Làm đủ cách mà vẫn không ngủ được, bạn hãy thử 5 cách này!
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy, bạn cần phải ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Tập thể dục vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ nhiều hơn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Có những người rất khó ngủ, và có thể đã thử tất cả mọi thứ nhưng vẫn không hiệu quả.
Nhưng bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thử những mẹo thực sự hiệu quả sau đây. Bạn sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn, theo Lifehack .
1. Giảm nhiệt độ trong phòng ngủ
Giữ phòng ngủ mát hơn sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khiến khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ hơn nếu phòng ngủ quá ấm.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 15,5 đến 24 độ C để đảm bảo nhiệt độ cơ thể phù hợp để đi vào giấc ngủ, theo Lifehack .
Nếu nhiệt độ phòng ngủ mát hơn, bạn cũng có thể đắp chăn cho thoải mái và thư giãn hơn để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
2. Rèn luyện thể chất trong ngày
Nếu ban ngày bạn không hoạt động thể chất thì đừng mong dễ ngủ.
Nếu bạn không hoạt động thể chất suốt cả ngày, các hoóc môn căng thẳng có thể tăng lên, quấy nhiễu tâm trí khi bạn đang cố gắng ngủ.
Tập thể dục vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ nhiều hơn so với việc tập thể dục vào buổi tối.
Hoạt động thể chất giúp sản xuất hoóc môn hạnh phúc serotonin trong não – từ đó làm giảm mức độ hoóc môn căng thẳng trong cơ thể.
3. Tắt thiết bị điện tử
Video đang HOT
Thiết bị điện tử khiến tâm trí bạn khó ổn định và thư giãn. Lướt điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến não bộ bị kích thích, khiến không cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, nếu chơi trò chơi điện tử hoặc xem tivi trước khi đi ngủ, có thể khiến tâm trí bận rộn hơn.
Chỉ cần đặt điện thoại xuống vài giờ trước khi đi ngủ và dành thời gian để thư giãn, sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ ngon.
4. Thiền để tĩnh tâm
Thiền làm dịu tâm trí và thư giãn cơ thể. Vì vậy, thử các kỹ thuật này sẽ giúp có được giấc ngủ ngon hơn và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Căng thẳng khiến tâm trí lo lắng nhiều hơn và ít thư giãn hơn – khiến bạn khó bình tâm và chìm vào giấc ngủ.
Hãy thử thiền trong ngày để thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng, để cảm thấy tràn đầy năng lượng và tinh thần thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ sâu vào ban đêm.
5. Hít thở sâu
Kỹ thuật thở này từ lâu đã được sử dụng để giúp chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, bằng cách thư giãn tâm trí và cơ thể, đồng thời làm chậm nhịp tim và tăng lượng ô xy trong máu.
Kỹ thuật thở “4-7-8″ từ lâu đã được sử dụng để giúp chìm vào giấc ngủ nhanh chóng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây phương pháp thở “4-7-8″, gồm các bước sau:
Đảm bảo ngồi ở tư thế thoải mái và không bị quấy rầy trong ít nhất 5 phút. Đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau răng của cửa hàm trên, và giữ lưỡi ở đây trong suốt bài tập thở.
Thở ra bằng miệng và phát ra âm thanh phù phù.
Hít vào bằng mũi và đếm đến 4, ngậm miệng trong khi hít vào.
Nín thở đếm đến 7.
Thở ra hoàn toàn bằng miệng, đếm đến 8, cũng tạo ra âm thanh phù phù.
Lặp lại chu kỳ 3 lần.
Bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật thở nhiều hơn một lần mỗi ngày nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Từ nay, thay vì dùng thuốc ngủ, hãy thử các phương pháp đơn giản và hiệu quả trên để đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn bạn nhé!, theo Lifehack .
4 bước để 'gác lại âu lo' ngay tại đây và ngay bây giờ
Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta có cả trăm nỗi lo âu: lo mình không được đánh giá cao, không có vị thế và tiếng nói, sợ mình không đủ tốt để được yêu thương chân thành, sợ nghèo, sợ thua kém người khác...
Thời kỳ khởi thuỷ sơ khai, con người chỉ lo lắng về sự sinh tồn. Sau rất nhiều sự tiến hoá và đổi thay, con người trong đời sống hiện đại có nhiều nỗi lo phức tạp hơn thế. Dù không còn sợ bị hổ báo đe doạ hay sư tử tấn công, giờ đây chúng ta sợ mình không được đánh giá cao, không có vị thế và tiếng nói, sợ mình không đủ tốt để được yêu thương chân thành, sợ nghèo, sợ thua kém người khác...
Thực tế là lo âu và căng thẳng không giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn, chỉ khi buông bỏ được lo âu bạn mới có thể sống hạnh phúc và bình an hơn ở hiện tại.
