Làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài căng thẳng, sửa chữa các thương tổn, phục hồi và bảo dưỡng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nên nếu bị mất ngủ lâu ngày sẽ sinh ra những bệnh không mong muốn, trong đó có rối loạn giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Hiện rối loạn giấc ngủ đang là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó xuất hiện cả ở người trẻ tuổi, dù cuộc sống về vật chất khá tốt. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là công việc căng thẳng hoặc do quá lạm dụng chất kích thích rượu, bia, cà phê… Ngoài ra, còn có nguyên nhân bệnh lý, trong đó có nhiều bệnh lý người trẻ mắc phải, như tăng axit uric, mỡ máu, đái tháo đường, huyết áp…
Khi bị rối loạn giấc ngủ sẽ không có một “thần dược” nào có thể giải quyết được triệt để, chưa kể có loại thuốc còn làm nặng thêm tình trạng mất ngủ.
Video đang HOT
Để có thể cải thiện tình hình, không gì thích hợp hơn bằng bản thân mỗi người phải tự giải tỏa được căng thẳng và phải sắp xếp được thời gian ăn, ngủ hợp lý, đúng giờ. Tránh hoàn toàn việc chơi điện tử trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không gian phòng ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ nên cần sắp xếp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng khí, không nhiều ánh sáng, tiếng ồn… Và hằng ngày cần kết hợp tập luyện các môn thể thao, như bơi, đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, yoga… Ngoài ra, cũng có thể tìm đến các vị thuốc đông y hỗ trợ an thần, dưỡng tâm, hiệu quả chậm nhưng tác dụng lâu bền và an toàn.
Nếu áp dụng hết các biện pháp nêu trên mà vẫn không thể cải thiện được thì người dân cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, điều trị mới hiệu quả.
Sa Chi
Nhận biết sớm trẻ thừa cân
Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2016 có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị thừa cân-béo phì. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt là ở khu vực thành phố.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ.
Có hai cách để xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi....) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì. Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng QG cho biết, trẻ béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể , do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
Những trẻ có chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Nếu quan sát trẻ béo phì ta thường thấy trẻ tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù.
Điều dễ nhận thấy nhất, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Ngoài biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét...
Trẻ thừa cân, béo phì thường kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe sau này như mắc nhiều bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, trẻ thiếu năng động, khó hòa nhập.
Để phòng tránh thừa cân, trong quá trình mang thai, mẹ không nên để trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hay suy dinh dưỡng thấp còi. Trong quá trình chăm sóc trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhanh, hạn chế đồ ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh, không cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối. Thêm vào đó ngủ ít cũng được xem là một yêu tô nguy cơ cao đối với thừa cân. Các nghiên cứu của nước ngoài cho biết, hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.
Hương Lan
Những lưu ý ăn uống dịp Tết Làm thế nào có chế độ ăn uống hợp lý, giúp cân bằng dinh dưỡng và tránh tăng cân trong dịp Tết là mối quan tâm của rất nhiều người. Phòng tăng cân dịp Tết Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam và là chuyên gia của Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, những ngày...