với chính mình, bắt đầu bằng bát canh ấm áp bổ dưỡng này, đồng thời tạo tiền đề cho mình để có một mùa đông ấm áp và khỏe mạnh.
Nguyên liệu để làm món canh xương heo ngũ bảo
300g xương heo, 15g hoàng kỳ, 3 lát bạch chỉ, 5 quả táo đỏ khô, 6 phần nhãn nhục đen (hoặc long nhãn), 12g kỷ tử.
Cách làm món canh xương heo ngũ bảo
Bước 1: Xương heo rửa sạch, trụng qua nước sôi để loại bỏ máu và tạp chất. Sau đó bạn vớt xương heo ra để riêng. Rửa hoàng kỳ, bạch chỉ, táo đỏ (lấy bỏ hạt), nhãn nhục đen và kỷ tử rồi để sang một bên.
Bước 2: Cho lượng nước thích hợp vào nồi, thêm xương heo đã chần vào. Bật bếp ở mức lửa lớn, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa và vớt bọt. Hầm xương heo trong khoảng 40 phút, khi nước dùng trong và thơm thì cho hoàng kỳ, bạch chỉ, táo đỏ và nhãn nhục đen vào.
Bước 3: Tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 1-2 giờ để các chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu được giải phóng hoàn toàn và phần nước hầm đậm đà. Sau khi hầm, tùy theo sở thích cá nhân mà nêm nếm chút gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp. Khi phần canh xương nguội bớt thì bạn thả kỷ tử vào, đậy nắp lại khoảng 10 phút là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món canh xương heo ngũ bảo
Món canh xương heo ngũ bảo này với xương heo làm nguyên liệu chính, kết hợp với hoàng kỳ, bạch chỉ, táo đỏ, nhãn nhục đen và kỷ tử, giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, rất thích hợp dùng khi trời lạnh. Món canh sau khi hoàn thành có thơm mùi của các nguyên liệu thảo dược, ngọt ngon đậm đà. Đây là món canh đặc biệt tốt cho phụ nữ bồi bổ khí huyết, dưỡng nhan.
Mách bạn:
1. Chần xương heo trước khi hầm để loại bỏ tạp chất. Như vậy phần nước dùng của món canh sẽ trong và ngon hơn.
2. Bạn cũng có thể dùng chân gà thay thế cho xương heo cũng rất bổ dưỡng cho nhan sắc.
3. Phụ nữ cơ thể dễ bị nội nhiệt có thể dùng một ít hạt sen và thêm chút mạch môn (loại dược liệu giúp cơ thể an thần, bổ phế, thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu, ích tinh – tân dịch) để bồi bổ cơ thể mà không gây nội nhiệt.
Video đang HOT
Chúc các bạn thành công và có sức khỏe dồi dào với món canh ngon và bổ dưỡng này nhé!
Quả dại được ví là "kim cương xanh", vitamin C cao ngất ngưởng, gặp thì nhớ mua ăn
Quả dại này được xếp vào danh sách những loại trái cây giàu dinh dưỡng bậc nhất, người ta thậm chí còn ví nó như "kim cương xanh".
Nhắc tới các loại quả dại ngon, giàu dinh dưỡng thì chùm ruột núi là cái tên không thể bỏ qua. Cây này mọc hoang ở các vùng đồi núi nhất là khu vực Tây Bắc.
Quả chùm ruột núi có hình cầu, màu xanh nhạt hơi ngả vàng. Khi ăn, bạn cảm nhận rõ được vị hơi chua, đắng nhẹ của loại trái cây này.
Có nhiều cách thưởng thức chùm ruột núi, ngoài ăn trực tiếp bạn có thể làm trà, nấu canh cũng đều rất ngon, thanh mát.
Bên cạnh hương vị thơm ngon, quả chùm ruột núi còn cung cấp rất nhiều các chất như polyphenol, crom, chất xơ, tanin, axit amin có lợi. Đặc biệt, người ta cũng tìm thấy một lượng lớn vitamin C trong quả này.
Ăn chùm ruột núi thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích, có thể kể tới như: Tăng cường miễn dịch, làm sạch máu, cải thiện đường huyết, hệ tiêu hóa, kích thích mọc tóc, duy trì làn da khỏe mạnh...
Bài viết này, bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một số món ngon từ quả chùm ruột núi đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Trà chùm ruột
Nguyên liệu
- Chùm ruột núi: 200g
- Trà nhài: 5g (bạn có thể chọn trà túi lọc thay thế).