1. Điều gì xảy ra khi bạn lo âu?
"Hormone căng thẳng" tăng lên
Khi bạn quá lo lắng về một vấn đề nào đó, cơ thể tiết ra "hormone căng thẳng" khiến nhịp tim, nhịp thở và lượng đường trong máu đồng loạt tăng theo. Nếu trạng thái này kéo dài, bạn có thể dễ mắc các bệnh cao huyết áp, đau tim hoặc đột quỵ hơn... Các mạch máu có thể bị viêm dẫn đến thành động mạch cứng, mức cholesterol trong máu gây hại và nhiều ảnh hưởng khác.
Cơ bắp bị căng mỏi
Các cơ ở cổ vai gáy của bạn có thể căng lên, dẫn đến chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu khi bạn đang quá căng thẳng.
Hệ miễn dịch suy giảm
Không chỉ vậy, việc lo âu quá mức có thể ảnh hưởng tới cơ chế miễn dịch của cơ thể, khiến bạn trở nên yếu ớt hơn, dễ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh cúm, dễ nhiễm các loại virus, zona thần kinh,...
Hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng tiêu cực
Bạn dễ cảm thấy "cồn cào ruột gan" theo đúng nghĩa đen mỗi khi lo lắng, thậm chí nếu tình trạng này tệ hơn, nó còn kéo theo cảm giác buồn nôn. Lo âu triền miên có thể dẫn đến đau dạ dày và loét niêm mạc dạ dày. Cạnh đó, nếu bạn ăn nhiều món giàu chất béo và đường, dạ dày của bạn sẽ phải hoạt động "vất vả" hơn để tiêu hoá chúng, từ đó sinh ra nhiều axit hơn, dẫn đến trào ngược dạ dày.
2. 4 bước để giảm sự lo âu ngay tại đây và ngay bây giờ
Hít thở sâu
Hãy nhớ rằng điều đầu tiên bạn cần làm khi lo lắng đó là hít thở sâu. Phương pháp hít thở sâu bằng cơ hoành có tác dụng giảm lo âu hiệu quả bởi nó giúp cơ thể được thư giãn hơn. Hãy cố gắng hít vào từ từ, hít đầy bụng sau đó tới ngực, cố gắng giữ hơi thở trong vòng 4 giây, rồi từ từ thở ra cũng trong vòng 4 giây và cứ như thế, thở sâu nhiều lần.
Hãy chấp nhận những cảm xúc lo âu bạn đang có
Bạn thân mến, lo âu chỉ là một loại cảm xúc, cũng như bao cảm xúc khác. Bằng việc tự nhủ chính mình rằng lo lắng chỉ là một loại phản ứng cảm xúc, bạn có thể chấp nhận nó dễ dàng hơn. Chấp nhận cảm xúc chúng ta đang có không đồng nghĩa với việc chúng ta phải đau khổ vì nó. Khi bạn không bị cuốn theo dòng cảm xúc mà chỉ đơn giản là nhận biết và quan sát những điều hỗn độn đang diễn ra bên trong mình, cảm giác lo âu khó chịu sẽ rời đi nhanh hơn.
Hãy tỉnh táo, đừng để tâm trí "đánh lừa" bạn
Khi lo âu, tâm trí thường có xu hướng vẽ ra rất nhiều viễn cảnh tệ hại như một cách "dự phòng" và bảo vệ chúng ta trước cho mọi tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên điều này không hẳn là tốt. Hãy giữ cho mình sự bình tĩnh để hiểu đâu là điều chắc chắn sẽ xảy ra và đâu là điều do tâm trí "make up" - làm quá lên mà thôi. Bạn có thể lắng nghe tiếng nói của tâm trí nhưng không cần thiết phải tin vào nó. Quan sát mọi sự như nó vốn là, thay vì phán xét và suy diễn - sẽ giúp bạn đi qua trạng thái căng thẳng một cách dễ dàng hơn.
Tập trung vào hiện tại
Chúng ta lo âu nhiều khả năng bởi vì chúng ta ám ảnh và hoảng sợ bởi những điều có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng thực tế là những điều chúng ta đang suy diễn có thể không xảy ra, hãy dừng lại và hít thở sâu, tập trung vào hiện tại - ngay ở đây và ngay bây giờ. Đừng quên rằng bạn không thể giải quyết thứ gì ở tương lai hay quá khứ, mọi thứ bạn có thể kiểm soát đều nằm ở hiện tại mà thôi.
Muốn trị nấc cụt hiệu quả, hãy áp dụng những mẹo này Ai trong chúng ta cũng từng bị nấc cụt 1 vài lần. Dưới đây là những mẹo chữa nấc cụt an toàn và hiệu quả, ghi nhớ ngay để áp dụng lúc cần nhé! Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người. Ảnh đồ họa: P.Công Nấc cụt, còn gọi là nấc...