Làm giò chả ngon ngày Tết
Ngày Tết, giò chả là món không thể thiếu trong mâm cơm cúng và cả trong những bữa tiệc sum họp.
Tuy nhiên, giò chả tiện lợi làm sẵn thường không ngon và có hóa chất bảo quản nên chưa phải là lựa chọn hay với người nội trợ. Hãy dành chút thời gian “lăn vào bếp” để đảm bảo vừa có những món giò ngon, vừa đậm hương vị truyền thống, lại an toàn.
Chả đùm
Là món chả có mặt thường xuyên trong tiệc cưới ở miền Nam. Chả đùm thường được dọn để khai vị cùng với các loại đồ nguội khác như chả lụa, chả giò, nem… Ngày Tết, chả đùm cũng là một loại chả ngon mà bạn có thể làm được. Nguyên liệu cho một đòn chả khoảng 1kg gồm có: 200g thịt bò phi lê hoặc phần bắp chuột thật mềm, 200g thịt ba rọi, 200g gan heo, 200g mỡ chài, 200g đậu phộng, 2 lọn bún tàu, 10g nấm mèo khô, 3 quả trứng gà, 200g mỡ chài, 2 muỗng cà phê tiêu đen, bong bóng heo (để dồn chả) kèm gia vị muối, đường, nước mắm, bột ngọt, hành củ vừa, tỏi vừa đủ.
Cách làm như sau: Thịt bò, ba rọi chọn thịt thật tươi, dùng khăn ấm lau khô rồi xay và quết nhuyễn cùng với tỏi băm. Gan cũng bằm nhuyễn, đậu phộng giã nhỏ. Nấm mèo và bún tàu ngâm mềm, nở rồi xắt thật nhuyễn. Trộn tất cả các nguyên liệu lại, thêm lòng đỏ trứng gà đánh mịn, nêm muối đường, hạt nêm và tiêu hột. Mỡ chài rửa sạch, trải ra khay, cho chả vào, ém chặt rồi gói lại. Bong bóng heo rửa nhiều lần cho thật sạch rồi nhồi chả vào cho bong bóng giãn nở hết cỡ, sau đó dùng chỉ túm chặt lại rồi đem hấp chín. Nếu không tìm thấy bong bóng heo, có thể cho chả vào chén, khuôn, bên dưới và lót mỡ chài cho dư rồi phủ kín mặt chả, sau đó đem hấp. Chả này có thể dùng ăn liền hoặc cho vào tủ lạnh trữ, ăn kèm bánh phồng tôm.
Giò thủ
Giò thủ là món ăn không chỉ quen thuộc với người Bắc mà người Nam cũng rất ưa chuộng. Giò có vị giòn sừn sựt của tai, lưỡi heo nên không ngán. Để làm 1kg giò, cần chuẩn bị 1 cái lưỡi heo, 2 cái tai heo vừa, 400g da heo phần mũi, 100g nấm mèo, tiêu sọ, hành khô, muối đường, nước mắm, bột ngọt vừa đủ. Lưỡi, tai, mũi heo làm thật sạch, cạo thật kỹ bằng muối và trụng sơ nước sôi để đảm bảo cạo sạch phần mảng bám trắng rồi đem luộc sơ qua, vớt ra ngâm ngay vào nước đá cho nguội, xắt mỏng nhưng bản to. Nấm mèo ngâm nở, xắt sợi. Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, để khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Bắc một cái chảo lên bếp, chảo nóng cho vào ít dầu, cho nguyên liệu đã trộn vào xào, xào cho đến khi thấy ra nhựa, đảm bảo kết dính chả. Chuẩn bị lá dong hoặc lá chuối, bên trong có thể lót nilon, xúc chả vào, gói lại thật chặt.
Đợi khi chả nguội, cho vào tủ lạnh dùng dần, có thể để được ba tuần.