- Đường phèn: 25g
- Nước: 200ml
- Nước đá: 50ml
Cách làm
1. Chùm ruột rửa sạch, cắt đôi, loại bỏ hạt rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với 50ml nước đá. Ấn nút xay nhuyễn trong 1 phút là được.
2. Rót nước chùm ruột núi vào túi vải rồi lọc bỏ bã chỉ lấy phần nước.
3. Cho trà nhài vào bình, đổ nước nóng 90 độ xâm xấp mặt trà và ủ chừng 2 phút. Lọc bỏ bã và chỉ giữ lại phần nước trà.
4. Thêm vào bình nước trà lượng đường phèn vừa đủ rồi khuấy đều lên cho tan.
5. Bỏ đá vào cốc thủy tinh sạch, thêm nước trà vừa pha và nước chùm ruột núi với tỷ lệ vừa đủ rồi khuấy đều và thưởng thức.
Sự kết hợp của 2 loại nguyên liệu này tạo nên một thứ nước uống thơm ngon, thanh mát, quan trọng là không hề bị chát hay quá chua.
Chùm ruột ngâm đường phèn
Nguyên liệu
- Chùm ruột: 500g
- Riềng: 30g
- Muối ăn: 10g
- Đường phèn: 250g
Cách làm
1. Chùm ruột núi bạn rửa sạch sau đó dùng chày đập dập, để riêng. Lưu ý, dùng lực vừa phải để chùm ruột nứt ra mà không bị nát.
2. Cho chùm ruột vào bát, rắc vào đây chút muối sau đó trộn đều và ướp chừng 3 tiếng. Chắt bỏ phần nước chùm ruột núi tiết ra để loại bỏ vị chua, chát.
3. Riềng tươi bạn gọt vỏ, xay hoặc giã nhỏ. Nếu trong nhà không sẵn củ riềng bạn có thể thay bằng quế hoặc gừng cũng đều được.
4. Lần lượt cho chùm ruột núi đã ướp muối vào lọ. Cứ 1 lớp chùm ruột núi bạn rải lên 1 lớp đường phèn và riềng giã nhỏ. Thực hiện lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu thì đậy nắp chặt và cho vào tủ lạnh. Để khoảng 4 ngày là có thể lấy chùm ruột núi ra ăn.
Chùm ruột núi ướp kiểu này ăn rất ngon, vẫn giữ được vị giòn, thanh mát, chua dịu nhẹ thêm vị ngọt của đường phèn, thơm và hơi cay cay của riềng rất kích thích vị giác.
Canh xương heo nấu chùm ruột
Ngoài làm đồ ăn vặt, nước uống thì chùm ruột núi đem nấu canh cũng cực kỳ ngon.
Nguyên liệu
- Sườn heo: 500g
- Chùm ruột núi: 200g
- Ngao: 150g
- Muối, mì chính
Cách làm
1. Xương sườn rửa sạch, ngâm nước khoảng 30 phút cho nhả hết máu tanh. Chùm ruột rửa sạch đập dập. Ngao ngâm 30 phút để nhả hết cát bẩn, rửa lại cho sạch, vớt ra để ráo nước.
2. Cho xương sườn vào nồi, thêm nước ngập bề mặt rồi đun sôi. Đổ sườn ra rổ, rửa cho hết bọt bám trên bề mặt, bước này sẽ giúp cho xương sườn sạch hoàn toàn mùi hôi, tanh, nước canh cũng trong và thơm hơn.
3. Trút xương sườn vào nồi, thêm nước lọc rồi bật bếp hầm 40 phút cho xương sườn chín mềm. Tiếp đến, bỏ ngao cùng chùm ruột núi vào đun thêm chừng 10 phút thì nêm muối, mì chính cho vừa miệng là được.
4. Tắt bếp, múc canh ra bát và thưởng thức. Thịt sườn chín mềm thơm, canh có vị hơi chua chua của chùm ruột ăn cực kỳ ngon. Trên mâm cơm ngày hè mà có bát canh chùm ruột nấu thế này đảm bảo cả nhà ai cũng thích mê.
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều đơn giản mà ngon, món nào cũng hợp ngày mưa lạnh Chắc chắn bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chế biến bữa cơm ngon này! Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Bò nấm viên sốt cà chua: 95.000đ - Canh rau ngót thịt băm: 15.000đ - Bắp cải xào nấm hương: 25.000đ Tổng: 135.000đ Chuẩn bị: 300gr thịt bò xay, khoảng 10 cây nấm hương, 3 củ...