Làm gì khi cha mẹ phản đối lựa chọn ngành học của con?
PGS Đỗ Văn Dũng khăng đinh cha me đông hanh cung con tim hiêu thông tin la cach tôt nhât đê chon đung nganh, đung trương.
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ phụ huynh nên tin tưởng quyết định chọn ngành, nghề của con em mình. Nhiều học sinh đã biết chủ động tìm kiếm, cập nhật thông tin tuyển sinh, nhờ sinh viên và cựu sinh viên góp ý về ngành học và môi trường học.
Theo ông Dũng, cơ cấu ngành, nghề đang thay đổi nhanh, nhiều ngành mới được mở. Phụ huynh đồng hành cùng con tìm hiểu thông tin, đến trường tham quan trực tiếp là cách tốt nhất để thống nhất lựa chọn ngành học giữa cha mẹ và con cái.
“Các em đừng nên chạy theo xu hướng của đám đông mà hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ để tránh lãng phí tuổi trẻ vì học ngành không phù hợp”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Dũng trong một lần tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh: Mỹ An .
Trong chương trình tư vấn, một học sinh nữ chia sẻ em thích học ngành kỹ thuật nhưng phụ huynh không đồng ý vì ngành này tiếp xúc với nhiều máy móc nặng nhọc, không phù hợp với con gái.
Ông Đỗ Văn Dũng cho rằng nhiều phụ huynh còn giữ lối suy nghĩ cũ là con gái không thể học kỹ thuật. Theo ông nhiều ngành liên quan đến kỹ thuật có chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp với nữ sinh.
Video đang HOT
Sinh viên nữ theo học một số ngành kỹ thuật có thể nhận ưu tiên như giảm học phí, được ở ký túc xá miễn phí dành riêng cho nữ. Bên cạnh đó, sinh viên học các ngành này có cơ hội việc làm cao, nhiều bạn nữ đã thành công trong các ngành như ô tô, cơ khí.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết một số ngành nhận được hồ sơ đăng ký nhiều tại trường là Logistics, Công nghệ thông tin, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Những ngành mới trong tương lai sẽ “khát” nhân lực như Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Công nghệ kỹ thuật in, Kỹ nghệ gỗ và nội thất, Hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng tuy có cơ hội trúng tuyển cao nhưng lại ít học sinh nộp hồ sơ xét tuyển.
Ngành có đầu ra ổn vẫn không hút thí sinh: Chỉ vì không hot?
Thực tế là có những ngành học đầu ra được đảm bảo, luôn "khát" nhân lực nhưng vài năm trở lại đây luôn trong tình trạng "ế ẩm" thí sinh lựa chọn? Vì sao lại như vậy, có phải vì ngành học đó không hot
Lương 20 triệu/ tháng vẫn không hút thí sinh
Thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2020 cho thấy, 5 nhóm ngành có tỷ lệ nhập học thấp nhất (41,43 - 65,28%) gồm Khoa học tự nhiên, Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Dịch vụ xã hội, Khoa học sự sống, Môi trường và Bảo vệ môi trường. Năm 2019, 5 nhóm ngành này đều có tỷ lệ nhập học dưới 50%.
Nông, lâm nghiệp nhiều năm trở lại đây không được thí sinh "chuộng". GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp bày tỏ: Nhắc đến lâm nghiệp là nghĩ đến khai thác rừng hay chế biến lâm sản. Người học luôn nghĩ là đào tạo ra ít việc, ế việc, nên ngành này rất khó tuyển sinh. Nhưng thực tế, ngành Chế biến gỗ công nghiệp hay Nội thất đang rất đắt hàng. Sinh viên chưa ra trường đã có các doanh nghiệp đến đặt chỗ, thu nhập không thấp.
Còn GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cho biết, với ngành Nông lâm, sinh viên ra trường có thể kiếm được ngay lương 20 triệu đồng/tháng, nhưng rất ít sinh viên theo. Theo ông, câu chuyện những ngành xã hội rất khát nhân lực nhưng lại tuyển sinh khó không đơn giản chỉ là tâm lý chọn ngành "hot" của thí sinh hay văn hóa tuyển sinh của các trường.
Ngành điểm chót vót vẫn ùn ùn thí sinh đổ vào
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, Điều khiển - Tự động hóa là một lĩnh vực hot nằm trong danh mục các lĩnh vực cần ưu tiên trong nền công nghiệp 4.0. Trong đó, có ngành điểm số rất cao nhưng năm nào cũng hút rất đông thí sinh tham gia xét tuyển.