Nem sen
Đây là món ăn lạ, vừa giống nem (chả giò) vừa giống chả. Bạn có thể làm món này để đãi khách, bổ sung thêm hương vị trong mâm cơm vốn nhiều món quen thuộc. Hãy chuẩn bị 50g hạt sen tươi, 20g củ sen, 20g nạc cua, 100g tôm sú, 30g thịt ba rọi xay, một ít nấm hương, nấm mèo, 1 quả trứng gà, hành lá, giá, cà rốt, hành tây, bột gà, bột mì, tiêu, bánh tráng cuốn. Cách làm như sau: Hạt sen luộc chín băm nhỏ, tôm sú bóc vỏ, băm nhỏ. Cà rốt, củ sen, hành tây, hành lá, nấm hương, nấm mèo sơ chế sạch rồi băm nhỏ. Trộn: tôm, thịt, cua với trứng gà, bột mì trước sau đó trộn tiếp các loại củ quả băm vào, nêm gia vị. Trải bánh tráng nem ra cho nhân vào gói theo kiểu hình tam giác, chiên cho đến khi nem vàng đều là được.
Video đang HOT
Tất cả những loại giò chả trên đều có thể ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và bún.
Theo PNTD
[Chế biến]- Bún thịt nướng
Thịt nướng mềm, thơm mùi sả, vừng, ăn kèm với rau và nước mắm chua ngọt.
Nguyên liệu:
- 300g thịt nạc vai, thịt có chút mỡ khi nướng sẽ không bị khô
- 3 thìa nhỏ mật ong
- 1/4 bát con sả băm nhuyễn
- 3 thìa canh vừng trắng
- Muối, tiêu, đường, bột nêm
- Nước mắm, chanh, tỏi, ớt
- Rau xà lách, cà rốt, hành lá rửa sạch, thái nhỏ, giấm
- Lạc
- Que tre xiên thịt, bạn ngâm que tre vào nước lạnh để khi nướng không bị cháy
- Bún sợi nhỏ.
Cách làm:
- Thịt nạc thái miếng vừa ăn. Ướp vào thịt ba thìa nhỏ mật ong, ít muối, tiêu, một thìa nhỏ nước mắm, sả bằm nhuyễn, vừng, hành lá và một thìa nhỏ bột nêm. Trộn đều, bọc ni lon kín cho vào tủ lạnh qua đêm hay tầm 4 tiếng để thịt thấm.
- Xiên thịt vào que tre, xếp thịt ra khay có lót giấy nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong vòng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng bạn phết nước ướp thịt lên bề mặt thịt, để thịt không bị khô. Nếu có than hoa, bạn xếp thịt vào khay nướng, nướng trên than hoa, thịt càng thơm.
- Lạc rang vàng, giã nhuyễn. Rau xà lách sau khi rửa sạch để lên rổ cho ráo nước.
- Cà rốt bào sợi, trộn vào cà rốt nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, ba thìa canh nước lạnh, nửa thìa nhỏ giấm, nêm hơi chua chua, ngọt ngọt là được. Bạn có thể thêm dưa chuột, hay đu đủ xanh bào sợi.
- Nước mắm chua ngọt bạn pha tỷ lệ: 1 nước mắm, 1 đường, 1 nước lọc và 4 giấm. Nếu thích ăn chanh có thể thay giấm bằng chanh. Tỏi, ớt giã nhuyễn, trộn vào bát nước mắm.
- Lúc ăn, xếp rau xà lách đã thái nhỏ xuống dưới bát, bên trên để bún, thịt nướng, cà rốt và rắc ít đậu phộng lên bề mặt thịt. Chan nước mắm chua ngọt, trộn đều lên.
Thịt thái miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị.
Cho thịt vào xiên tre.
Xiên thịt nướng chín vàng đều.
Nước chấm.
Cà rốt bào sợi, làm chua ngọt.
Lạc rang vàng, giã nhuyễn.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Vị thơm ngọt của lẩu cá đuối Nồi lẩu nóng hổi tỏa hương thơm quyến rũ rất hấp dẫn. Thịt cá mềm, ngọt lại dai, nhất là phần sụn mềm giòn sừn sựt cho ta cảm giác rất thú vị khi ăn. Cá đuối có nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đây là loài cá không xương, chỉ có lớp sụn mềm, cá đuối thường được chế biến...