Lai Châu gấp rút hoàn thành chương trình năm học, đảm bảo mục tiêu kép
Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tỉnh biên giới Lai Châu chỉ đạo các trường học gấp rút hoàn thành chương trình năm học 2020 – 2021.
Giờ học môn Toán của các em học sinh lớp 2A1, Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu diễn ra nghiêm túc. Toàn bộ gần 40 học sinh đeo khẩu trang trong lớp ngồi trật tự, chú ý nghe cô giáo giảng bài. Đây là giờ học toán cuối cùng trong khung chương trình năm học 2020 – 2021, trước khi các em thực hiện kỳ nghỉ hè sớm hơn so với dự định để đảm bảo an toàn công tác phòng dịch.
Học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Lai Châu chuẩn bị hoàn thiện chương trình năm học, nghỉ hè sớm để phòng, chống dịch Covid-19
Cô giáo Nguyễn Thị Bình, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1, Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết: Các em đã hoàn thành chương trình kiểm tra học kỳ 2 từ ngày 10/5 và thời gian này tới lớp là để hoàn thành tiết cuối các môn học theo kế hoạch. Khi tới lớp, học sinh đều phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5k trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
“Chúng tôi đã thực hiện tốt 5k, đảm bảo vệ sinh, tiến hành khử khuẩn lớp học, rồi chuẩn bị nước sát khuẩn và các điều kiện để phục vụ cho các em tới lớp. Đối với học sinh ở trong lớp chúng tôi cũng đã phối hợp với phụ huynh học sinh cho các em thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, vệ sinh tay hàng ngày. Các đầu giờ và cuối giờ, giờ ra chơi chúng tôi cũng đã tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian ở trong lớp học, hạn chế tiếp xúc đông người”, cô Bình nói.
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu có 18 lớp, 670 học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của ngành, đến nay học sinh khối lớp 1 đến lớp 4 đã hoàn thành chương trình kiểm tra, đánh giá học kỳ 2.
Riêng học sinh khối lớp 5 đang thực hiện việc kiểm tra, sát hạch chất lượng xét tốt nghiệp và dự kiến sẽ hoàn thành trong ngày 12/5. Đến nay, nhà trường cũng đã ngừng các hoạt động đối với học sinh bán trú và cử lực lượng kiểm tra, kiểm soát công tác phòng, chống dịch trong thời gian học sinh đến trường.
Cô giáo Đỗ Thị Tuyết Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu cho biết: Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, nhà trường đã ghi nhận có hơn 40 học sinh đến và về từ vùng dịch, cũng như thuộc diện các trường hợp F3, F4.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn phòng dịch, thời gian chuyển tiết và ra chơi giữa giờ, hầu hết các nhà trường thực hiện cho học sinh nghỉ tại chỗ
Sau khi học sinh quay trở lại lớp, nhà trường đã chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời phối hợp với trạm y tế và phụ huynh theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của học sinh liên quan đến các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, để quản lý, cách ly theo quy định.
“Nhà trường cũng đã hoàn thành xong các nội dung chương trình đối với các môn học và cũng đã tiến hành kiểm tra với tất các em học sinh trong toàn trường. Dự kiến như lúc đầu kiểm tra các con đến hết ngày 15/5 là kết thúc chương trình, song vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên là đơn vị nhà trường cũng đã đẩy lịch kiểm tra lên đối với các em. Đến ngày mai tất cả các khối lớp sẽ hoàn thành xong tất cả các chương trình, để cho các con nghỉ phòng chống dịch”, cô Thanh cho biết thêm.
Ngay từ đầu tháng 5, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lai Châu đã có công văn hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị trường ở các cấp học hoàn thành công tác kiểm tra, đánh giá học kỳ 2 trước ngày 12/5, chấm bài kiểm tra trước ngày 15/5. Đến nay, gần 90% trong tổng số gần 12.700 học sinh trên địa bàn đã hoàn thành bài kiểm tra học kỳ và các đơn vị trường cũng đang chủ động kế hoạch, phương án dạy học để sớm hoàn thành chương trình năm học.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tình, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, thành phố Lai Châu cho biết, ngay từ đầu năm học, phòng đã giao cho các đơn vị trường chủ động về mặt chương trình, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình dịch.
“Đến thời điểm này cơ bản các đơn vị trường đã hoàn thành được chương trình. Tất cả các đơn vị trường từ khối 1 đến khối 4 đã hoàn thành hết các nội dung kiểm tra. Đối với trường THCS chỉ còn duy nhất 3 môn chung là Toán, Văn và Tiếng Anh và ngày 11 và 12/5 sẽ hoàn thành”, bà Tình nói.
Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, qua hệ thống phần mềm khai báo của ngành, trong đợt dịch này toàn ngành ghi nhận có 7 trường hợp F1, gần 1.400 trường hợp F2 và gần 16.700 trường hợp F3. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu kép đã đề ra, ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu đã chỉ đạo các đơn vị trường siết chặt quản lý, thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế để tiếp tục chương trình năm học.
Bà Nghiêm Thị Kim Huê, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết: Theo kế hoạch điều chỉnh của ngành, các đơn vị trường sẽ hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá học kỳ 2 trước ngày 15/5 và chủ động hoàn thiện chương trình dạy trước ngày 22/5. Việc chủ động khung thời gian chương trình dạy đã được giao tự chủ cho các trường. Vì vậy, nếu tình hình dịch ở địa phương diễn biến phức tạp sẽ bố trí cho học sinh nghỉ hè sớm.
“Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu kép, vừa đảm bảo chương trình dạy học, vừa phòng chống dịch một cách an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục tiếp tục chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp theo định hướng nhiệm vụ năm học. Đối với những khối lớp đã hoàn thành công tác kiểm tra, đánh giá, cũng như kết thúc chương trình, các đơn vị có thể chủ động linh hoạt để bố trí cho các khối lớp đó được nghỉ hè”, bà Huê nói.
Rút kinh nghiệm từ năm học trước, năm học 2020 – 2021, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu được giao tự chủ về khung thời gian chương trình dạy. Các trường cũng đã xây dựng 2 kế hoạch song hành để thực hiện giảng dạy trong điều kiện an toàn và điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc gấp rút hoàn thành chương trình đã nằm trong dự kiến và mục tiêu kép mà ngành đề ra từ đầu năm học sẽ hoàn thành./.
Trưởng phòng Giáo dục: Không cần thi trực tuyến, kết thúc năm học được rồi!
Dịch bệnh căng thẳng, không cần thiết phải thi trực tuyến, nhà trường có thể sử dụng điểm từ trước đến nay để đánh giá học lực, kết thúc năm học thời điểm này - ý kiến của Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nói trúng ý phụ huynh
Theo kế hoạch, hiện tại chính là thời điểm hầu hết các trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ II và đánh giá xếp loại học sinh cuối năm học. Tuy nhiên, việc này không thể diễn ra do dịch bệnh bùng phát trở lại và có đến 36 địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường.
Thiếu điểm kiểm tra học kỳ thì không thể tiến hành tổng kết, kết thúc năm học. Vì vậy, nhiều phụ huynh mong kiểm tra đánh giá học kỳ II chuyển sang hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn cho các con.
Chị Hà Minh - phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Thời điểm này học sinh ở nhà, bố mẹ vẫn đi làm, các con học trực tuyến khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Con nhà tôi năm nay học lớp 3 ngày nào cũng học trực tuyến khá mệt mỏi.
Tôi mong rằng nhà trường cho các con kiểm tra bằng hình thức trực tuyến rồi cho các con nghỉ hè luôn. Bởi lẽ, học trực tuyến thời điểm này cũng rất thiếu hiệu quả, trong khi đó trừ học sinh thi chuyển cấp, còn học sinh thi chuyển lớp thì hầu hết được lên lớp".
Có nên cho học sinh kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến?
Thế nhưng, kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến sẽ thực hiện thế nào lại là điều khiến không ít cơ sở giáo dục băn khoăn nhất là khi nhiều nơi cơ sở vật chất kỹ thuật chưa sẵn sàng, rồi làm sao đảm bảo công bằng vì kiểm tra trực tuyến khó kiểm soát được học sinh.
Liên quan đến vấn đề này, thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng ở thời điểm học sinh không thể đến trường vì dịch bệnh thì vẫn có thể tổ chức thi trực tuyến lấy điểm và tổng kết cuối năm cho các em.
"Tôi nghĩ rằng việc kiểm tra trực tuyến có thể áp dụng được ở các nền tảng như: Ms Team, Zoom, Google Meet... Khi làm bài kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến giáo viên sẽ yêu cầu học sinh bật cam, tắt mic.
Mỗi phòng thi là 1 lớp, cử 2 giáo viên quan sát. Nếu kiểm tra trắc nghiệm dùng nhiều mã đề, học sinh làm và phần mềm chấm luôn. Với môn tự luận, dùng nhiều đề, học sinh làm ra giấy, hết giờ chụp ảnh nộp bài để giáo viên chấm sau.
Việc kiểm tra trực tuyến cũng có thể bằng hình thức vấn đáp với 1 giáo viên - 1 học sinh kéo dài trong vài phút. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên chấm điểm luôn", thầy Tùng cho hay.
Còn ông Lê Hồng Vũ -Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng kiểm tra trực tuyến khó công bằng vì thực tế không thể kiểm soát được học sinh.
"Để có một đề thi trực tuyến tốt, trước hết phải có phần mềm chuyên dụng, không thể thi trên những phần mềm đang dạy trực tuyến, rồi với những giáo viên già đây là một khó khăn lớn.
Kể cả thi trắc nghiệm với nhiều mã đề, có bật camera thì cũng không chắc chắn được đó là câu trả lời đấy là của học sinh hay có người trợ giúp.
Theo tôi không cần thiết phải thi trực tuyến, nhà trường có thể sử dụng các cột điểm từ trước đến nay để đánh giá học lực, đồng thời kết thúc năm học vào thời điểm này vì nếu đánh giá không công bằng, không thực chất thì có làm cũng chỉ là hình thức.
Khi bước vào năm học mới, có thể cho học sinh làm bài khảo sát đầu năm. Điều quan trọng tôi nghĩ là Bộ GD&ĐT cần cho phép các địa phương thực hiện chủ trương này nếu không các trường sẽ không dám thực hiện", ông Lê Hồng Vũ nói.
Ý kiến của ông Lê Hồng Vũ chắc chắn được nhiều phụ huynh và học sinh ủng hộ, bởi chương trình năm học đã kết thúc, nếu cứ kéo dài học online trong lúc ngành giáo dục địa phương chưa quyết cho các con sẽ thi trực tuyến-thi trực tiếp hay không thi khiến cả giáo viên và học sinh mệt mỏi.
Đà Nẵng: Phụ huynh đến nhận đề kiểm tra từ giáo viên mang về cho con làm Nhà trường in, sao đề kiểm tra học kỳ II cho mỗi học sinh tiểu học, sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ chuyển đề tới phụ huynh để cho con làm bài. Đó là cách mà Sở Giáo dục - Đào tạo TP Đà Nẵng đưa ra về công tác tổ chức kiểm tra cuối kỳ II đối với học sinh tiểu...