Lạm dụng nấm lim xanh có hại sức khỏe
Nấm lim xanh là thảo dược quý, tuy nhiên với bà bầu, người huyết áp cao… có thể bị dị ứng, phát ban, đau bụng, ra máu mũi.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, trong y học cổ truyền nấm lim xanh là một loại thảo dược quý được xếp vào loại thượng phẩm. Nấm có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, bổ não, tiêu đờm, bổ dạ dày, làm thuốc tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư.
Nấm lim xanh tự nhiên được chia thành 6 loại. Hồng linh chi mọc từ rễ cây lim ra nấm màu đỏ. Hắc linh chi mọc từ vỏ cây ra nấm màu đen. Bạch linh chi mọc từ lõi cây ra nấm trắng. Hoàng linh chi mọc từ tầng giữa vỏ và lõi ra nấm vàng. Thanh chi màu xanh và tử chi màu tím.
Nấm lim xanh thường mọc ký sinh trên thân các cây gỗ lim già hoặc các thân gỗ mục trong rừng. Ảnh: TP
Video đang HOT
Dược sĩ Phụng cho biết, nấm lim xanh được truyền miệng là “ trị bách bệnh” nên nhiều người tìm mặc dù thân nấm chưa phát triển đầy đủ và chưa có hoạt chất hoàn thiện. Bên cạnh đó, những người hái nấm không có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược có thể nhầm lẫn khi thu hái.
“Tuy nấm lim xanh được coi là thảo dược quý hiếm, người dùng cũng không nên quá lạm dụng. Người cơ địa quá nhạy cảm có thể cảm thấy khó tiêu, chóng mặt, ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm”, bà Phụng nói.
Uống rượu ngâm với nấm lim xanh có thể gây phát ban, đau bụng, khô cổ họng, ngứa mũi, ra máu mũi và phân có máu. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc chống đông máu được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng.
Trước khi dùng nấm lim xanh, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cẩn trọng khi chọn mua vì trên thị trường thuốc đông dược hiện nay khó nhận biết được loại nấm thật giả hoặc đã qua chiết xuất hay chưa, dược sĩ Phụng khuyến cáo.
Nấm lim xanh và nấm linh chi đều thuộc họ Nấm linh chi nhưng giá trị dược tính khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện trồng nấm, khí hậu, thời gian nuôi trồng… Trong đó, nấm lim xanh chỉ mọc trên thân cây gỗ lim còn nấm linh chi có thể mọc trên nhiều loại gỗ khác. Nấm lim xanh có hình dáng xù xì, kích thước và trọng lượng nhỏ hơn nấm linh chi.
Cẩm Anh
Theo VNE
Mẹ béo phì, con dễ mắc bệnh gan
Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ béo phì dễ có nguy cơ mắc bệnh gan và béo phì, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature Communications.
Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado (Mỹ) xem xét trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi sinh ra từ các bà mẹ có cân nặng bình thường lẫn các bà mẹ béo phì.
Họ lấy mẫu phân từ trẻ sơ sinh của cả hai nhóm và cấy chúng vào những con chuột không có mầm bệnh. Nhóm chuyên gia nhận thấy vi khuẩn đường ruột từ những trẻ có mẹ béo phì gây ra những thay đổi về trao đổi chất và gây viêm cho các tế bào gan cùng tế bào tủy xương của chuột.
Sau đó, khi cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo kiểu phương Tây, những con chuột này dễ bị tăng cân nhanh hơn và phát triển gan nhiễm mỡ.
"Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên hỗ trợ giả thuyết rằng những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì trực tiếp dẫn tới những bệnh này", trưởng nhóm Taylor Soderborg cho biết.
Chuyên gia Jed Friedman thuộc nhóm nghiên cứu trên nói thêm: "Nếu có thể điều chỉnh hệ vi khuẩn trẻ sơ sinh trong 2 tuần đầu, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh này".
Theo thanhnien
Hoạt chất chống ôxy hóa trong quả gấc hỗ trợ bảo vệ gan Quả gấc chứa hàm lượng cao lycopen, góp phần loại bỏ các gốc tự do làm giảm nguy cơ gây các bệnh về gan, tổn thương tế bào gan... Lycopen là hoạt chất chống ôxy hóa, hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các gốc tự do có hại, được các nhà sản xuất trên thế giới chiết xuất chủ yếu từ cà chua....