"Tất cả những sản phẩm nào các em nhìn thấy hiện tại đều có bóng dáng của điều khiển- tự động hóa. Ngành học này ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng như các trường khác, chủ yếu là trong sản xuất công nghiệp. Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để trúng tuyển, thí sinh phải có trong tay điểm thi tốt nghiệp THPT 3 điểm 9 trở lên thì hẵng tính toán đăng ký xét tuyển" - PGS. TS Nguyễn Phong Điền nói.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền còn cho biết thêm: Riêng đối với ngành Khoa học máy tính thì năm ngoái, nếu như các em ra khỏi phòng thi mà chắc chắn 3 môn đều 10 thì hẵng nghĩ đến trúng tuyển.
Những ngành học có top điểm cao nhất cả nước năm 2020 phải kể đến: Hàn Quốc học, Công nghệ thông tin, Báo chí truyền thông, Y đa khoa, Ngôn ngữ Anh, Trí tuệ nhân tạo, Kinh tế và Sư phạm Toán học... Dù điểm chuẩn ở mức 25 đến 30 điểm nhưng luôn rất đông thí sinh xét tuyển. Dự báo những ngành này trong năm 2021 tiếp tục vẫn "duy trì" phong độ điểm cao của mình.
Tự động hóa là ngành khó nhưng luôn hút thí sinh, trong khi Nông - Lâm - Ngư nghiệp điểm chuẩn vừa phải, luôn cần nhân lực lại ít được chú ý (Ảnh: P.T)
Ngành hot chỉ tương đối, học rồi mới biết có hợp không
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng: Thực tế là học sinh đang có xu hướng bị "cuốn" vào các nghề hot, do rất nhiều tác động: Của truyền thông ,của truyền miệng.... Và suy cho cùng, các em "mơ hồ" trong chọn ngành, chọn nghề là bởi có thực tế: Nhiều trường phổ thông tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp vẫn còn mang tính hình thức, lấy lệ.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, nói rằng, chọn được nghề phù hợp giữa sở thích, đam mê, khả năng đầu ra việc làm và năng lực là rất khó, do đó, thực tế những năm trước, có những em học đến năm thứ 2 hoặc học xong ĐH vẫn quay ra học nghề. Vì có thể cảm thấy nghề, ngành mình chọn không thực sự phù hợp.
PGS. Bùi Đức Triệu, trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng cho hay nhiều khi phải trải qua một thời gian học tập tại trường, sinh viên mới biết mình có hợp hay không.
Lựa chọn dựa vào ngành hot về cơ bản chỉ mang tính chất tương đối. GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân khuyên thí sinh không nên chọn ngành theo xu hướng. GS. Trần Thị Vân Hoa nhắn nhủ, thí sinh nên xem sở thích, đam mê và khả năng của mình như thế nào. Một điểm thí sinh cần chú ý là năng lực đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới ra sao để có những đăng ký nguyện vọng cho phù hợp.
Trong các kỳ tư vấn tuyển sinh, hầu hết phụ huynh và học sinh đều quan tâm đến khả năng xin việc khi ra trường. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, khẳng định đó chỉ là một khía cạnh đáng quan tâm khi chọn ngành, chọn nghề. Ngoài việc phân tích xu hướng của thị trường lao động, thí sinh phải căn cứ vào năng lực và mong muốn của mình, xem mình phù hợp với ngành nghề nào.
Bởi thị trường lao động hiện nay biến đổi quá nhanh, sinh viên mới vào trường ngành A có thể "hot", nhưng đến khi sinh viên ra trường ngành đó có thể thoái trào rồi. Nên để kiếm được việc tốt trong thị trường lao động thì sinh viên cần học tập chăm chỉ trong trường ĐH, tích lũy kiến thức, kỹ năng, ra trường có thể linh hoạt với nhiều công việc có tính chất tương đương, hoặc các ngành, các lĩnh vực nghề nghiệp gần nhau.
Để giải quyết vấn đề ngành "ăn" không hết thí sinh, ngành "lần" không ra người học, TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), cho rằng: Hiện nay, danh mục nghề nghiệp có tới 900 nghề nhưng học sinh chưa tiếp cận được hết. Nhiều em học đến lớp 12 vẫn chưa biết mình muốn làm nghề gì. Theo ông Đông, cần phải đưa giáo dục, định hướng nghề nghiệp vào trường học để học sinh làm quen và có định hướng nghề từ sớm.
Nhiều bạn trẻ chọn ngành thiết kế đồ họa Với mức lương hấp dẫn, môi trường sáng tạo cao, ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Thiết kế đồ họa là quá trình sáng tạo hình ảnh bằng việc kết hợp các yếu tố mỹ thuật, ý tưởng và sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Đây là ngành học tổng hòa nhiều yếu tố, phù...